Mô hình trồng thanh long ruột đỏ trên địa bàn xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) đảm bảo đủ nước tưới nên sinh trưởng, phát triển tốt.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Khánh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn cho biết: Trên địa bàn huyện có 170 hồ chứa và bai dâng, lượng nước tích trữ trong hệ thống này xấp xỉ trung bình nhiều năm trước nên phục vụ khá tốt cho nhu cầu nước tưới đầu vụ.
Đến cuối tháng 2, toàn huyện đã hoàn tất gieo cấy lúa đảm bảo khung thời vụ. Tuy nhiên, hiện nay, một số xã như Nhân Nghĩa, Tân Lập, Tân Mỹ, Tuân Đạo, Liên Vũ... đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước do các dòng suối tại đây đã cạn, không đủ dâng nước vào kênh. Để chủ động kiểm soát nguy cơ hạn hán, các xã phải huy động máy bơm để bơm nước chống hạn cho diện tích lúa đã cấy. Tổng diện tích lúa đang được bơm nước chống hạn đến thời điểm này khoảng 630 ha. Ngoài ra có khoảng 50 ha diện tích 2 vụ lúa đã chủ động chuyển sang trồng màu.
Cũng như huyện Lạc Sơn, các địa phương khác trong tỉnh đã và đang tích cực triển khai các biện pháp đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất (SX). Phương án phòng, chống hạn tập trung vào các công việc như nạo vét cửa cống, kênh mương nội đồng, sửa chữa các kênh dẫn nước, chuẩn bị sẵn sàng máy bơm dã chiến, gầu guồng, phai tát nước... để chủ động cung cấp nước khi hạn hán xảy ra; tập trung nạo vét bùn, đất, khơi thông lòng dẫn các tuyến kênh mương, bể hút các trạm bơm, hồ chứa; sửa chữa các bai, cửa cống lấy nước. Đặc biệt, UBND các huyện, thành phố đã chỉ đạo các xã quản lý chặt chẽ nguồn nước hiện có, trước mắt tập trung giữ nước, sử dụng nước tiết kiệm, tuyệt đối không cho phép tháo cạn nước trong các hồ chứa để bắt cá hoặc chạy máy phát điện nhỏ. Đối với các diện tích lúa không đảm bảo đủ nước tưới suốt vụ hoặc không đủ nước làm đất đã chủ động chuyển sang cây trồng cạn. Theo báo cáo đánh giá khả năng hạn hán của các địa phương, sau khi gieo cấy xong sẽ có khoảng 4.775 ha gieo cấy lúa và 4.422 ha trồng màu bị ảnh hưởng do hạn hán, thiếu nước trong thời kỳ tưới dưỡng và phát triển.
Nhìn lại vụ chiêm - xuân 2013. Đầu vụ, mực nước ở các hồ chứa khá thuận lợi cung cấp đủ nước cho khâu làm đất và gieo cấy, chủ động đáp ứng 100% yêu cầu về nước phục vụ gieo cấy hơn 16.000 ha lúa kịp thời vụ. Sau khi hoàn thành gieo cấy trong tháng 2, đến tháng 3, thời tiết chuyển ấm, mưa xuất hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, lượng mưa nhỏ nên lượng nước bổ sung thêm cho các hồ chứa không đáng kể. Vào thời kỳ nửa cuối vụ (cuối tháng 3 và tháng 4), mực nước trên các sông, suối, ao hồ xuống rất thấp, nhiều công trình cạn kiệt trong khi nhu cầu tưới nước các loại cây trồng không giảm, do đó đã xảy ra hạn hán ở một số địa phương. Vào thời kỳ cao điểm nhất, diện tích lúa cấy bị hạn trên địa bàn tỉnh 1.576 ha. Trước tình hình đó, các địa phương đã tăng cường chống hạn như huy động nhân dân nạo vét kênh mương, sử dụng máy bơm, gầu tát chống hạn cùng với các đợt mưa bổ sung từ giữa tháng 4 đã cung cấp nước kịp thời, khắc phục cơ bản tình trạng hạn hán, giúp cây trồng phục hồi và phát triển, đáng ghi nhận là đã không có diện tích bị mất trắng do hạn hán.
Theo đánh giá của Chi cục Thủy lợi, hệ thống công trình thủy lợi hiện nay có thể cấp nước tưới chủ động cho khoảng 38.000 ha diện tích lúa 2 vụ và trên 10.000 ha màu, còn lại trên 4.000 ha chưa chủ động được phải tưới phụ thuộc vào mưa. Hiện, lượng nước tích trữ trong hệ thống hồ, đập cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng nước tưới phục vụ SX. Tuy nhiên, các địa phương không vì thế mà chủ quan, cần tích cực triển khai các biện pháp đảm bảo nước tưới cho SX, lường trước khả năng hạn cục bộ và hạn cuối vụ sẽ xảy ra khi thời tiết nắng nóng kéo dài, lượng nước tích trữ bốc hơi lớn. Về việc đẩy mạnh thực hiện điều tiết và tưới tiết kiệm nước phục vụ SX, Sở NN& PTNT đã có công văn đề nghị các địa phương quản lý chặt chẽ nguồn nước tưới, hướng dẫn bà con nông dân áp dụng các phương pháp tưới nước tiết kiệm cho lúa và cây trồng cạn, chủ động triển khai các phương án điều tiết nước, chống thất thoát nước ở các công trình thủy lợi, phấn đấu chủ động nước tưới từ 12.000-13.000 ha lúa trong vụ và một số hoa màu chủ yếu như ngô, mía, rau đậu... Căn cứ tình hình SX hiện nay, Sở NN& PTNT đề nghị các địa phương sau khi kết thúc gieo cấy cần khẩn trương triển khai các biện pháp đã được khuyến cáo để đảm bảo đủ nước phục vụ SX từ đầu đến cuối vụ.
(HBĐT) - Với mong muốn để KDC mãi xanh - sạch - đẹp, hàng ngày không kể mưa nắng chị Đỗ Thị Nhung, chi hội trưởng Chi hội phụ nữ khu 6, thị trấn Mường Khến, (Tân Lạc) đã duy trì tốt hoạt động của tổ phụ nữ tự quản liên tục từ năm 2012 đến nay.
(HBĐT) - Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh, Sở KH-CN, Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh, LĐLĐ tỉnh và Sở GD - ĐT vừa phát động Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hòa Bình lần thứ V (2014-2015). Hội thi nhắm mục đích đẩy mạnh phong trào lao động sáng tạo của toàn dân trong các lĩnh vực KHKT, thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất, đời sống, góp phần phát triển KT-XH, thực hiện CNH,HĐH đất nước.
(HBĐT) - Năm 2014, huyện Lạc Thuỷ đặt kế hoạch trồng mới 860 ha rừng, bảo vệ 19.600 ha rừng, nâng độ che phủ rừng lên 57%.
(HBĐT) - Từ một xóm hiếm nguồn nước sinh hoạt, được Nhà nước đầu tư công trình ống dẫn nước, bể nước sinh hoạt. Sau 1 năm hoạt động với cách quản lý khá bài bản, ở xóm Quê Kho xã Tú Sơn, Kim Bôi nhà nào cũng có nước dùng, nhiều hộ lắp đặt các công trình nước gia đình tiện dụng.
(HBĐT) - Đó là thông tin vừa được Sở NN&PTNT đưa ra sau khi tổng hợp báo cáo đánh giá khả năng hạn hán trong sản xuất vụ chiêm xuân 2014 của các huyện, thành phố. Cụ thể, các địa phương cho biết sau khi gieo trồng xong sẽ có khoảng 4.775 ha lúa và 4.422 ha cây màu bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước trong thời kỳ tưới dưỡng và phát triển của cây.
(HBĐT) - Trung tâm giống cây trồng tỉnh vừa tổng kết công tác hoạt động năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014.