Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Cao Phong  giới thiệu về cam Cao Phong với đoàn công tác tỉnh Đồng Tháp.

Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Cao Phong giới thiệu về cam Cao Phong với đoàn công tác tỉnh Đồng Tháp.

(HBĐT) - Tháng 11/2014, 4 giống cam của huyện Cao Phong gồm: CS1, Xã Đoài lùn, Xã Đoài cao và cam Canh được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH &CN) cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Mặc dù đều có nguồn gốc di thực nhưng các giống cam trồng tại Cao Phong phù hợp với điều kiện khí hậu, nông hóa, thổ nhưỡng.

 

Do đó vẫn duy trì được những đặc tính di truyền tốt của giống gốc, thậm chí còn thể hiện một số ưu thế về chất lượng như mọng nước, ngọt, hình thái đẹp và được nhiều người ưa chuộng. Đến nay, cam Cao Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của tỉnh được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Đây là hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cao nhất dùng cho các sản phẩm có chất lượng đặc thù do các điều kiện địa lý của khu vực quyết định. Có thể coi sự kiện trên là bước đột phá, bượt ngoặt mang tính chiến lược, mở ra nhiều cơ hội cho cam Cao Phong cũng như sự phát triển kinh tế của huyện.

 

Đồng chí Vũ Đình Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Toàn huyện hiện phát triển trên 1.200 ha cam, quýt các loại. Trong đó, cam, quýt trong thời kỳ kinh doanh khoảng 600 ha, sản lượng cả vụ năm 2014 - 2015 ước dạt trên 16.500 tấn, đạt 540 - 670 triệu đồng /ha. Đặc biệt, từ khi được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý, người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh biết đến thương hiệu cam Cao Phong nhiều hơn, giá cũng tăng lên trên 1, 5 lần. Cam Cao Phong không chỉ được tiêu thụ rộng rãi tại các tỉnh phía Bắc mà đã trở thành món quà được gửi vào các tỉnh phía Nam. Chỉ dẫn địa lý đã đem lại hiệu quả rệt ngay từ vụ đầu tiên. Đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ người trồng cam trước các hành vi gian lận, tranh chấp thương mại về tên gọi sản phẩm trong nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, cộng cụ quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh và quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa.

 

Huyện Cao Phong xác định đây là niềm tự hào, tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Thách thức chính được xác định là việc duy trì chất lượng đặc thù của các sản phẩm và sử dụng đúng, bảo vệ được tên thương mại trên thị trường. Vì vậy, ngay trong tháng 1/2015, huyện đã ra quyết định thành lập BCĐ quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam Cao Phong do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban. Các phòng và đơn vị chức năng, Chủ tịch UBND xã, thị trấn, đội QLTT là ủy viên, BCĐ có trách nhiệm tuyên truyền đến các cấp, ngành, hộ SX -KD sản phẩm cam duy trì và phát triển chỉ dẫn địa lý. Giới thiệu, quảng bá cam Cao Phong ra các tỉnh, thành phố. Duy trì, phát triển các giống cam đã được bảo hộ. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, kiểm soát các loại cam đảm bảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, ATTP khi lưu thông trên thị trường. Xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong và các trường hợp gian lận thương mại trong SX -KD cam trên địa bàn huyện... Thời gian qua, huyện đã phối hợp tổ chức tuần lễ cam Cao Phong tại Hà Nội; đưa cam Cao Phong tham gia chương trình quảng bá thương hiệu đặc sản vùng miền Việt Nam và kiểm tra các hộ kinh doanh cam trên địa bàn; tổ chức cho các hộ kinh doanh ký cam kết không trà trộn cam Trung Quốc vào bán. Thời gian tới, huyện dự kiến thành lập Hội những người trồng cam để quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý được tốt hơn.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Ánh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao Phong cho biết. Diện tích cam, quýt do Công ty quản lý chiếm gần 700/1.200 ha cam, quýt tàn huyện. Thách thức lớn nhất trong quản lý chỉ dẫn địa lý cho cam Cao Phong là việc người trồng cam thực hiện đúng quy trình kỹ thuật từ chọn giống, đầu tư, chăm sóc đảm bảo ATTP, chất lượng sản phẩm tại các hộ trồng cam, quýt ở các xã, thị trấn. Ngoài diện tích cam, quýt tập trung tại Công ty, diện tích tại các xã, thị trấn vẫn manh mún. Việc đầu tư, chăm sóc của một số hộ dân còn hạn chế. Để quản lý và phát huy tốt chỉ dẫn địa lý cần tăng cường quảng bá sản phẩm để nhiều người biết đến. Đồng thời vận động người trồng cam thực hiện đúng các quy trình sản xuất, đảm bảo ATTP theo tiêu chuẩn Vietgap. Kiểm tra, kiểm soát yêu cầu các hộ kinh doanh thực hiện nghiêm cam kết không trà trộn cam, quýt Trung Quốc giả danh cam Cao Phong để bán cho người tiêu dùng. Tính đến cuối tháng 2/2015, các loại cam Xã Đoài, cam Canh tại vườn đã hết, chỉ còn duy nhất loại cam V2. Chúng tôi đã thông báo để huyện có thông báo rộng rãi để người tiêu dùng biết. Trừ trường hợp một số hộ kinh doanh còn tích trữ, bảo quản 2 loại cam trên nhưng với số lượng không nhiều. Người tiêu dùng cũng nên nắm bắt thông tin để mua được cam Cao Phong chính gốc, đảm bảo chất lượng.

 

                                                                   

 

                                                                             Cẩm Lệ

Các tin khác

Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành tham dự hội nghị trực tuyến.
Phòng Kinh tế thành phố Hòa Bình kiểm tra, rà soát diện tích lúa đã cấy có nguy cơ bị hạn, hướng dẫn bà con khắc phục hạn cho lúa.
Không có hình ảnh
Thứ trưởng Bộ GT-VT Nguyễn Hồng Trường và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh kiểm tra tiến độ tuyến Hòa Lạc- TP. Hòa Bình.

Tìm kiếm nguồn nước dưới đất cho vùng núi cao, vùng khan hiếm nước

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến năm 2020, các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước trên địa bàn 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ được điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất. Dự kiến số vùng được điều tra, đánh giá là 1.333 vùng (số vùng được xác định cụ thể trên cơ sở đánh giá kết quả các đề tài, dự án điều tra đã thực hiện và nhu cầu thực tế do địa phương đề xuất) gồm: Khu vực Bắc Bộ (16 tỉnh, trong đó có tỉnh ta). Khu vực Bắc Trung Bộ (4 tỉnh). Khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (12 tỉnh, thành phố). Khu vực Nam Bộ (12 tỉnh).

Có bắt buộc phải đóng Quỹ phòng - chống thiên tai?

(HBĐT) - Chị Nguyễn Thị Thơm (TPHB) hỏi: Vợ chồng tôi đều là lao động tự do và thường xuyên đi làm ăn xa nhưng hàng năm vẫn phải đóng quỹ phòng, chống thiên tai ở KDC. Xin hỏi, đây có phải là quy định bắt buộc không?

Không ngừng nâng cao đời sống cho đồng bào Mông

(HBĐT) - Đồng bào Mông ở huyện Mai Châu sinh sống chủ yếu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò với trên 1.100 hộ, gần 6.000 nhân khẩu. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, các công trình hạ tầng kinh tế được đầu tư xây dựng đồng bộ, nhiều dự án hỗ trợ sản xuất được triển khai thực hiện đã tạo điều kiện cho xã phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

Mô hình “Cộng đồng tham gia bảo vệ rừng” ở khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông

(HBĐT) - Tại vùng đệm của khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông có 51 thôn, xóm với 2.680 hộ gia đình, 13.500 nhân khẩu chủ yếu là dân tộc Mường. Ở đây, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn, sống phụ thuộc vào rừng, tạo áp lực lớn đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR trong khu bảo tồn.

Kim Bôi phát động Tết trồng cây xuân Ất Mùi

(HBĐT) - Sáng ngày 26/2, tại xóm Ve, xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi tổ chức lễ phát động Tết trồng cây xuân Ất Mùi. Dự lễ phát động có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh và huyện Kim Bôi.

Huyện Cao Phong phát động Tết trồng cây

(HBĐT) - Ngày 26/2, UBND huyện Cao Phong đã phối hợp với Hội CCB tỉnh tổ chức lễ phát động Tết trồng cây xuân Ất Mùi 2015.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục