Ngày 27-6, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với cơ quan đại diện Thương mại Pháp tại Việt Nam (UBIFRANCE VIETNAM) tổ chức Hội thảo “Việt Nam – Pháp về Giao thông đô thị”.

 

Tại hội thảo, hai bên cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và ý tưởng, đóng góp trong quá trình triển khai và vận hành có hiệu quả các dự án vận tải công cộng đô thị tại Việt Nam.

Với mức tăng trưởng dân số hàng năm khoảng một triệu người và quá trình đô thị hóa rất nhanh, Việt Nam cần ưu tiên phát triển hệ thống vận tải công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Ông Đoàn Việt Dũng, Giám đốc phụ trách bộ phận khách hàng của công ty TRANSPORT, cho rằng: “Pháp là nước công nghiệp hàng đầu thế giới, với công nghệ đường sắt hơn 100 năm, các hệ thống công nghệ đường sắt của Pháp được lắp đặt ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt trong khu vực Thái Bình Dương, vì vậy, công nghệ đường sắt đô thị Pháp hoàn toàn thích hợp nếu đưa vào sử dụng tại Việt Nam”.

Đường sắt và đường sắt đô thị là thế mạnh sẵn có của Pháp, với trình độ công nghệ hàng đầu thế giới, ở mọi lĩnh vực, như thiết kế, chế tạo – lắp đặt thiết bị và vận hành – khai thác. Tại Việt Nam, Pháp đang cung cấp tài chính cho tuyến đường sắt đô thị số 3 Hà Nội. Nhiều công ty Pháp đã trúng thầu các dự án đường sắt đô thị đang triển khai tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

 

                                                                                Theo Báo ND

 

 

Các tin khác

Bà con nông dân xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) khẩn trương làm đất, gieo cấy vụ mùa, hè - thu đảm bảo đúng khung thời vụ tốt nhất.
Quang cảnh lớp tập huấn.
Hội nghị tập trung phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cho gần 200 đại biểu.
Nông dân thôn Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch thu hoạch diện tích trồng khảo nghiệm giống lúa lai PAC 837, năng suất đạt 70,2 tạ/ha.

Thủy điện Định Cư tích nước gây trở ngại cho đời sống người dân

(HBĐT) - Nhà máy Thủy điện Định Cư (xã Định Cư, huyện Lạc Sơn) do Công ty TNHH Xây dựng thủy điện Định Cư làm chủ đầu tư với công suất 1,05 MW, sản lượng điện bình quân là 4,66 triệu kWh/ năm.

Xã Hoà Bình đối mặt với nguy cơ lũ quét

(HBĐT) - Đường 433 là tuyến giao thông huyết mạch quan trọng nối liền huyện Đà Bắc với TP Hòa Bình được khởi công từ tháng 12/2012 với tổng mức đầu tư trên 988 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp. Tuy nhiên trong quá trinh thi công, chỉ riêng việc cắt 2 điểm cua tại xã Toàn Sơn đã có hàng nghìn m3 đất, đá hiện đang thiếu chỗ đổ thải. Trong khi đó, một số điểm khu vực ven suối, ven đường 433 đã bị đổ đầy. Nếu đơn vị thi công tiếp tục đổ đất sẽ gây tắc dòng chảy, tạo thành đập giả, khi có mưa lớn nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét rất cao.

37,5 tỷ đồng xây dựng điểm định canh, định cư tập trung

(HBĐT) - Thực hiện Dự án định canh, định cư (ĐC-ĐC) theo Quyết định số 33 và Quyết định 1342 của Thủ trướng Chính phủ, trong giai đoạn 2011-2014, tỉnh ta thực 3 dự án ĐC-ĐC tập trung gồm: Bản Cang, xã Pà Cò (Mai Châu); khu vực Suối Kẻ, xóm Mít, xã Tu Lý (Đà Bắc) và khu vực Bãi Nghia, xóm Mừng, xã Xuân Phong (Cao Phong).

Chủ động khắc phục tình trạng ngập úng

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Thế Bình, thường trực Ban chỉ huy PCLB, Trưởng phòng Kinh tế TPHB cho biết: Năm 2013, ảnh hưởng của cơn bão số 5, số 6 gây mưa to liên tục đã gây ngập úng tràn bờ hầu hết các ao nuôi cá khu Quỳnh Lâm và Thủy Sản khoảng 70 ha; ngập úng 130 ha lúa và rau màu các xã Dân Chủ, Sủ Ngòi, Thái Bình, phường Phương Lâm; ngập úng cục bộ KDC xóm 8, xã Sủ Ngòi và tổ 28, phường Phương Lâm do ách tắc thoát nước kênh tiêu 20...

Sơ kết 3 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

(HBĐT) - Sáng 24/6, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tỉnh Hoà Bình (2011-2013). Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam; Sở NN&PTNT; Sở KH-ĐT; Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đà; Ban quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, Hang Kia-Pà Cò và đại diện các đơn vị, doanh nghiệp SX-KD sử dụng DVMTR.

Thu hồi 56.089 m2 đất

(HBĐT) - Căn cứ chủ trương thu hồi đất của UBND tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2014, UBND huyện Lạc Sơn đã tiến hành lập hồ sơ và đề nghị UBND tỉnh thu hồi đất của 3 tổ chức. Đến nay, UBND tỉnh đã có quyết định thu hồi 56.089 m2 đất của Công ty Cổ phần Công nghệ phẩm Hòa Bình (830 m2), Công ty CP Dịch vụ nông nghiệp (6.350 m2), Trại cá Hồ Re (54.219 m2) và giao cho huyện quản lý, sử dụng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục