Mặc dù đã được xếp loại 2 nhưng bến xe khách Hòa Bình vẫn còn một số hạng, mục chưa đủ điều kiện theo quy định.

Mặc dù đã được xếp loại 2 nhưng bến xe khách Hòa Bình vẫn còn một số hạng, mục chưa đủ điều kiện theo quy định.

(HBĐT) - 15 trong tổng số 24 bến xe khách liên tỉnh thực chất chỉ là điểm dừng, đỗ. Nhiều địa phương chưa thể xây dựng bến xe mặc dù đã có quy hoạch là hiện trạng các bến xe khách trên địa bàn tỉnh khó thể khắc phục trong “một sớm, một chiều”.

 

Hiện nay có 3 loại hình đơn vị quản lý, khai thác bến xe khách tại địa phương, trong đó có 2 bến xe do Sở GT-VT quản lý, 21 bến xe do phòng KT & HT các huyện quản lý và khai thác, 1 bến xe do doanh nghiệp quản lý, khai thác. Theo quy định, mạng lưới các tuyến vận tải phải được thiết lập dựa trên các tiêu chí, trong đó, yêu cầu bắt buộc là phải có bến xe nơi đi, nơi đến được cơ quan có thẩm quyền công bố đưa vào khai thác và đủ điều kiện tiếp nhận. Tuy nhiên, do bến xe các huyện đã đi vào hoạt động từ nhiều năm trước, số lượng chuyến xe thông qua bến mỗi ngày không nhiều, nhất là đối với bến xe có vị trí nằm ở các xã vùng sâu, xa chỉ hoạt động 1 chuyến/ngày nên khó khăn trong thu hút xã hội hóa đầu tư xây dựng bến xe, không có đơn vị đăng ký đầu tư xây dựng. Các bến xe đóng tại huyện chủ yếu phục vụ an sinh xã hội và nhu cầu đi lại của nhân dân trong vùng và các vùng lân cận nhưng việc quan tâm đầu tư, thu hút khách hàng chưa được chú trọng dẫn đến cơ sở hạ tầng xuống cấp, không được đầu tư sửa chữa thường xuyên. Bên cạnh đó, diện tích quỹ đất dành cho quy hoạch bến, kinh phí đầu tư xây dựng bến từ ngân sách Nhà nước đang là thách thức lớn.

 

Với 24 bến xe các loại, toàn tỉnh mới có 9 bến được xếp loại từ năm 2011 gồm 1 bến loại II, 1 bến loại IV, 5 bến loại V, 2 bến loại VI. Còn nhiều bến xe không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về diện tích tối thiểu và các hạng mục công trình cơ bản, đơn cử như địa bàn huyện Đà Bắc có 5 bến xe, có 3 bến (thị trấn Đà Bắc, Yên Hòa, Tân Minh) chưa được đầu tư và thực chất chỉ là điểm dừng đỗ, 2 bến xe gồm Cao Sơn, Mường Chiềng tuy đã được công bố xếp loại nhưng hiện trạng cơ sở vật chất một số hạng mục đã xuống cấp hư hỏng, mặt sân chưa được cứng hóa. Huyện Kim Bôi có 3 bến xe nhưng cả 3 bến thực chất là điểm dừng, đỗ đón trả khách, bến xe khách huyện còn bị lấn chiếm, sử dụng sang mục đích khác. Trên địa bàn huyện Lạc Sơn có 4 bến xe khách thì có 3 bến Vó, Tân Lập, Ngọc Sơn chỉ là điểm dừng đỗ, chưa được đầu tư xây dựng theo quy định. Bến xe khách huyện được công bố, xếp loại nhưng thiếu vị trí đón, trả khách, một số hạng mục đã xuống cấp.

 

Đồng chí Phạm Anh Quý Phó Giám đốc Sở GT-VT cho biết: Theo quy định bến xe khách, những hạng mục công trình bắt buộc phải có là khu vực đón, trả khách, bãi đỗ xe ô tô chờ và vị trí đón trả khách, bãi đỗ xe dành cho phương tiện khác, phòng chờ cho hành khách, khu vực làm việc của bộ máy quản lý, khu bán vé, khu vệ sinh…, khuyến khích xây dựng các công trình dịch vụ thương mại. Bến cũng phải đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường như hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung, bố trí đủ thùng rác tại tất cả các khu vực, có đủ phương tiện và lực lượng lao động thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong khu vực quản lý.

 

Để đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, bến xe khách phải được xây dựng theo quy hoạch đã được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt và chỉ được khai thác sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền công bố. Theo lộ trình từ nay đến ngày 31/12/2014, các bến phải hoàn tất các thủ tục để được công bố hoặc công bố lại. Trong khi hiện trạng các bến xe trên địa bàn tỉnh đều chưa đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn quốc gia, cần khẩn trương thực hiện các giải pháp đảm bảo quy định Nhà nước hiện hành về bến xe ô tô khách, thiết lập mạng lưới vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần đảm bảo an ninh trật tự an toàn giao thông và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Trước mắt và lâu dài, cần thực hiện đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp các bến xe hiện đang trực tiếp quản lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với quy mô, diện tích phù hợp với quy hoạch được duyệt, trong đó, ưu tiên cải tạo, nâng cấp các bến xe hiện đang hoạt động, nằm trong quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt từ nguồn ngân sách huyện và các nguồn khác, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo.

 

Ngành GT-VT đang chủ động phối hợp với UBND các huyện hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị quản lý và khai thác bến xe trong thực hiện đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo đúng quy chuẩn. Xây dựng quy hoạch mạng lưới các tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh, quy hoạch điểm dừng đỗ đón trả khách và báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt và công bố trước ngày 31/12/2014. Sau thời hạn kiểm tra, công bố, xếp loại kể từ ngày 1/1/2015, các bến chưa đáp ứng quy chuẩn sẽ phải ngừng tiếp nhận phương tiện, đồng thời tiến hành điều chuyển toàn bộ phương tiện sang bến khác đủ điều kiện hoạt động và đã được công bố, xếp loại cho đến khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo và được công bố.

 

 

                                                                             Bùi Minh

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Trạm kiểm soát tải trọng xe lưu động trên quốc lộ 6 đặt tại Trạm dừng nghỉ Tân Lạc duy trì hoạt động 24/24h.
Các đại biểu tham dự hội thảo.
Không có hình ảnh

Kiểm tra ATVSLĐ - PCCN trên địa bàn huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Từ ngày 10- 16/4, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm các phòng chức năng của Sở LĐ-TB&XH, Công an tỉnh, Sở Công thương, Sở Y tế, LĐLĐ tỉnh và Ban quản lý các KCN tỉnh đã tiến hành kiểm tra công tác ATVSLĐ - PCCN tại 5 doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn gồm: Công ty TNHH Tùng Lâm, Công TNHH ALMINE Việt Nam tại KCN Lương Sơn, Công ty TNHH xi măng Vĩnh Sơn, Công ty TNHH giấy Ba Nhất, Công ty TNHH Mạnh Tuấn và Ban chỉ đạo Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ- PCCN huyện Lương Sơn.

Huyện Kỳ Sơn tăng cường công tác thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Theo đánh giá của UBND huyện Kỳ Sơn, từ nay đến cuối vụ chiêm xuân 2014, khả năng sẽ có khoảng 500 ha lúa và cây màu bị thiếu nước tưới dẫn đến giảm năng suất. Hệ thống thủy lợi hiện nay mới đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho khoảng 80% tổng diện tích cây trồng. Thực trạng này đòi hỏi các xã, thị trấn trên địa bàn huyện phải tăng cường công tác thủy lợi, trước mắt là thực hiện tốt Chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt I năm 2014.

Các địa phương tập trung thực hiện chiến dịch làm thủy lợi đợt I năm 2014

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, tính đến trung tuần tháng 4, hầu hết các địa phương trong tỉnh đã phát động chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt I năm 2014. Trong đó, các huyện: Đà Bắc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Lương Sơn... triển khai chiến dịch sớm nhất, đến nay đã thực hiện được khối lượng công việc tương đối lớn.

Cấp 319 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân

(HBĐT) - Theo Phòng TN&MT huyện Mai Châu, quý I, phòng đã hoàn thiện việc lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho 3.126 trường hợp; hoàn thành cấp GCNQSDĐ cho 319 hộ gia đình và cá nhân với tổng diện tích 399.646,2 m2.

Ra quân làm điểm Chiến dịch làm thủy lợi đảm bảo an toàn mùa mưa bão

(HBĐT) - Ngày 12/4, thành phố Hòa Bình đã chọn phường Thái Bình ra quân làm điểm Chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đảm bảo an toàn mùa mưa bão. Chiến dịch đã huy động gần 300 người gồm các lực lượng dân quân tự vệ, tổ bảo vệ dân phố, đoàn viên thanh niên và nhân dân các tổ 8, 9, 10, 11, 12 tham gia.

Lực lượng Công an tỉnh chung sức xây dựng NTM

(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 1552 ngày 29/10/2012 của UBND tỉnh và kế hoạch thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, năm 2013, Công an tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp nhằm giữ vững ANCT - TTATXH trên địa bàn, phục vụ tích cực cho việc thực hiện thắng lợi các tiêu chí của chương trình xây dựng NTM nói chung và tiêu chí số 19 về ANTT trên địa bàn tỉnh nói riêng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục