Phương tiện đánh bắt cá vừa được công an xã đi tuần tra thu giữ ở vùng hồ giáp ranh.
(HBĐT) - Cách trung tâm huyện trên 70 km, Đồng Ruộng là một trong 2 xã xa nhất của huyện Đà Bắc. Đây còn là xã lòng hồ khó khăn nhất huyện. Đời sống của bà con chủ yếu dựa vào trồng ngô và đánh bắt cá.
Xã có 6 xóm thì 3 xóm nằm trên vùng lòng hồ sông Đà. Các xóm này giáp với xóm Khủa, xã Quang Minh, huyện Vân Hồ, Sơn La với tổng chiều dài địa bàn giáp ranh 8km đường sông. Hầu hết người dân hai bên bờ sông giữa vùng giáp ranh sống chủ yếu bằng đánh bắt cá. Trong những năm gần đây, ngoài những công cụ truyền thống, nhiều người dân đánh bắt bằng kích điện. Dụng cụ đánh bắt đơn là bình ắc quy tùy loại và một bộ kích điện từ 12V lên trên 220v. Nhiều hộ trên vùng lòng hồ còn sử dụng máy nổ công suất lớn để đánh cá. Khi lực lượng chức năng kiểm tra khó xử lý vì họ bảo đây là máy nổ dự phòng khi máy nổ của thuyền hỏng. Cách đánh cá này mang tính hủy diệt cao, có thể đánh cá sâu, xa ở dưới nước hàng chục mét. Nếu có xảy thì nguy hiểm đến tính mạng con người.
Mặt khác, công tác quản lý địa bàn giáp ranh giữa Hòa Bình và Sơn La phức tạp. Ranh giới giữa hai xã là lòng sông Đà nên nhiều người thường sang địa bàn của nhau đánh bắt cá. Đồng chí Hà Văn Đáng, Phó trưởng công an xã Đồng Ruộng cho biết: Do địa bàn cách trở, hai bên lòng hồ toàn đồi núi dốc, đi lại khó khăn nên việc tuần tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng rất khó bắt người đánh cá bằng điện. Khi thấy, lực lượng chức năng đi tuần tra ở Đồng Ruộng họ chạy thuyền sang bên Sơn La, khi bên Sơn La tuần tra, người đánh cá đi thuyền sang địa phận Hòa Bình. Hai xã Đồng Ruộng và Quang Minh (Sơn La) giáp nhau nhưng chưa có quy chế phối hợp nên công an hai xã không tự tiện sang địa bàn của nhau để bắt người vi phạm. Địa bàn rộng nên khi đến gần người vi phạm thì họ cũng kịp tẩu tán tang vật.
Đồng chí Hà Hà Văn Đáng cho biết thêm: Cái “khó” nữa là lực lượng công an của xã Đồng Ruộng đi tuần tra, kiểm soát người đánh cá bằng điện chưa được trang bị tàu, thuyền. Công an không thể đứng trên bờ để bắt người đánh cá dưới sông được. Để hoàn thành nhiệm vụ mỗi lần đi tuần tra công an xã góp tiền túi thuê thuyền của người dân để đi tuần tra. Mỗi chuyến giá 200.000 đồng. Riêng việc này cũng “đánh động” người vi phạm biết có lực lượng chức năng đi tuần tra.
Việt Lâm
(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Yên Thủy hiện có 53 hồ, đập lớn và 12 hồ, đập nhỏ với tổng dung tích khoảng 14,79 triệu m3, trong đó có các hồ lớn với dung tích trên 1 triệu m3 như hồ Ngọc Lương II, Me I, Lương Cao… Đây được xác định là những công trình trọng điểm cần tăng cường bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi mùa mưa bão đang có những diễn biến ngày càng phức tạp.
(HBĐT) - Nhiều năm qua, trên tuyến đường An Dương Vương, tổ 5B, phường Phương Lâm (TPHB) tồn tại văn phòng công sở nằm sát mép đường. Đây là trụ sở cũ của Công ty Môi trường đô thị thành phố Hòa Bình.
Xưởng cơ khí của kỹ sư Phan Bội Trân nằm khép nép trong con hẻm của đường số năm, phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh, nhưng trong khuôn viên rộng chừng 500 m2 ấy, chứa cơ man là máy móc, khuôn mẫu, vật liệu cứng. Đã 60 tuổi, kỹ sư Phn Bội Trân vẫn “gồng mình” 24/24 giờ trong cái xưởng hầm hập nắng phương nam.
(HBĐT) - Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa, thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn 3 xã Bảo Hiệu, Hữu Lợi, Đoàn Kết (Yên Thủy), tháng 9/2011, công trình đường Bảo Hiệu - Hữu Lợi được khởi công xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 32,2 tỷ đồng từ nguồn vốn XDCB tập trung của tỉnh.
(HBĐT) - Thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt, 6 tháng đầu năm, huyện Tân Lạc đã cấp 10.555 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích 1.438,28 ha, đạt 97% kế hoạch tỉnh giao.
(HBĐT) - Theo Quyết định số 368/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án xây dựng cầu nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020, tỉnh Hoà Bình được đầu tư xây dựng 15 cầu nông thôn trên địa bàn 4 huyện: Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ và Đà Bắc.