UBND TP Hoà Bình  triển khai mô hình  “một cửa” hiện đại tạo thuận lợi cho người dân trong giải quyết TTHC.

UBND TP Hoà Bình triển khai mô hình “một cửa” hiện đại tạo thuận lợi cho người dân trong giải quyết TTHC.

(HBĐT) - Tính đến tháng 9/2014, tỉnh ta đã công bố 1.887 thủ tục hành chính (TTHC), trong đó, 1.189 TTHC thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, 275 TTHC thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện, 202 TTHC thuộc thẩm quyền UBND cấp xã, có 221 TTHC được sửa đổi, bổ sung. Việc ban hành, thực hiện cải cách TTHC tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi có yêu cầu giải quyết công việc. Thời gian qua, nhiều đơn vị đã thực hiện công khai TTHC, địa chỉ tiếp nhận phản ánh theo quy định tại trụ sở và trên trang thông tin điện tử tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tìm hiểu, tra cứu, giám sát việc triển khai thực hiện.

 

Đồng chí Hồ Thị Bạch Thắng, Trưởng phòng kiểm soát TTHC (Sở Tư pháp) cho biết: Hàng năm, UBND tỉnh đều ban hành kế hoạch kiểm soát, rà soát TTHC, trên cơ sở đó, các cơ quan phối hợp thực hiện kiểm soát, rà soát tại các sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố. Nội dung kiểm tra, rà soát tập trung về công tác chỉ đạo, điều hành, đánh giá tác động TTHC, giải quyết TTHC và tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, việc niêm yết, rà soát TTHC...  Đến nay, tỉnh ta đã thiết lập được hệ thống đầu mối cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát TTHC tại 3 cấp với 293 công chức, trong đó, cấp tỉnh có 52 người, cấp huyện 31 người, cấp xã 210 người. Theo số liệu thống kê về giải quyết TTHC, từ năm 2012 đến nay, các cấp đã tiếp nhận giải quyết 300.668 hồ sơ, trong đó có 417 hồ sơ quá hạn. Nguyên nhân chậm giải quyết được đánh giá chủ yếu do hồ sơ chưa đầy đủ nội dung và do nguyên nhân chủ quan của tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC. Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, năm 2012, chỉ số về “Cải cách TTHC” của tỉnh đạt 7, 75 điểm, đứng thứ 50/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Năm 2013, chỉ số này đã có cải thiện đáng kể, đứng thứ 18/63, tăng 32 bậc so với năm 2012.

 

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc ban hành TTHC trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều vấn đề quan tâm. Mục tiêu cuối cùng là để tạo thuận lợi, giảm phiền hà cho người dân, DN khi có yêu cầu giải quyết công việc với cơ quan Nhà nước nhưng nhiều TTHC vẫn chưa quan tâm đến mục tiêu này mà chú trọng để dễ kiểm soát, dễ quản lý từ việc ban hành quy định làm cho TTHC thường gồm rất nhiều loại giấy tờ, trong khi có nhiều vấn đề thuộc về trách nhiệm xác minh của cơ quan có thẩm quyền hoặc chính cơ quan tiếp nhận, giải quyết TTHC buộc phải biết chứ không có quyền yêu cầu người dân phải thực hiện. Giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương còn tình trạng chồng chéo, không thống nhất về TTHC. Một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm đến kiểm soát, rà soát, đánh giá tác động để biết TTHC đó được thực hiện trong thực tiễn như thế nào, có khả thi hay không, có được xã hội đồng thuận thực hiện không để sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ thủ tục khi không còn phù hợp, không còn cần thiết. Điều này dẫn đến TTHC sau khi ban hành không phù hợp sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho người dân, doanh nghiệp. Việc niêm yết bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết, địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính tại nơi tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn làm theo hình thức, hình thức niêm yết sơ sài, khó tra cứu, chưa đúng theo mẫu quy định, niêm yết TTHC đã hết hiệu lực thi hành...

 

Để hạn chế những tồn tại, bất cập trong ban hành TTHC, nhiệm vụ trọng tâm được UBND tỉnh xác định trong thời gian tới đó là, kịp thời rà soát, thống kê những TTHC mới được ban hành, những TTHC được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết để trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công bố; niêm yết đầy đủ, công khai bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết tại trụ sở và trên trang thông tin điện tử của các ngành, địa phương. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra hoạt động ban hành TTHC tại các cơ quan trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, các sở, ban, ngành khi tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản để quy định về TTHC cần đánh giá đầy đủ tác động của TTHC với đời sống xã hội, tính toán chi phí tuân thủ TTHC có trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để xác định sự cần thiết hay không cần thiết ban hành. Đồng thời tăng cường truyền thông giúp người dân và tổ chức nắm bắt đầy đủ quyền được yêu cầu cơ quan Nhà nước giải quyết TTHC, quyền được giám sát tiếp nhận, giải quyết TTHC và quyền được phản ánh, kiến nghị của mình khi phát hiện cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết TTHC không đúng quy định.

 

                                                                               

 

                                                                       Hà Thu

 

Các tin khác

Trạm kiểm tra trọng tải xe lưu động cân trọng tải đối với 3 phương tiện xe ô tô vi phạm.
Không có hình ảnh
Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản ký cam kết.
Không có hình ảnh

16 sở, ngành và 100% đơn vị cấp huyện và xã duy trì cơ chế một cửa, một cửa liên thông

(HBĐT) - Theo thống kê của cơ quan chức năng, đến nay đã có 16/19 sở, ngành và 11/11 đơn vị cấp huyện và 210/210 đơn vị cấp xã duy trì cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Triển khai các phương án PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ”

(HBĐT) - Chi Cục kiểm lâm cho biết: Đã chính thức bước vào mùa khô cần khẩn trương kiện toàn BCH PCCCR các cấp, triển khai các phương án PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với thực tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCCCR, bảo vệ bền vững tài nguyên rừng.

Nhiều công trình ở Kim Bôi thi công kiểu “hành dân”

(HBĐT) - Bỗng dưng mất nước sinh hoạt, cổng nhà bị lật tung, thức trắng đêm tát nước trong lòng nhà …, đó là những gì mà người dân đã phải gánh chịu khi trở thành nạn nhân của thi công kiểu “hành dân” của một số công trình trọng điểm trên địa bàn huyện Kim Bôi.

Đánh giá kết quả thực hiện mô hình phòng trừ ruồi hại quả tại huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Ngày 11/11, Chi cục Bảo vệ thực vật – Sở NN&PTNT đã đi khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện mô hình “Phòng trừ ruồi đục quả hại cây có múi và cây họ bầu bí trên địa bàn huyện Tân Lạc”.

Thu hồi trên 307 ha đất các loại tại huyện Lương Sơn

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có Quyết định số 1629/QĐ-UBND về việc thu hồi 307,65 ha đất các loại tại huyện Lương Sơn, trong đó thị trấn Lương Sơn 186,26 ha, xã Tân Vinh 55,94 ha, xã Hoà Sơn 63,97 ha và xã Nhuận Trạch 1,48 ha do Công ty TNHH một thành viên Cửu Long quản lý nhưng không có nhu cầu sử dụng để cho UBND huyện Lương Sơn quy hoạch cho các mục đích sử dụng đất.

Đề nghị công nhận 21 cây đầu dòng giống cam, quýt tại huyện Cao Phong

(HBĐT) - Ngày 9/11, Sở NN&PTNT đã tổ chức hội nghị bình tuyển, công nhận cây đầu dòng 4 giống cam, quýt tại huyện Cao Phong, gồm các giống: CS1, Xã Đoài cao (Xã Đoài Cao Phong 1), Xã Đoài lùn (Xã Đoài Cao Phong 2), quýt Ôn Châu. Đây là nội dung quan trọng thuộc khuôn khổ đề tài khoa học “Bình tuyển, công nhận cây đầu dòng, nhân giống phục vụ sản xuất một số giống cam, quýt tại huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình” do Trung tâm Giống cây trồng tỉnh thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục