Hệ thống tưới nhỏ giọt của vườn anh Lý Đình Hưng, khu 5B, thị trấn Cao Phong đã phát huy hiệu quả thiết thực.
(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, không chỉ ở Cao Phong mà nhiều vùng trồng cây nông nghiệp trên toàn tỉnh sử dụng cách tưới tràn (dùng máy bơm và ống dẫn tưới cho cây). Cách làm này gây lãng phí nước và công lao động nhưng hiệu quả kinh tế thấp.
Công nghệ mới
Trong những năm gần đây, do được giá nên diện tích trồng cam ở Cao Phong phát triển mạnh. Hiện nay, cả huyện Cao Phong trồng được trên 1.000 ha cam các loại. Cùng với đó là nhu cầu nước tưới cho cây tăng mạnh, nhất là mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 âm lịch năm sau. Ngoài sử dụng nước mặt, nhiều hộ tăng cường đào, khoan giếng để dùng nước ngầm. Tuy nhiên, Cao Phong vốn là vùng đất ít nước nhất tỉnh, nhiều diện tích trồng cam có nước tưới là khó khăn. Do vậy, việc khai thác nguồn nước và sử dụng nguồn nước hợp lý, hiệu quả là bài toán khó với nhiều chủ vườn. Năm 2013, Trung tâm thủy lợi miền núi phía Bắc, Viện Khoa học thủy lợi (Bộ NN &PTNT) đã tiến hành triển khai thử nghiệm 3 ha công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel. Viện tổ chức tập huấn, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật cho những hộ gia đình lắp đặt. Hệ thống tưới nhỏ giọt dẫn từ nguồn về vườn thông qua hệ thống lọc, bể bón phân, đồng hồ đo áp lực, xả hơi dẫn từng hàng cây về đến từng cây.
Thạc sĩ Nguyễn Xuân Kiều, Trung tâm Thủy lợi miền núi phía Bắc, Viện Khoa học thủy lợi (Bộ NN &PTNT) cho biết: Đây là công nghệ mới tiên tiến nhất thế giới. Mọi thiết bị từ ống dẫn đều nhập khẩu từ
Cần giải pháp hoàn thiện
Một trong những vườn triển khai công nghệ tưới nhỏ giọt là của gia đình anh Lý Đình Hưng, khu 5B, thị trấn Cao Phong. Anh cho biết: Tôi đã tìm hiểu qua nhiều tài liệu về công nghệ tưới này và thấy rất ưu việt. Khi có chương trình hỗ trợ về công nghệ, kỹ thuật của Trung tâm Thủy lợi miền núi phía Bắc, tôi xung phong đầu tư thử nghiệm. Mức đầu tư từ 30 - 40 triệu đồng /ha. Qua gần một năm làm trên vườn nhà, tôi thấy tưới bằng hình thức này tiết kiệm được 40% lượng nước, 90% công tưới và 30% phân bón. Vườn nhà tôi có nguồn nước ở xa nên phải mua nước với giá 160.000 đồng /giờ bơm. Trước đây, mỗi lần tưới cho 2 ha cam, 2 người phải tưới cả ngày mới xong. Rất tốn kém tiền chi phí bơm nước. Ngại nhất là công dùng ống mềm tưới cho từng cây nên không tưới được thường xuyên. Khi bón phân cũng vậy, lúc nào thấy trời mưa mang phân đi bón đến từng gốc. Nhiều khi bón xong, trời nắng phân cũng tan rất lãng phí mà cây không hấp thụ được. Giờ đây, mỗi lần bón phân tôi pha vào bể rồi bật máy bơm là xong. Chỉ chừng 2 tiếng đồng hồ, cả vườn đều được tưới. Lượng nước các cây đều như nhau. Người tưới cây chỉ đi xem máy tưới. Do tiện ích cứ 2 ngày tôi tưới cây một lần nên cây lúc nào cũng ẩm.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, việc đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt ở cây cam nói riêng, cây có múi ở Cao Phong nói chung có nhiều ưu điểm nhưng vẫn còn có những vướng mắc cần tháo gỡ. Đối với người dân ở Cao Phong, canh tác nông nghiệp theo hướng đại trà phần lớn là dùng máy. Khi lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt đường ống chôn xuống đất, đến cây được đưa nổi lên mặt để tưới. Khi làm cỏ bằng máy phát, thường xuyên phát vào đường ống nước. Anh Hưng cho biết thêm: Vào mùa mưa thì khoảng 20 ngày phát cỏ một lần. Mỗi lần như vậy cũng vô tình phát vào đường ống nước vài lần. Mặt khác, vào cuối vụ thu hoạch, bà con thường đào khoanh tán để bón phân và khử trùng cũng thường xuyên mắc phải ống dẫn, rất mất công sửa chữa nối ống. Mặt khác, hiện tại, ống nước tưới có nhiều đầu dẫn nhỏ giọt (40 cm một đầu), việc tưới cho cây đồng thời cũng làm ẩm dọc theo hàng cây, như vậy sẽ làm cỏ mọc nhiều. Nếu khắc phục được những nhược điểm này, công nghệ tưới hoàn thiện hơn, sẽ là giải pháp tối ưu cho vùng đất cằn cỗi của Cao Phong.
Việt Lâm
(HBĐT) - Hội Nông dân tỉnh vừa phối hợp với UBND xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi tổng kết mô hình giống lúa chất lượng cao RVT vụ mùa 2014. Qui mô thực hiện là 14 ha, tại thôn Ve 8 ha và thôn Trang 6 ha với 100 hộ tham gia.
(HBĐT) - Chiều 29/9, Phòng Cảnh sát PCCC&CN, CH (Công an tỉnh) phối hợp với Công ty TNHH Anh Phong tổ chức thực tập phương án chữa cháy tại Trung tâm thương mại AP PLAZA.
(HBĐT) - Theo số liệu rà soát, toàn tỉnh hiện có 17.756 chủ rừng gồm 8 tổ chức và 17.748 hộ gia đình cộng đồng dân cư tại 45 xã, phường, thị trấn ở 5 huyện, thành phố nhận khoán, bảo vệ khoảng 73.802 ha rừng thuộc diện cung ứng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trong lưu vực nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
(HBĐT) - Ngày 26/9 tại xóm Đạn, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn), Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh đã tổ chức hội nghị đầu bờ lớp huấn luyện nông dân (FFS) về các hoạt động chọn tạo giống lúa vụ mùa năm 2014 theo chương trình Dự án “Đưa lý thuyết vào thực tiễn, mở rộng quy mô quản lý đa dạng sinh học của người dân đối với an ninh lương thực”.
(HBĐT) - Ngày 24/9, Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức hội nghị đầu bờ lớp huấn luyện nông dân (FFS) về các hoạt động chọn tạo giống lúa vụ mùa 2014 tại thôn Đồng Tiến, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn. Đây là chương trình thuộc Dự án “Đưa lý thuyết vào thực tiễn, mở rộng quy mô quản lý đa dạng sinh học của người dân đối với an ninh lương thực” (Dự án VM042).
(HBĐT) - Ngày 24/9, tại Trung tâm hội nghị Hòa Bình đã diễn ra lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi sáng tạo TTN, nhi đồng toàn quốc lần thứ 10 (năm 2013- 2014). Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng KHCN tỉnh.