Cao Phong là huyện đầu tiên của tỉnh phát động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ - PCCN lần thứ 17, năm 2015.

Cao Phong là huyện đầu tiên của tỉnh phát động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ - PCCN lần thứ 17, năm 2015.

(HBĐT) - Tuần lễ quốc gia về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ (ATLĐ-PCCN) lần thứ 17, năm 2015 của tỉnh với chủ đề "Mỗi doanh nghiệp, người lao động chủ động các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ để bảo vệ chính mình, doanh nghiệp và xã hội” bắt đầu từ ngày 15- 21/3. Phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Trung Dũng, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, Phó trưởng ban thường trực BCĐ Tuần lễ của tỉnh xung quanh vấn đề này.

 

PV: Xin đồng chí đánh giá đôi nét về công tác ATVSLĐ của tỉnh ta trong thời gian qua vừa qua?

Đồng chí Nguyễn Trung Dũng: Trong thời gian qua, công tác ATVSLĐ đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo tích cực của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Cụ thể, ngày 25/12/2013, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 78-KH/TU về việc thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh công tác ATLĐ, VSLĐ trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; Kế hoạch số 05, ngày 22/01/2015 của BCĐ tỉnh về việc tổ chức Tuần lễ  quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ 17, năm 2015. Vì vậy, trong những năm qua, công tác ATVSLĐ có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động trong việc chấp hành các quy định pháp luật về ATVSLĐ-PCCN đã được nâng cao. Năm 2014, số vụ tai nạn lao động giảm đáng kể. Theo số liệu báo cáo trên địa bàn tỉnh  sảy ra 4 vụ TNLĐ làm 4 người chết và 2 người bị thương nặng; số người mắc bệnh nghề nghiệp 6 người. So với năm 2013, giảm 9 vụ TNLĐ, số người chết giảm 9 người, số người bị thương giảm 8 người. Tần suất tai nạn chết người giảm từ 0,53‰ (năm 2013) xuống còn 0,24‰ (năm 2014).

 Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác ATVSLĐ-PCCN trên địa bàn tỉnh ta vẫn còn không ít khó khăn, tồn tại. Theo thống kê, hiện tại trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp và chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ; sản xuất và kinh doanh nhiều ngành nghề có tiềm ẩn nguy cơ cao mất ATLĐ như: khai thác khoáng sản, xây dựng, sản xuất VLXD, chế biến kim loại và các nguyên vật liệu khác. Các doanh nghiệp không tập trung mà phân tán rải rác nên việc quản lý, thông tin, tuyên truyền, thanh kiểm tra gặp không ít khó khăn. Vẫn còn một số doanh nghiệp chưa chấp hành pháp luật về ATVSLĐ như: Không xây dựng kế hoạch BHLĐ, không trang bị PTBVCN cho người lao động hoặc có trang bị chỉ mang tính hình thức, chất lượng không đảm bảo, không huấn luyện ATVSLĐ trong doanh nghiệp, không huấn luyện công tác ATVSLĐ cho người lao động, không có các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, không xây dựng quy trình và các biện pháp làm việc an toàn. Về phía người lao động, tác phong làm việc chưa mang tính công nghiệp, ý thức chấp hành công tác ATVSLĐ chưa cao, không sử dụng PTBVCN được trang bị. Một số lao động còn chưa nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình nên còn xem nhẹ công tác ATVSLĐ-PCCN. Công tác phối kết hợp giữa các ngành chức năng chưa được chặt chẽ, còn chồng chéo, còn có lỗ hổng cho các doanh nghiệp lợi dụng. Lực lượng thanh tra về ATVSLĐ còn mỏng, công tác thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ-PCCN còn hạn chế về số lượng, chất lượng. Kinh phí cho công tác ATVSLĐ rất hạn chế...

PV: Như vậy, việc thực hiện các quy định pháp luật về công tác ATVSLĐ-PCCN còn gặp không ít những trở ngại, vậy các giải pháp chủ yếu để đảm bảo thực hiện tốt hơn công tác này trong năm 2015 và những năm tiếp theo?

Đồng chí Nguyễn Trung Dũng: Một là, tăng cường công tác QLNN; quy định rõ trách nhiệm của từng cấp, ngành; nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện của các đơn vị, doanh nghiệp và người dân về công tác ANVSLĐ-PCCN. Tập trung đẩy mạnh các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ 17 với những nội dung thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện của từng ngành, địa phương, cơ sở lao động. Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huấn luyện và các hoạt động hướng dẫn, tư vấn pháp luật về ATVSLĐ-PCCN để nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về công tác ATVSLĐ-PCCN; người lao động phải biết tự bảo vệ chính bản thân mình. Ba là, tăng cường và đẩy mạnh sự phối kết hợp giữa các ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra. Kiên quyết xử lý nghiêm các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm công tác ATVSLĐ-PCCN. Bốn là, tổ chức Công đoàn các cấp thực hiện tốt chức năng giám sát, kiểm tra, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động về chính sách lao động, ATVSLĐ; chủ động phối hợp với người sử dụng lao động làm tốt công tác ATVSLĐ tại cơ sở; đẩy mạnh phong trào thi đua “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ”, ngăn chặn, đầy lùi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sự cố nghiêm trọng. Năm là, đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện tốt công tác ATVSLĐ-PCCN trong mỗi ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, cơ sở lao động. Biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ATVSLĐ-PCCN; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

PV: Hàng năm, Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN được coi là điểm nhấn cho công tác ATVSLĐ-PCCN của một năm, xin đồng chí cho biết nội dung chính trong Kế hoạch tổ chức Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ 17 năm nay?

Đồng chí Nguyễn Trung Dũng: Theo hướng dẫn của BCĐ Trung ương, BCĐ tỉnh Hòa Bình đã xây dựng Kế hoạch số 05, ngày 22/01/2015 tổ chức Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ 17 tại tỉnh. Theo đó, Tuần lễ bắt đầu từ ngày 15- 21/3 với chủ đề “Mỗi doanh nghiệp, người lao động chủ động các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ để bảo vệ chính mình, doanh nghiệp và xã hội”. Trong đó, giao công việc, nhiệm vụ cho các BCĐ tỉnh, huyện, thành phố và các doanh nghiệp cần thực hiện các công việc trong thời gian trước, trong và sau Tuần lễ như: việc tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp hưởng ứng Tuần lễ và công tác kiểm tra trong Tuần lễ. Đặc biệt, năm nay, BCĐ tỉnh chỉ đạo các BCĐ huyện, thành phố nên phối kết hợp với các doanh nghiệp lớn, BQL các khu công nghiệp hoặc Hiệp hội doanh nghiệp để tổ chức phát động Tuần lễ để  đảm bảo theo yêu cầu của Kế hoạch đề ra là: tập trung hướng về cơ sở, doanh nghiệp và người lao động, tránh hình thức, lãng phí và để người sử dụng lao động, người lao động cùng chung tay hành động đảm bảo ATVSLĐ-PCCN trong lao động sản xuất. Tuy vậy, công tác ATVSLĐ-PCCN không phải chỉ thực hiện trong tuần lễ phát động mà phải là việc làm thường xuyên của các doanh nghiệp, các tổ chức có sử dụng lao động, mỗi doanh nghiệp, mỗi người lao động phải luôn tuân thủ các quy định về ATVSLĐ-PCCC trong suốt quá trình hoạt động SX-KD vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vì sức khỏe và hạnh phúc của người lao động và đảm bảo an sinh xã hội.

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

 

 

  Hương Lan .(T.H)

           

 

 

 

Các tin khác

Tổ bảo vệ thực vật xã Nhuận Trạch – Lương Sơn hướng dẫn, kiểm tra phát hiện sâu bệnh hại trên diện tích lúa chiêm thời kỳ đẻ nhánh.
Học viên nông dân xã hưởng lợi được huấn luyện, thực hành điều tra sâu bệnh tại hiện trường sản xuất.
Mỗi ngày khu xử lý rác Lương Sơn tiếp nhận 40 tấn rác thải sinh hoạt của TP Hòa Binh.
Nhóm lập dự toán thôn Mu, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) 

mô tả, thiết kế theo quy trình sổ tay hướng dẫn CDF.

Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ- PCCN năm 2015 diễn ra từ ngày 15- 21/3

(HBĐT) - Sáng 10/3, Ban chỉ đạo Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ-PCCN) tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Tuần lễ ATVSLĐ-PCCN lần thứ 17 năm 2015. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.

Triển khai nhiệm vụ công tác chăn nuôi – thú y

(HBĐT) - Ngày 9/3, Chi cục Thú y đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác chăn nuôi – thú y năm 2014, triển khai kế hoạch năm 2015.

Cơ hội và thách thức khi cam Cao Phong được bảo hộ chỉ dẫn địa lý

(HBĐT) - Tháng 11/2014, 4 giống cam của huyện Cao Phong gồm: CS1, Xã Đoài lùn, Xã Đoài cao và cam Canh được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH &CN) cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Mặc dù đều có nguồn gốc di thực nhưng các giống cam trồng tại Cao Phong phù hợp với điều kiện khí hậu, nông hóa, thổ nhưỡng.

Tạo điều kiện cho tổ chức KH-CN thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm

(HBĐT) - Ngày 6/3, UBKH-CN và MT (Quốc hội khoá XIII) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Đồng chí Vũ Đức Đam, UVT.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các sở, ngành liên quan.

Gần 1.400 ha lúa có nguy cơ bị hạn

(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh từ các huyện, thành phố tính đến ngày 6/3, toàn tỉnh đã cấy được 14.277 ha, thực hiện 89% tổng diện tích. Diện tích lúa đã chuyển sang trồng màu là 497 ha. Đối với các cây trồng màu vụ xuân, đã trồng được 5.488 ha ngô, 751ha khoai lang, 2.472 ha lạc, 22 ha đậu tương, 2.855 ha sắn, 976 ha dong riềng và 5.409 ha mía.

Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai

(HBĐT) - Ngày 3/3, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 278 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Hòa Bình. Quy chế này quy định về tổ chức bộ máy quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai (gọi tắt là Quỹ); công tác quản lý, thu nộp, sử dụng và quyết toán Quỹ trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục