Nhà thầu thi công các hạng mục nâng cấp tuyến đê Đà Giang.
(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh có 3 tuyến sông chính có đê gồm sông Đà, sông Bôi và sông Thanh Hà. Nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống lũ cho các tuyến sông quan trọng này, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 66/2013/NQ-HĐND về việc phê duyệt quy hoạch phòng, chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
Quy hoạch nhằm 4 mục tiêu chính: một là, điều chỉnh vùng bảo vệ, xác định lưu lượng, mực nước lũ thiết kế tại các điểm chuẩn của các tuyến sông có đê. Hai là, xác định chỉ giới tuyến thoát lũ cho các tuyến sông chính có đê. Ba là, xác định các giải pháp công trình, phi công trình phòng, chống lũ đối với các tuyến sông chính trên địa bàn tỉnh để phòng, chống lũ có hiệu quả và lập tiến độ thực hiện. Bốn là, làm cơ sở để lập quy hoạch đê điều, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch khác có liên quan của các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh. Phạm vi quy hoạch là toàn bộ các tuyến sông chính có đê và chưa có đê trên địa bàn tỉnh ta, gồm sông Đà, sông Bôi, sông Thanh Hà, sông Bùi, sông Lạng và sông Bưởi với 11 đơn vị hành chính bao gồm các huyện, thành phố.
Tiêu chuẩn thiết kế phòng lũ đối với các tuyến sông có đê được xác định cụ thể như sau: tại tuyến sông Đà, bảo đảm chống được lũ có chu kỳ 300 năm (tần suất 0,33%), tương ứng với mực nước sông Đà tại Trạm Thủy văn Hòa Bình 24,19m và thoát được lưu lượng tối thiểu 15.500 m3/s. Tại tuyến sông Bôi, bảo đảm chống được lũ có chu kỳ 20 năm (tần suất 5%), tương ứng với mực nước sông Bôi tại vị trí cầu thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) 7,91m và thoát được lưu lượng tối thiểu là 2.918 m3/s. Tại tuyến sông Thanh Hà, bảo đảm chống được lũ có chu kỳ 20 năm (tần suất 5%), tương ứng với mực nước sông Thanh Hà tại cầu Thanh Lương (đường Hồ Chí Minh) là 6,25m và thoát được lưu lượng tối thiểu 84m3/s.
Được biết, ranh giới tuyến thoát lũ phía tả sông Đà về cơ bản được xác định đi theo tuyến đường Hòa Bình, đê Ngòi Dong và đường 434 (nay là quốc lộ 70) đến địa phận tỉnh Phú Thọ; phía hữu sông Đà đi theo tuyến đê Đà Giang, quốc lộ 6 cũ, đê Trung Minh và đê Phú Cường (đường 445) đến địa phận thành phố Hà Nội. Chiều rộng hành lang thoát lũ bình quân 400-600 m. Riêng tuyến suối Chăm đoạn dọc theo đê Quỳnh Lâm, hành lang thoát lũ có chiều rộng bình quân 200 m. Tại tuyến sông Bôi, tuyến thoát lũ sông Bôi từ xã Hưng Thi (Lạc Thủy) trở xuống đến hết địa phận xã Yên Bồng cơ bản vẫn theo chiều rộng lòng dẫn tự nhiên nằm trong phạm vi đường 12B đến chân núi (đoạn từ xã Phú Thành đến cầu Chi Nê) và trong phạm vi chân núi hai bênh (đoạn từ cầu Chi Nê đến hết địa phận xã Yên Bồng) bình quân 300-500 m. Còn tại tuyến sông Thanh Hà, từ khu vực xã Thanh Lương tuyến thoát lũ sẽ đi theo đê Xuân Dương và đê Thanh Lương hiện có, chiều rộng hành lang thoát lũ bình quân 100 m.
Theo quy hoạch đã được phê duyệt, giải pháp phòng, chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh sẽ tập trung vào các nội dung chính: Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn (duy trì độ che phủ rừng từ nay đến năm 2020 đạt từ 46% trở lên); thành lập và kiện toàn đội quản lý đê nhân dân ở các huyện, thành phố có đê để làm nhiệm vụ kiểm tra, tuần tra, canh gác bảo vệ các tuyến đê trên địa bàn, tham gia xử lý các sự cố đê điều; tăng cường công tác quản lý pháp luật về đê điều; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về thiên tai và các biện pháp phòng tránh thiên tai; ổn định dân cư khu vực vùng ngập lụt, vùng sạt lở. Dự kiến, tổng kinh phí đầu tư thực hiện quy hoạch khoảng 3.852 tỷ đồng, trong đó giai đoạn I (từ nay đến năm 2015) trên 1.547 tỷ đồng, giai đoạn II (2016-2020) trên 2.300 tỷ đồng.
Thu Trang
(HBĐT) - Chiếc cầu dài khoảng 40 m. Những đoạn tre to bằng cổ tay, dài hơn 1 m được buộc san sát, cố định lên 3 cây bương làm mặt cầu. Không lan can, không tay vịn. Nhiều đoạn mặt cầu đã nghiêng, dốc về một phía “dọa” hất cả người và xe xuống suối. Người dân xóm Cuôi, xóm ốc, xã Bình Sơn (Kim Bôi) rất sợ mùa mưa vì khi mưa xuống, lũ về, cây cầu tre sẽ bị cuốn trôi, hàng trăm hộ dân bị cô lập.
(HBĐT) - Trong thời gian vừa qua, tại khu Chuyên gia thuộc phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình xảy ra hiện tượng tỉa trộm cây xanh. Gần đây nhất, vào khoảng 9h, ngày 17/5, một số đối tượng đã cưa trộm 4 cây phi lao. Trong đó có 2 cây đã chặt gốc với đường kính trên 20cm.
(HBĐT) - Huyện Kim Bôi vừa tổ chức đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ PCLB & TKCN năm 2013, triển khai phương án PCLB & TKCN năm 2014.
(HBĐT) - Sáng 22/5, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra công tác PCLB và TKCN tại TPHB. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Sở NN&PTNT, UBND TP; Công ty cổ phần Sudico Hoà Bình.
(HBĐT) - Lạc Thủy là huyện vùng thấp của tỉnh, địa hình của huyện bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, có nhiều dãy núi đá vôi, hình thành nhiều dải đất hẹp, thường xuyên hứng chịu hậu quả do thiên tai gây ra. Trên địa bàn huyện có 3 con sông là sông Bôi, sông Đập, sông Thanh Hà. Vào mùa mưa bão hàng năm có 12/15 xã, thị trấn bị ảnh hưởng do mưa lũ. Năm 2013, thiên tai, mưa lũ đã gây thiệt hại giá trị hơn 2,4 tỷ đồng. Lốc xoáy, mưa lớn làm ngập úng, giảm năng suất hàng trăm ha hoa màu, nhiều nhà dân bị tốc mái, 5,6 km đường bị ngập với hàng chục mét bị sạt lở, hỏng nhiều công trình giao thông
(HBĐT) - Theo báo cáo sơ bộ thiệt hại do cơn lốc xảy ra ngày 18/5 từ Ban chỉ huy PCLB & TKCN huyện Kim Bôi, trên địa bàn có 5 xã bị thiệt hại, chủ yếu thiệt hại về sản xuất nông nghiệp.