Quang cảnh hội thảo.
(HBĐT) - Ngày 20/3, Sở KH&CN đã tổ chức hội thảo công tác thông tin tuyên truyền KH&CN năm 2014. Đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể, Phòng Kinh tế hạ tầng các huyện, thành phố tham dự hội thảo.
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến KH&CN, nâng cao nhận thức của người dân về các văn bản quy phạm pháp luật mới về KH&CN, đưa nhanh các ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống... hàng năm, Sở KH&CN đã in ấn, phát hành 4 tập san thông tin KHCN (1.400 cuốn/năm); 12 bản tin thông tin kinh tế, KHCN (4.800 cuốn/năm); 4.000 cuốn nông lịch Hoà Bình đến các xã, HTX; phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tuyên truyền về các sự kiện quan trọng của ngành, kết quả, thành tựu nghiên cứu khoa học... đến với nhân dân; thường xuyên cập nhật thông tin mới về tình hình KH&CN trên trang thông tin điện tử riêng của ngành... Trong những năm tiếp theo, ngành sẽ tập trung tuyên truyền về Luật KH&CN sửa đổi; định hưởng công tác thông tin, tuyên truyền gắn với chiến lược phát triển KT- XH... trong đó tập trung tăng cường xây dựng nguồn lực thông tin; đổi mới trong công tác thông tin về KH&CN; mở rộng phạm vi phát hành bản tin KH&CN...
Tại hội thảo, sau khi nghe báo cáo về hoạt động thông tin, truyền thông KHCN năm 2013, định hướng tuyên truyền năm 2014, các đại biểu đã cùng thảo luận, đóng góp ý kiến về những hạn chế, giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông về KH&CN trong thời gian tới. Các ý kiến chỉ rõ: việc khai thác nguồn thông tin còn hạn chế, chưa phục vụ được nhiều đối tượng người xem; các ấn phẩm thông tin nội dung, chất lượng chưa cao do đội ngũ CTV còn mỏng, yếu, thiếu nghiệp vụ về báo chí; ít các bài viết giới thiệu về mô hình, gương điển hình, ứng dụng tiến bộ KH&KT vào đời sống; thông tin được biên soạn chủ yếu dưới dạng báo cáo khoa học hoặc nhiều thuật ngữ khoa học khiến người đọc, người xem khó tiếp nhận... Để nâng cao hiệu quả truyền thông về KH&CN, các đại biểu cho rằng, ngành cần chủ động cung cấp thông tin cho báo chí; dành riêng một phần kinh phí trong các đề tài, dự án cho công tác truyền thông; cần đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí đưa kiến thức về KH&CN đến với người dân.
P.V
(HBĐT) - Những năm gần đây, công tác bảo vệ, phòng cháy - chữa cháy rừng luôn được BQL Khu BTTN Thượng Tiến (Kim Bôi) thực hiện có hiệu quả, nhất là mùa khô năm nay thời tiết hanh khô kéo dài, do đó công tác bảo vệ, phòng - chống cháy rừng luôn là vấn đề quan trọng, cấp bách được BQL Khu BTTN Thượng Tiến, cấp ủy, chính quyền các xã có rừng đặc biệt quan tâm, tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng cháy rừng.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có Quyết định 161/QĐ-UBND về hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho xóm Mừng, xã Xuân Phong, Cao Phong với số tiền 13 tỉ đồng.
(HBĐT) - Đối với huyện Cao Phong, cam, quýt là cây trồng cho sản lượng, năng suất và chất lượng cao, giá cả cao hơn hẳn các loại cam nhập khẩu từ Trung Quốc bán ra trên thị trường. Đang trong thời điểm cuối vụ, một số hộ kinh doanh dọc tuyến Quốc lộ 6 đoạn từ thị trấn Cao Phong đến xã Thu Phong đã nhập cam, quýt xuất xứ Trung Quốc trà trộn vào cam, quýt sản xuất tại Cao Phong gây ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu sản phẩm địa phương.
(HBĐT) - Vụ xuân 2014, huyện Cao Phong có kế hoạch gieo cấy 500 ha lúa, nhưng do một số diện tích lúa không đảm bảo nước tưới nông dân đã chủ động chuyển 120 ha sang trồng cây mía có giá trị kinh tế cao; trong đó xã Dũng Phong 70 ha, Nam Phong 10 ha, Tân Phong 10 ha, Tây Phong 10 ha, các xã còn lại 20 ha.
(HBĐT) - Hiện tượng sụt đất, nứt đất bất thường xảy ra tại xóm Khi khiến người dân rất hoang mang lo sợ. Hiện nay, chính quyền và cơ quan chuyên môn đang theo dõi sát tình hình, khảo sát, nghiên cứu nhằm sớm đưa ra kết luận chính thức để chấn an tư tưởng và triển khai những biện pháp bảo đảm an toàn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
(HBĐT) - Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 222/QĐ-UBND ngày 28/2/2014 về việc phê duyệt phương hướng, giải pháp chủ yếu phát triển các khu vực ngoài vùng động lực của tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, khu vực ngoài vùng động lực được xác định gồm 7 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, Yên Thủy và các xã phía nam huyện Lạc Thủy (các xã ngoài vùng động lực của tỉnh); một số xã vùng cao, xã đặc biệt khó khăn của các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình.