Hệ thống rãnh thoát nước đã được đào lên từ hơn 2 tháng nay ảnh hưởng đến môi trường, gây khó khăn cho đi lại sinh hoạt và kinh doanh, buôn bán của các hộ dân. Ảnh chụp tại khu vực Bãi Lạng - thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn).

Hệ thống rãnh thoát nước đã được đào lên từ hơn 2 tháng nay ảnh hưởng đến môi trường, gây khó khăn cho đi lại sinh hoạt và kinh doanh, buôn bán của các hộ dân. Ảnh chụp tại khu vực Bãi Lạng - thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn).

(HBĐT) - Thời gian qua, đường dây nóng Báo Hòa Bình liên tục nhận được phản ánh của người dân xã Lâm Sơn và thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) về việc: đơn vị thi công đường rãnh thoát nước dọc trên tuyến QL 6 chỉ đào lên không lấp, ảnh hưởng đến môi trường, gây mất mỹ quan, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn thương tích cho người già, trẻ nhỏ... Đầu tháng 11/2013, phóng viên Báo Hòa Bình đã trực tiếp đến cơ sở để tìm hiểu rõ hơn sự việc.

 

Điểm đầu tiên mà chúng tôi (PV) dừng chân là chuỗi nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống: nhà hàng Sơn Hà, café Gia Hoàng, bún chả Trà Giang..., xóm Đoàn Kết, xã Lâm Sơn (Lương Sơn). Biết chúng tôi là những phóng viên, Đoàn Thị Xuyên, một trong những chủ nhân của chuỗi nhà hàng giãi bày: Đã hơn 1 tháng nay, người dân chúng tôi phải chịu cảnh nắng thì hứng bụi, mưa ngửi mùi xú uế vì nước đọng không đường thoát. Việc đi lại thì khỏi phải bàn. Vừa nói, bà Xuyên vừa chỉ tay về phía rãnh nước chưa được lấp, đất, đá vương vãi, lổng chổng phân trần: Đường đi, lối lại thế này, người già đi ban ngày còn ngã chứ chưa nói đến đêm hôm chập choạng. Mấy hôm vừa rồi, ông thông gia nhà tôi (ông Trần Duy Chúc cùng cư trú ở xóm Đoàn Kết) vừa bị ngã gãy chân hiện đang phải nằm điều trị mà nguyên nhân cũng từ cái rãnh thoát nước đào lên nhưng không lấp này.

 

Rời khu vực xóm Đoàn Kết, xã Lâm Sơn, chúng tôi đến tiểu khu 9, thị trấn Lương Sơn, nơi có khá nhiều hộ bày tỏ sự bức xúc. Cũng là hai hàng rãnh thoát nước được đào lên, phía trên bề mặt, đất, đá được đắp thành đống, dưới độ sâu khoảng 70 - 80 cm là dòng nước đen đặc khá nặng mùi. Chị Ngô Thanh Nhàn, tiểu khu 9 cho biết: Những rãnh nước này đã được đơn vị thi công đào lên hơn 2 tháng nay nhưng không thấy xây cống để lấp lại. Chúng tôi kinh doanh dịch vụ ăn uống hàng ngày, cực chẳng đã phải bỏ tiền để xây cống tạm, lấp đất lên làm đường đi. Thế nhưng vì xây dựng không đúng quy cách lại nhiều xe qua lại nên chỉ dăm bữa, nửa tháng lại hỏng. Đã vậy, việc kinh doanh của chúng tôi cũng gần như bị ngừng trệ, trong khi mỗi tháng, tôi phải chi phí khoảng 10 triệu đồng để đóng thuế, trả lương cho nhân viên.

 

Theo quan sát của phóng viên, trên những đường rãnh thoát nước được đơn vị thi công đào lên, nhiều hộ dân đã tự lắp cống, san phẳng mặt đất để lấy đường đi lại. Điều đáng nói là những chiếc cống đó hầu hết được đúc hoặc xây từ nguyên liệu gạch ba vanh với đủ kích cỡ, hình thù, cái vuông, cái tròn, hình chữ nhật, chỗ này đặt cao, chỗ kia đặt thấp. Đặc biệt có điểm, người dân còn thả cây gỗ xuống để lấp rãnh làm đường đi lại. Với việc đặt cống không đồng bộ, không đúng thiết kế dẫn đến tình trạng ứ đọng nước ở điểm liền kề (những hộ không có khả năng tự làm cống, lấp rãnh). Bức xúc trước thực trạng trên nhưng không biết kêu ai, người dân đã phản ánh đến cơ quan báo chí để mong được trả lời câu hỏi: bao giờ hai hàng rãnh thoát nước đào bới nham nhở kia được lấp lại, đơn vị nào có trách nhiệm thực hiện hay chính người dân tự san lấp để lấy đường đi, lối lại. Đồng thời cũng bày tỏ sự thắc mắc: thông thường, thực hiện sửa chữa, nâng cấp công trình giao thông phải được làm theo hình thức cuốn chiếu (làm đến đâu, xong đến đó) để đảm bảo an toàn giao thông. Nhưng việc đào rãnh thoát nước lần này không tuân thủ quy trình đó và những hệ lụy của việc làm này đã được thấy rõ.

 

Được biết, đơn vị được giao trách nhiệm thi công công trình rãnh thoát nước này là Công ty CP Đầu tư và Xây dựng công trình 222. Công trình được triển khai, thực hiện dưới sự chỉ đạo của Khu Quản lý Đường bộ II nhằm triển khai, thực hiện Chỉ thị số 3701, ngày 21/8/2013 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc “Tăng cường giải quyết công trình thoát nước và xây dựng bổ sung hệ thống thoát nước trên các tuyến quốc lộ”. Về chủ chương đã thể hiện rõ sự ưu việt, đúng, trúng và hợp lòng dân, nhưng quá trình triển khai, thực hiện lại để xảy ra những bất cập, gây bức xúc trong dân. Thực tế, những phản ánh của người dân là có cơ sở, phía cơ quan chức năng cần lưu tâm để có sự điều chỉnh cho phù hợp, tránh lãng phí và những hệ lụy không đáng có.

 

 

                                                                                  Thúy Hằng

 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Lãnh đạo Sở TT&TT và lãnh đạo UBND xã Cao Dương (Lương Sơn) ký biên bản bàn giao đài truyền thanh xã Cao Dương.
Lực lượng kiểm lâm thành phố Hòa Bình triển khai phương án PCCCR mùa khô 2013-2014 tại xã Sủ Ngòi, TP Hòa Bình.
Đồng chí Hoàng Quang Minh, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh phát biểu kết luận tại buổi giám sát tại Sở TN-MT.

Hơn 900 hộ dân được tuyên truyền về quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR

(HBĐT) - Chi cục Kiểm lâm huyện Lạc Sơn vừa phối hợp với chi nhánh TGPL số 4 (Trung tâm TGPL tỉnh) triển khai đợt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR ở 12 xã gồm Miền Đồi, Mỹ Thành, Xuất Hóa, Phúc Tuy, Chí Thiện, Yên Phú, Bình Chân, Bình Cảng, Tân Mỹ, Hương Nhượng, Tân Lập, Định Cư.

Xử lý nghiêm việc nhân nuôi, mua bán ốc bươu vàng

(HBĐT) - Tại Công văn số 1121 ngày 7/11/2013 về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc nhân nuôi, mua bán ốc bươu vàng (OBV), Sở NN&PTNT cho biết: Hiện nay trên địa bàn tỉnh, tuy hoạt động thu gom, mua bán OBV với số lượng lớn chưa diễn ra như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước, nhưng tình trạng buôn bán nhỏ lẻ tại các chợ vẫn khá phổ biến. Ngoài ra, ở một số địa phương đã có tình trạng OBV gây hại cho diện tích các loại cây trồng.

Miền trung "chạy" bão

Người dân và chính quyền địa phương các tỉnh miền trung đang khẩn trương chuẩn bị chằng chống nhà cửa, tích trữ lương thực thực phẩm và các đồ dùng cần thiết để đối phó với bão.

Khả năng hủy diệt của bão Haiyan không còn như nhận định ban đầu

Sự di chuyển của bão Haiyan có thay đổi nên mức độ ảnh hưởng đến nước ta cũng được nhận định là không như dự báo ban đầu: phạm vi ảnh hưởng mở rộng lên phía bắc, nhưng sức gió và khả năng hủy diệt trên bờ thì yếu đi.

Siêu bão giật cấp 17 đã vào Biển Đông

Đêm 8-11, siêu bão Haiyan đã đi vào biển Đông, với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão lên tới cấp 14, 15, giật cấp 16, 17.

Bão Haiyan: Tàn phá khủng khiếp như sóng thần

Các chuyên gia khí tượng thủy văn nước ngoài đã nhận định Haiyan là “một trong những cơn bão mạnh nhất trong năm, và có sức tàn phá khủng khiếp như sóng thần”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục