Phòng TN &MT huyện Cao Phong hỗ trợ thùng đựng rác tại bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh nhằm đáp ứng tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM.

Phòng TN &MT huyện Cao Phong hỗ trợ thùng đựng rác tại bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh nhằm đáp ứng tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM.

(HBĐT) - Môi trường là một tiêu chí khó trong số các tiêu chí thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Huyện Cao Phong đang “loay hoay” tìm lời giải cho việc thực hiện tiêu chí này. Đồng chí Nguyễn Tố Túc, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện cho biết, nguyên nhân chính là do các xã trên địa bàn huyện chưa thực sự quan tâm đến thực hiện tiêu chí này mà ưu tiên thực hiện các tiêu chí dễ hơn.

 

Cũng theo đồng chí Nguyễn Tố Túc, để đạt được tiêu chí này, các xã phải đạt được 5 tiêu chí gồm: Có từ 80% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 45% hộ được sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn quốc gia; trên 90% cơ sở SX -KD trên địa bàn đạt chuẩn về môi   trường: đường làng, ngõ xóm, cảnh quan xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường; nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch rác thải, chất thải, nước thải được thu gom và xử lý. Theo thống kê, hiện nay, trên địa bàn huyện Cao Phong hiện chỉ có xã Dũng Phong là gần hoàn thiện được tiêu chí này, các xã còn lại vẫn  “giậm chân tại chỗ”.

 

Đồng chí Đinh Thế Hùng, Chủ tịch UBND xã Bình Thanh cho biết: Là xã vùng lòng hồ sông Đà, diện tích chủ yếu là đồi núi, dân cư nằm rải rác dọc tuyến tỉnh lộ 435. Hiện nay, xóm Lòn là xóm duy nhất của xã có nghĩa trang tập trung, các xóm khác khi người thân qua đời người dân thường chôn trong vườn, đồi của nhà mình. Bên cạnh đó, xã cũng chưa có kinh phí cho việc xây dựng bãi rác thải dân cư nên tiện đâu đổ đấy. Tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh cũng chưa đạt được như mong muốn. Đây là một thách thức không nhỏ đối với Đảng bộ và chính quyền xã. Bản Giang Mỗ (địa phận xóm Mỗ 2) là điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và nước ngoài. Cuộc sống của hơn 100 hộ gia đình người Mường tuy đơn sơ nhưng lại cuốn hút du khách bởi nét văn hóa trong sinh hoạt và lối kiến trúc nhà sàn hiện còn lưu giữ nhiều dấu ấn của nếp nhà Mường cổ trước đây. Tuy vậy, việc xử lý rác thải ở bản Giang Mỗ vẫn theo kiểu “tự nhiên” vứt xuống sông, suối gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, với 46 hộ của xóm Mỗ 2 mới chỉ có 3 thùng đựng rác công cộng, đáp ứng chưa được 1/4 nhu cầu rác thải của người dân. Nhiều du khách nước ngoài thất vọng về việc xả rác bừa bãi, thiếu ý thức giữ gìn môi trường của người dân bản địa. Năm 2012, một nhóm sinh viên tình nguyện của Singapore đến thăm bản Giang Mỗ đã hỗ trợ xây dựng 2 nhà vệ sinh tự hoại cho 2 gia đình nghèo nhất của xóm.

 

Bên cạnh những khó khăn trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, xã Bình Thanh còn bộc lộ những hạn chế nhất định trong việc nâng cao tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh. Xã hiện có 45 bể nước công cộng. Các công trình bể nước công cộng này do thiết kế ban đầu không hợp lý cộng với việc đường ống bị hỏng nhưng chưa được khắc phục, vì vậy người dân không sử dụng được nguồn nước từ những chiếc bể này. Đồng chí Đinh Văn Vinh, Trạm trưởng Trạm y tế xã Bình Thanh, người phụ trách về NS -VSMT của xã khẳng định: Gần 90% người dân trên địa bàn xã sử dụng chủ yếu từ giếng khơi. Theo đánh giá, nước người dân sử dụng không màu, không mùi và không vị lạ. Việc có chứa thành phần gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người hay không thì xã chưa có điều kiện xác định và chưa có cơ sở để khẳng định.

 

Ngay với xã Dũng Phong, đơn vị phấn đấu về đích vào cuối năm nay (hiện đã thực hiện được 16 tiêu chí) cũng gặp không ít khó khăn. Theo đồng chí Bùi Văn Sắng, Chủ tịch UBND xã, khó khăn nhất trong thực hiện tiêu chí môi trường hiện nay là chưa có kinh phí để xây dựng nghĩa trang. Hiện tại, xã đã có bãi rác thải nhưng chưa có xe chở rác phải sử dụng nhờ xe của thị trấn Cao Phong, mỗi tuần chỉ có thể chở được 2 lượt. Đây cũng là khó khăn chung của nhiều xã trên địa bàn huyện Cao Phong. Đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Trưởng Phòng NN &PTNT huyện cho biết: Hiện nay, phòng đã lên kế hoạch chi tiết về việc thực hiện tiêu chí môi trường ở 12 xã, trong đó, ưu tiên tập trung vào các xã điểm của tỉnh và huyện. Xã Dũng Phong sẽ được Nhà nước đầu tư 3, 5 tỷ đồng để thực hiện tiêu chí này. Trong đó, xã dành 2 tỷ đồng để xây dựng nghĩa trang và 1, 5 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị thu gom rác thải.

 

Từ thực tế trên, các xã trên địa bàn huyện Cao Phong rất cần sự quan tâm hỗ trợ nhiều hơn nữa của chính quyền các cấp, trong đó có việc ưu tiên dành nguồn kinh phí cho thu gom, xử lý rác thải. Bên cạnh đó, chính quyền và các hội, đoàn thể cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành của người dân trong chỉnh trang KDC, cải tạo khuôn viên hộ gia đình, xây dựng các công trình vệ sinh sạch sẽ; xử lý nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm môi trường... Bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ sức khoẻ của mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng.

 

 

 

                                                                 Minh Tuấn

                                                       (Đài TT-TH Cao Phong)

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Lớp tập huấn viết đề tài sáng kiến giải pháp công tác năm học 2014 - 2015.
Không có hình ảnh

Ngày và đêm nay, Hà Nội tiếp tục mưa to đến rất to

Dự báo trong ngày và đêm nay, mưa dông vẫn sẽ còn tiếp tục duy trì trên khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận. Trong cơn dông cần đề phòng các hiện tượng thời tiết cực đoan như tố lốc và gió giật mạnh.

Bồi dưỡng kiến thức quản lý vận hành hệ thống cấp nước tập trung

(HBĐT) - Trong 4 ngày (từ ngày 12-15/8), Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường (Sở NN & PTNT) tổ chức tập huấn quản lý vận hành và bảo dưỡng hệ thống cấp nước tập trung cho 50 học viên là tổ trưởng và cán bộ quản lý, vận hành công trình cấp nước sinh hoạt tại các huyện, thành phố trong tỉnh.

Chú trọng công tác bảo vệ thực vật trong sản xuất vụ mùa, hè – thu

(HBĐT) - Theo Chi cục BVTV, vụ mùa, hè - thu năm nay, toàn tỉnh gieo trồng khoảng 45.000 ha cây hàng năm (không kể cây cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày), trong đó, diện tích lúa khoảng 23.253 ha, khoảng 13.873 ha ngô, 408 ha đậu tương, 1.370 ha lạc, trên 3.000 ha rau đậu các loại. Đến nay, các loại cây đều được đảm bảo tốt thời vụ gieo trồng, cơ cấu giống.

Tập huấn triển khai phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

(HBĐT) - Ngày 8/8, Sở TN&MT tổ chức hội nghị tập huấn triển khai Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ Quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, có hiệu lực từ ngày 20/1/2014.

Di chuyển 50 hộ dân 2 xã Tân Mai, Phúc Sạn về nơi ở mới

(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch số 301 của Ban chỉ đạo dự án di dân Tân Mai- Phúc Sạn, ngày 7/8, UBND huyện Mai Châu họp bàn thực hiện các giải pháp di chuyển 50 hộ dân vùng sạt lở thuộc 2 xã Tân Mai, Phúc Sạn đến tái định cư tại đội 4, Công ty TNHH một thành viên Sông Bôi, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thuỷ.

Tăng cường công tác quản lý an toàn đập thủy điện

(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có 05 hồ thủy điện nhỏ đang vận hành phát điện nằm trên địa bàn các huyện Cao Phong, Mai Châu, Đà Bắc và Lạc Sơn với tổng công suất 13,55 MW, gồm: Nhà máy thủy điện Vạn Mai (Mai Châu) có công suất 0,6 MW; Nhà máy thủy điện So Lo 1 (Mai Châu) có công suất 5,2 MW; Nhà máy thủy điện Suối Nhạp A (Đà Bắc) công suất 4 MW; Nhà máy thủy điện Định Cư (Lạc Sơn) công suất 1,05 MW; Nhà máy thủy điện Suối Tráng (Cao Phong) công suất 2,7 MW.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục