Nhiều hộ kinh doanh tự ý cơi nới kiốt, ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an toàn cháy nổ, PCCC.

Nhiều hộ kinh doanh tự ý cơi nới kiốt, ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an toàn cháy nổ, PCCC.

(HBĐT) - Với tổng diện tích mặt bằng trên 18.000 m2 bao gồm nhà chợ chính và các công trình phụ trợ, chợ Phương Lâm là một trong những trung tâm thương mại, dịch vụ khá sầm uất của thành phố Hòa Bình. Đến nay, chợ Phương Lâm có trên 300 hộ buôn bán, kinh doanh với các mặt hàng đa dạng, phong phú từ quần áo, giày dép, hàng nhựa, hàng điện tử, văn phòng phẩm đến vàng bạc, đá quý... Nhìn bề ngoài, chợ Phương Lâm khá khang trang, bề thế và hiện đại nhưng đi sâu vào tìm hiểu, công tác PCCC của trung tâm thương mại này còn nhiều vấn đề đáng lo ngại.

 

Theo thiết kế kỹ thuật, toàn bộ chợ Phương Lâm được trang bị 237 bình chữa cháy các loại. Xung quanh khu vực chợ có lắp đặt các trụ nước phục vụ công tác chữa cháy. Trong chợ được trang bị hệ thống báo cháy tự động, gồm cả báo nhiệt, báo khói cùng máy bơm nước và các dụng cụ khác để chữa cháy tại chỗ nếu có sự cố xảy ra. Toàn Chi nhánh Công ty CP đầu tư và xây dựng chợ BOT Vinaconex 3 có 25 CB-CNV. Đây cũng là lực lượng PCCC bán chuyên trách đã được huấn luyện để sử dụng thành thạo các trang thiết bị và ứng phó, xử lý khi trong khu vực xảy ra cháy nổ. Hàng năm với sự hỗ trợ, hướng dẫn của Phòng Cảnh sát PCCC & cứu hộ, cứu nạn, Chi nhánh đều tổ chức diễn tập PCCC nhằm nâng cao khả năng chữa cháy tại chỗ và tinh thần cảnh giác, ý thức PCCC cho các hộ kinh doanh tại chợ. Hàng tháng, cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC & cứu hộ, cứu nạn đều kiểm tra và lập biên bản kiến nghị những vấn đề cần khắc phục liên quan đến PCCC. Theo đó, hàng năm, Chi nhánh đều có văn bản gửi đơn vị quản lý trực tiếp là Công ty CP Đầu tư và xây dựng chợ BOT Vinaconex 3 kiến nghị bổ sung kinh phí để sửa chữa, nâng cấp, đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác PCCC. Trong thực tế, việc đầu tư các trang thiết bị PCCC ở chợ Phương Lâm cũng đã phát huy hiệu quả. Trong 2 năm 2012 - 2013 đã hai lần xe máy của khách vào chợ tự bốc cháy, nhờ có bình chữa cháy tại chỗ nên cả hại vụ đều được xử lý kịp thời, không để xảy ra hậu quả lớn.

 

Ông Vũ Duy Hài, Trưởng văn phòng đại diện Công ty CP đầu tư và xây dựng chợ BOT Vinaconex 3 - Chi nhánh Hòa Bình cho biết: Năm 2006, Chi nhánh tiếp nhận và quản lý chợ Phương Lâm. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, hệ thống báo cháy tự động đã trục trặc. Không ít lần, trong khu vực chợ không xảy ra sự cố nhưng  hệ thống báo cháy tự động vẫn báo cháy khiến cán bộ, nhân viên Chi nhánh, các hộ kinh doanh tại chợ đều náo loạn. Bình chữa cháy trong khu vực chợ cùng biển báo, tiêu lệnh được trang bị đủ về số lượng nhưng chưa được cấp đổi, bổ sung, thay thế thường xuyên. Việc bố trí hàng hóa của các hộ kinh doanh chưa khoa học, hợp lý nên không ít trang thiết bị phục vụ PCCC bị che khuất hoặc khó tìm để sử dụng kịp thời ngay khi tổ chức diễn tập chứ chưa kể đến khi có sự cố xảy ra. Những năm mới đi vào hoạt động, Công ty còn cấp kinh phí để bảo dưỡng, sửa chữa máy bơm nước phục vụ PCCC nhưng những năm gần đây, do khó khăn về kinh phí nên Chi nhánh phải tự bảo dưỡng, sửa chữa. Vì vậy, chúng tôi không yên tâm với hệ thống trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác PCCC do đơn vị đang quản lý, vận hành.

 

Hầu như tháng nào Công ty CP đầu tư và xây dựng chợ BOT Vinaconex 3 - Chi nhánh Hòa Bình cũng bị cán bộ quản lý địa bàn thuộc phòng Cảnh sát PCCC & cứu hộ, cứu nạn lập biên bản và kiến nghị về công tác PCCC. Công tác quản lý, đảm bảo AN-TT trong khu vực đã được quan tâm nhưng không ít hộ kinh doanh đã tự ý cơi nới kiốt, bán hàng lấn chiếm lòng đường và khuôn viên hoạt động chung của chợ, ảnh hưởng đến việc đi lại, lưu thông của các phương tiện chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn. Đặc biệt, mồng 1, ngày rằm hàng tháng các hộ kinh doanh thắp hương, đốt vàng mã ngay trong khu vực chợ. Mạng lưới dây điện trong khu vực chợ được lắp đặt, kéo nối khá tùy tiện. Hệ thống báo cháy hầu như tê liệt... Những hạn chế đó cần sớm được khắc phục, xử lý bởi đó là những nguy cơ rất cao có thể dẫn đến cháy, nổ, chúng ta không thể lường hết được hậu quả về tính mạng, tài sản nếu sự cố đáng tiếc xảy ra.

 

 

                                                                        Đức Phượng

 

 

 

Các tin khác

Các đại biểu tham dự buổi làm việc.
Hệ thống đường GTNT được cứng hóa tạo bộ mặt khang trang, sạch đẹp cho xã Mai Hạ (Mai Châu). ảnh chụp tại xóm Lầu, xã Mai Hạ.
Các đồng chí lãnh đạo  Sở NN&PTNT, huyện Yên Thuỷ tham gia trồng cây tại trường tiểu học Ngọc Lương.
Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH kịp thời có mặt tại hiện trường dập tắt đám cháy.

Để những cánh rừng Mường Động luôn xanh

(HBĐT) - Những ngày cuối năm, trong cái rét ngọt, chúng tôi trở lại Kim Bôi - một trong những huyện đi đầu trồng rừng kinh tế của tỉnh. Từ năm 2000, huyện Kim Bôi xác định trồng rừng kinh tế là hướng XĐ-GN và bảo vệ môi trường sinh thái của địa phương. Trên những nương đồi cằn cỗi, những dãy núi đá chênh vênh hay những mảnh vườn đất đã bạc màu, nay được thay thế bằng màu xanh của cây rừng trồng. Trồng rừng đang là hướng đi đầy triển vọng của nền kinh tế nông, lâm nghiệp mang lại mùa xuân no ấm cho nhân dân ở vùng đất Mường Động.

Trên 200 học viên được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường

(HBĐT) - Ngày 13/12, Phòng TN&MT huyện Lạc Thuỷ phối hợp với Chi cục Môi trường (Sở TN&MT) tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường. Tham gia lớp tập huấn có 215 học viên là cán bộ địa chính, môi trường các xã, thị trấn; trưởng các khu dân cư; đại diện các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, nhà hàng, doanh nghiệp trên địa bàn và các phòng, ban, ngành của huyện.

Chỉ thị của UBND tỉnh về việc phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Giáp Ngọ năm 2014

(HBĐT) - Ngày 16/1/2014, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về việc phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Giáp Ngọ năm 2014. Nội dung chính như sau:

Sẵn sàng cho trồng rừng vụ xuân 2014

(HBĐT) - Năm 2014, tỉnh ta phấn đấu trồng mới 7.000 ha rừng phòng hộ, rừng kinh tế. Để hoàn thành kế hoạch trồng rừng ngay từ đầu năm, các địa phương đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất từ cây giống đến hiện trường…sẵn sàng cho 1 vụ trồng rừng thắng lợi.

Lạc Sơn: Tạm giữ hơn 2 tạ mì chính giả nhãn hiệu

(HBĐT) - Ngày 19/1, Đội QLTT số 5 – huyện Lạc Sơn đã thực hiện đợt kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp Tết Nguyên đán 2014, qua đó phát hiện cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng do bà Nguyễn Thị Nhài ở phố Chum, xã Hương Nhượng làm chủ kinh doanh mì chính giả nhãn hiệu. Số lượng hàng hóa vi phạm tại cơ sở gồm 50 gói trọng lượng 1kg, 240 gói trọng lượng 454g, 188 gói trọng lượng 200g mì chính Ajinomoto; 50 gói trọng lượng 350g mì chính giả nhãn hiệu MiWon.

Hệ thống khuyến nông thực hiện 282 điểm trình diễn kỹ thuật

(HBĐT) - Ngày 21/1, Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác khuyến nông, khuyến ngư năm 2013 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2014.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục