Người dân chỉ nên đi ra ngoài khi mưa đã tạnh hẳn (sau trận mưa bão, người dân thành phố Hòa Bình tham gia giao thông trên đại lộ Thịnh Lang).

Người dân chỉ nên đi ra ngoài khi mưa đã tạnh hẳn (sau trận mưa bão, người dân thành phố Hòa Bình tham gia giao thông trên đại lộ Thịnh Lang).

(HBĐT) - Tình hình thời tiết mùa mưa bão trên địa bàn tỉnh vẫn đang diễn biến phức tạp, điển hình là cứ sau những đợt nắng nóng lại xuất hiện các trận giông, lốc kèm sấm sét, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân. Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, tránh giông, sét để hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại, rủi ro về tính mạng và tài sản.

 

Vào cùng thời điểm này các năm 2012, 2013, tại một số huyện như Đà Bắc đã có trường hợp tử vong do bị sét đánh (chị Lường Thị Thảo ở xã Cao Sơn). Một số hộ gia đình ở xóm Suối Ngành, xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn do thói quen thả rông trâu, bò đã để đàn trâu gồm 6 con bị sét đánh chết. Sét còn làm cháy gần 2 ha rừng ở xã Phú Lão (Lạc Thủy) do đánh trúng khu vực có lớp thực bì khô, dày. Riêng từ đầu mùa mưa bão năm nay, ở nhiều địa phương trong tỉnh đã có hiện tượng cây cổ thụ bị gãy đổ do luồng giông, sét đánh trúng. Diễn biến của đợt giông, bão gần đây nhất ở các tỉnh với hậu quả nghiêm trọng làm 3 người chết, 3 người bị thương do bị luồng sét đánh trúng một lần nữa cảnh báo những hiểm họa từ giông, sét.

 

Theo đồng chí Vũ Hồng Quân – Phó Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh, sét là hiện tượng phóng điện trong một đám mây giữa các vùng điện tích trái dấu, giữa các đám mây với nhau hoặc giữa mây với đất. Tỉnh ta nằm trong vùng thường xảy ra hiện tượng giông, sét và hiện tượng này thường xuất hiện trong khoảng từ tháng 4 – 9 hàng năm, cao điểm hoạt động giông, sét từ tháng 6 – 8. Theo đó, khi quan sát thấy hiện tượng những đám mây đen khổng lồ, chân mây hạ thấp tiến lại gần, mọi người cần thận trọng đề phòng vì có thể xảy ra hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông lốc, sấm sét, vòi rồng... Trong trường hợp trên nên chủ động tìm nơi trú ẩn an toàn.

 

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do giông lốc, sấm, sét gây ra, người dân cần thực hiện các biện pháp đơn giản, hiệu quả sau: Trường hợp nếu ở trong nhà nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện ngoại trừ trường hợp rất cần thiết. Rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc giông gần xảy ra. Với các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền. Nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là 1m. Cần rút ăng ten ra khỏi ti vi khi có giông.

 

Khi ở ngoài trời, nếu gặp giông, sét bất ngờ, tuyệt đối không dùng cây cối làm chỗ trú mưa, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại... Nên tìm chỗ khô ráo, tránh những nơi chứa nước như bãi biển, ao, hồ, mương, các vùng gò cao... Trường hợp khi đang làm việc ở ngoài đồng nếu không vào nơi trú ẩn an toàn được nên chọn nơi nào có mặt ruộng thấp không trũng nước, từng người ngồi riêng lẻ trùm áo mưa hoặc nilon và càng hạ thấp độ nhô cao càng tốt. Tuyệt đối tránh tập trung thành nhóm đông người để giảm bớt tỉ lệ rủi ro. Tại các căn chòi ở giữa đồng nên gắn các thiết bị chống sét trước mùa mưa bão để giúp người dân có chỗ trú ẩn an toàn khi mưa giông kéo đến.

 

Khi tránh sét, người dân cần đứng hoặc ngồi chụm 2 chân sát nhau tạo thành một điểm duy nhất tiếp xúc với mặt đất, nên ngồi ở giữa chòi hoặc tối thiểu cách tường khoảng 1-2m, tuyệt đối tránh tựa lưng vào tường. Nên tránh xa các vật bằng kim loại như cuốc, liềm, xe đạp, xe máy... Nếu như bản thân cảm thấy tóc bị dựng lên (như cảm giác điện khi sờ tay trước mặt ti-vi) thì điều đó có nghĩa là có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào, lập tức cúi ngồi xuống và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất. Lưu ý cuối cùng là thông thường sét xuất hiện nhiều ở những cơn giông đầu mùa hay sau những đợt nắng nóng thường có sét ở gần cuối cơn mưa. Vì vậy, người dân chờ mưa tạnh hẳn, tốt nhất là không nghe tiếng sấm ở gần thì mới đi ra ngoài.

                                                                       

 

                                                         Bùi Minh

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cổng và nhà  làm việc (cũ) của Công ty môi trường đô thị TP Hòa Bình nằm sát mép đường An Dương Vương, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và TTATGT.

Tàu ngầm mini “made in Việt Nam” xuất ngoại

Xưởng cơ khí của kỹ sư Phan Bội Trân nằm khép nép trong con hẻm của đường số năm, phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh, nhưng trong khuôn viên rộng chừng 500 m2 ấy, chứa cơ man là máy móc, khuôn mẫu, vật liệu cứng. Đã 60 tuổi, kỹ sư Phn Bội Trân vẫn “gồng mình” 24/24 giờ trong cái xưởng hầm hập nắng phương nam.

Đình, hoãn thi công, nhiều công trình giao thông xuống cấp nghiêm trọng

(HBĐT) - Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa, thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn 3 xã Bảo Hiệu, Hữu Lợi, Đoàn Kết (Yên Thủy), tháng 9/2011, công trình đường Bảo Hiệu - Hữu Lợi được khởi công xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 32,2 tỷ đồng từ nguồn vốn XDCB tập trung của tỉnh.

Cấp trên 1 vạn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(HBĐT) - Thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt, 6 tháng đầu năm, huyện Tân Lạc đã cấp 10.555 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích 1.438,28 ha, đạt 97% kế hoạch tỉnh giao.

Đầu tư xây dựng 15 cầu nông thôn trong giai đoạn 2014-2020

(HBĐT) - Theo Quyết định số 368/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án xây dựng cầu nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020, tỉnh Hoà Bình được đầu tư xây dựng 15 cầu nông thôn trên địa bàn 4 huyện: Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ và Đà Bắc.

Tập trung trồng thay thế diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng

(HBĐT) - Theo Sở NN &PTNT, từ năm 2006 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có gần 300 dự án có sử dụng đất lâm nghiệp được cấp phép đi vào hoạt động. Trong đó, 139 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, đang hoạt động nhưng chưa thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Các dự án này sử dụng trên 20.000 ha đất lâm nghiệp, trong đó, diện tích đất lâm nghiệp cần chuyển đổi mục đích sử dụng khoảng trên 2.000 ha.

Thực hiện “4 tại chỗ” trong phòng - chống lũ bão

(HBĐT) - Năm 2013, huyện Đà Bắc xuất hiện những trận lốc xoáy và mưa đá làm ảnh hưởng đến SXNN của nhân dân; thiệt hại do thiên tai gây ra làm 2 người chết, 367 nhà tốc mái, 3 nhà đổ sập hoàn toàn; lật và chìm 5 thuyền tại xã Suối Nánh, Đồng Ruộng, Mường Tuổng, Vầy Nưa; làm gãy đổ 1.400 gốc luồng, 90, 4 ha cây lâm nghiệp, 205 ha lúa và hoa màu. Mưa lớn đã làm sạt lở nhiều tuyến đường gây ách tắc giao thông cục bộ tại 3 xã Hào Lý, Cao Sơn, Mường Chiềng; lũ lớn làm cuốn trôi và hỏng 2 công trình nước sinh hoạt, một số đoạn mương và bai tạm bị vỡ tại các xã Tân Pheo và Mường Chiềng. Ước tính tổng thiệt hại do mưa lũ, thiên tai gây ra khoảng gần 3, 5 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục