Có nước về tận nhà, nhiều hộ gia đình ở xóm Quê Kho được sử dụng nước đúng nhu cầu của mình.
(HBĐT) - Từ một xóm hiếm nguồn nước sinh hoạt, được Nhà nước đầu tư công trình ống dẫn nước, bể nước sinh hoạt. Sau 1 năm hoạt động với cách quản lý khá bài bản, ở xóm Quê Kho xã Tú Sơn, Kim Bôi nhà nào cũng có nước dùng, nhiều hộ lắp đặt các công trình nước gia đình tiện dụng.
Quê Kho có 132 hộ dân, là xóm nằm ngay bên tỉnh lộ 12B. Đây là xóm hiếm nước nhất của xã. Do địa hình gần núi nên việc đào giếng lấy nước sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Năm 2012, xóm được Nhà nước hỗ trợ đầu tư hệ thống dẫn nước và bể chứa từ Cửu thác Tú Sơn về xóm với chiều dài chừng 3 km. Khi hoàn thành xong, nước về đến bể dẫn về đến từng nhà thì bài toán quản lý nước thế nào là vấn đề quan trọng?
Sau khi nghiên cứu đi tìm hiểu một số nơi, nhất là thành phố Hòa Bình, các hộ trong xóm quyết định thành lập tổ quản lý do trưởng xóm là tổ trưởng. Sau khi được lắp đặt nước về các hộ, mỗi hộ gia đình tự mua đồng hồ đo đếm và sử dụng theo hình thức thu tiền nước. Mức giá 1.500 đồng/m3. Số tiền này được sử dụng trả cho tổ quản lý nước, công kiểm tra, bảo vệ đường ống nước. Ông Bạch Công Biện, Trưởng xóm Quê Kho cho biết: Sau khi họp bà con nhất trí luôn, tổ quản lý nước có nhiệm vụ là trông coi, sửa chữa đường ống hỏng, hàng tháng đi thu tiền nước ở các hộ. Từ đó, các hộ sử dụng nước hợp lý, nhiều hộ còn dẫn nước được lên tầng 2,3 để sử dụng. Hàng tháng, chúng tôi gửi hóa đơn nước đến từng hộ gia đình như ở thành phố nên không ai phàn nàn, thắc mắc gì. Hàng tháng, quý họp xóm tổ quản nước báo cáo doanh thu và chi trả tiền thu nước cho người tham gia. Tính trung bình mỗi tổ viên quản lý nước thu nhập 500.000-600.000 đồng/tháng. Ngoài ra, xóm đã chi trả cho những thành viên bảo vệ, kiểm tra đường ống nước mức 100.000-200.000 đồng/tháng. Có được nước về tận nhà nên các hộ tự đầu tư hệ thống nước sinh hoạt cho gia đình tiện dụng. Khi việc sử dụng nước được đánh vào túi tiền của mọi người, việc sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý nên nguồn nước của xóm lúc nào cũng đủ cung cấp cho cả xóm. Như Tết năm nay, có nước, nhà nào cũng trồng được rau ăn, nhà nào cũng nuôi lợn để thịt. Vừa qua, xóm còn lắp ống dẫn bán nước cho 20 hộ ở xóm Củ và các nhà trường của xã. Từ thành công của mô hình này, trong thời gian tới sẽ triển khai đến tất cả các xóm trong xã.
Ông Bạch Công Luyện, Chủ tịch UBND xã Tú Sơn (Kim Bôi) cho biết: Đến nay, xã đạt 7/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Theo kế hoạch trong 2 năm 2014-2015, toàn xã phấn đấu đạt 3 tiêu chí: hệ thống chính trị, giao thông và y tế. Để phấn đấu đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế. Căn cứ vào đặc điểm của xã phù hợp phát triển cây có múi hiệu quả kinh tế cao như: cam, bưởi, chanh đồng thời áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh giống ngô như VN10,9698, các giống lúa mới, tận dụng diện tích ít nước trồng các giống mía cho năng suất cao. Phấn đất đạt các tiêu chí sớm nhất.
Việt Lâm
(HBĐT) - Theo rà soát của Sở GTVT, trên địa bàn tỉnh có 274 cầu dân sinh có nguy cơ tai nạn, với tổng chiều dài 9.030,5 m, chiều dài trung bình từ 10-40 m/cầu, rộng từ 2-4 m/cầu, bao gồm các loại cầu treo mặt gỗ, thép; bê tông cốt thép; cầu thép, tập trung ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, nhiều sông, suối.
(HBĐT) - Ngày 26/2, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động của liên hiệp hội, các hội thành viên năm 2013 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2014. Tới dự hội nghị có lãnh đạo HĐND, UBMTTQ tỉnh.
(HBĐT) - Trong năm 2013, tuổi trẻ huyện Lương Sơn đã đẩy mạnh thực hiện sáng tạo CVĐ "Tuổi trẻ chung tay xây dựng NTM". Bằng cách lồng ghép với các phong trào hành động cách mạng của đoàn, việc thực hiện CVĐ đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
(HBĐT) - Để tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp về “Tết trồng cây”, UBND tỉnh đã có Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 16/1/ 2014 về việc tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Giáp Ngọ 2014. Theo đó, toàn tỉnh lấy ngày 6/2/2014 là ngày mở đầu Tết trồng cây năm 2014; các huyện, thành phố đã phát động Tết trồng cây khởi động cho một mùa trồng rừng mới. UBND tỉnh giao cho các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể, bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện; phấn đấu Tết trồng cây xuân Giáp Ngọ 2014 toàn tỉnh trồng 26 vạn cây phân tán và cây ăn quả các loại.
(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT: Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 290 ha lúa bị hạn, tập trung nhiều tại địa bàn các huyện Đà Bắc (50 ha), Cao Phong (50 ha), Lạc Sơn (50 ha), Kỳ Sơn (45 ha), Lạc Thuỷ (35 ha), Mai Châu (30 ha)… Ứng phó với tình trạng trên, các địa phương đã linh hoạt chuyển đổi khoảng 190 ha trồng lúa sang trồng các loại cây trồng cạn, đồng thời tích cực triển khai các biện pháp chống hạn cho cây trồng đặc biệt là cây lúa.
(HBĐT) - Mấy năm gần đây, người tiêu dùng ngày càng dè dặt khi mua rau chợ. Họ rất sợ mua phải rau, củ, quả dùng thuốc kích thích làm cây lớn nhanh, bảo quản thời gian dài, có hại cho sức khỏe. Nhiều hộ gia đình tìm cách tự cung, tự cấp ngay tại nhà dù diện tích ở chỉ nhỏ.