Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.
(HBĐT) - Sáng 24/6, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tỉnh Hoà Bình (2011-2013). Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam; Sở NN&PTNT; Sở KH-ĐT; Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đà; Ban quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, Hang Kia-Pà Cò và đại diện các đơn vị, doanh nghiệp SX-KD sử dụng DVMTR.
Qua rà soát tỉnh ta có 17.756 chủ rừng, gồm 8 tổ chức và 17.585 hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn, 163 hộ gia đình trên địa bàn 45 xã, phường, thị trấn thuộc 5 huyện và TP nhận khoán bảo vệ 73.802,41 ha rừng thực hiện cung ứng DVMTR trong lưu vực Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Qua 3 năm triển khai chính sách chi trả DVMTR, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đã được thành lập. Tổng nguồn tiền nhận uỷ thác và thu nội tỉnh là 23.997 triệu đồng trong đó, nhận uỷ thác từ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam là 23,6 tỉ đồng, thu nội tỉnh được trên 178 triệu đồng. UBND tỉnh đã phê duyệt chi trả tiền DVMTR trong 3 năm (2011-2013) là 21.369 triệu đồng. Đến nay đã giải ngân, thanh toán và chi phí hoạt động 20.017 triệu đồng trong đó chi trả các chủ rừng là 18.114 triệu đồng.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu lên những khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách như: Kinh phí xây dựng các đề án, dự án rà soát diện tích rừng và chủ rừng đối với lưu vực nội tỉnh, liên tỉnh không có; công tác thu tiền DVMTR với các đối tượng sử dụng DVMTR trong lưu vực nội tỉnh còn gặp nhiều khó khăn; công tác tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR đến các đối tượng sử dụng, cung cấp dịch vụ môi trường rừng còn hạn chế; chênh lệch đơn giá chi trả DVMTR trên các lưu vực lớn ảnh hưởng đến ý thức của người dân...
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng đây là chính sách mới, tiền chi trả DVMTR là nguồn thu ổn định lâu dài để đầu tư cho công tác BVR, thực hiện xã hội hoá ngành lâm nghiệp. Mặc dù chính sách này mới triển khai được hơn 1 năm nhưng đã thu được những kết quả tích cực. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện tốt chính sách này, xây dựng kế hoạch cụ thể năm 2014-2015. Tăng cường công tác tuyên truyền đến cơ sở, cộng đồng dân cư về chính sách này để người dân cùng giám sát trong quá trình lập kế hoạch đến từng chủ rừng, hộ dân. Tăng cường quản lý thu chi theo đúng chế độ chính sách. Tiếp tục ký hợp đồng với Ban quản lý rừng phòng hộ sông Đà thực hiện rà soát các đối tượng sử dụng, đối tượng cung cấp DVMTR, xây dựng dự án chi trả DVMTR. Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng mẫu nghiệm thu thanh toán. Tiếp tục làm tốt thu đơn vị nội tỉnh, phối hợp với ngành thuế rà soát các đơn vị có nghĩa vụ nộp quỹ DVMTR. Đồng chí cũng đề nghị Sở KH-ĐT rà soát lại các doanh nghiệp trồng rừng, nếu doanh nghiệp chỉ nhận đất mà không trồng thì đề xuất với tỉnh thu hồi lại đất để giao cho bà con trồng rừng. Ngoài ra, cần nghiên cứu, hướng dẫn lồng ghép nguồn kinh phí DVMTR và nguồn kinh phí sự nghiệp BVR, khoanh nuôi, tái sinh rừng hàng năm để đảm bảo mức chi bình quân BVR theo qui định là 200.000 đồng/ha/năm.
Đinh Thắng
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm 2014, huyện Yên Thủy đã trồng mới được 485, 6 ha rừng. Trong đó, trồng rừng tập trung sau khai thác 456,5 ha, đạt 70,23% kế hoạch, tăng 1,44% so với cùng kỳ; trồng cây phân tán 29,1 ha, đạt 76,58% kế hoạch, tăng 1,04% so với cùng kỳ năm 2013.
(HBĐT) - Chiều 19/6, đoàn công tác thuộc Dự án hỗ trợ giảm nghèo PRPP tỉnh Thanh Hóa đã có buổi làm việc với Sở NN&PTNT và BQL Dự án PSARD Hòa Bình.
(HBĐT) - Ngày 19/6, UBND huyện Lương Sơn tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả thực hiện mô hình sản xuất hai giống ngô lai PAC 999 Puper và PAC 339 trong vụ xuân năm 2014. Mô hình do Phòng NN&PTNT phối hợp với Trạm BVTV huyện tổ chức thực hiện, nhằm từng bước đưa vào sản xuất các giống ngô mới chất lượng cao, chuyển giao tiến bộ KHKT, khai thác hiệu quả tiềm năng của địa phương trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp.
Nếu Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương được đánh giá là một trong những vườn thực vật tầm cỡ của thế giới, thì Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng Cúc Phương đang trở thành một trong những nơi cứu hộ và nuôi dưỡng động vật hoang dã lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á…
(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn đang khẩn trương triển khai các phương án bảo vệ các công trình thủy lợi, khu vực quan trọng trong mùa mưa lũ năm nay. Các phương án cụ thể bảo đảm an toàn cho các công trình đã được xác lập và triển khai kế hoạch PCLB. Công trình hồ Nà Liền, xóm Anh, xã Thượng Cốc được xây dựng từ năm 1979, đưa vào sử dụng năm 1980 và được sửa chữa vào năm 2012.
(HBĐT) - Ngày 17/6, Công ty rau quả nông sản Cao Phong bón thử nghiệm phân bón micro nano organic trên cây cam với diện tích 5.000 m2. Phân bón này là công nghệ mới nhất trên thế giới được sử dụng các khoáng chất có tính năng cao từ đại dương (Cation).