Từ Dự án “Máy bơm áp lực cao dùng sức nước” đã đoạt giải nhất tại hội thi Khoa học kỹ thuật toàn quốc. Ảnh: Thầy Phạm Đình Mẫn và 2 học trò: Nguyễn Tuấn Hùng (bên trái), Trần Ngọc Vũ (bên phải)  đã chế tạo thành công phiên bản ứng dụng.

Từ Dự án “Máy bơm áp lực cao dùng sức nước” đã đoạt giải nhất tại hội thi Khoa học kỹ thuật toàn quốc. Ảnh: Thầy Phạm Đình Mẫn và 2 học trò: Nguyễn Tuấn Hùng (bên trái), Trần Ngọc Vũ (bên phải) đã chế tạo thành công phiên bản ứng dụng.

(HBĐT) - Đó là dự án “Máy bơm áp lực cao dùng sức nước” của 2 học sinh Nguyễn Tuấn Hùng và Trần Ngọc Vũ (lớp 11 chuyên lý - trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ) đã đạt giải nhất tại hội thi KH-KT toàn quốc vừa qua. Dự án được đánh giá có tính ứng dụng thực tế, giải quyết được nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân vùng cao khi các con sông, suối nhỏ ít nước và thấp so với nơi ở.

 

Từ ý tưởng đến hoàn thiện

 

Chia sẻ về ý tưởng ban đầu, Trần Ngọc Vũ bộc bạch: “Với tính chất nghề nghiệp, mẹ  em thường xuyên phải đi công tác về địa bàn vùng sâu, vùng cao. Trong những lần được cùng mẹ đi làm, cảnh bà con phải gánh từng thùng nước từ suối, sông lên nhà, nương, đồi để sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất. Nhận thấy những hộ gia đình, KDC có địa thế cao hơn so với mực nước, hàng ngày phải vất vả để có nguồn nước dùng em đã nuôi ý tưởng từ đó. Trong quá trình học tập, em thi vào chuyên lý để thỏa nguyện ước mơ sáng tạo, lắp ráp từ nhỏ của mình”. Được học tập trong môi trường sáng tạo, Vũ đã phát huy được khả năng và em được trường tuyển chọn tham gia hội thi KHKT cấp tỉnh, quốc gia. Trong lớp, Nguyễn Tuấn Hùng là một học sinh năng nổ và có niềm đam mê khoa học như Vũ. Hai em đã cùng “bắt tay” để biến ý tưởng thành hiện thực.

 

Từ ý tưởng, các em xây dựng nguyên lý hoạt động, mô hình thiết bị và lắp ráp hoàn thiện. Phải mất trên 5 tháng từ khi có ý tưởng đến hoàn thiện mô hình. Trong khoảng thời gian đó đã có nhiều khó khăn, trắc trở khi triển khai. Là người hướng dẫn trực tiếp cho dự án, thầy giáo Phạm Đình Mẫn, giáo viên chủ nhiệm lớp 11 chuyên Lý  trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ cho biết: “Để hoàn thành được dự án, thầy và trò đã mất nhiều công sức, chi phí trong quá trình lắp ráp. Có những bộ phận phải thử nghiệm, thay thế rất nhiều lần như việc lắp bộ phận đầu bơm tưởng như bó tay khi không có thiết bị nào phù hợp. Trong những đêm không ngủ, “lang thang” trên mạng Internet, thầy Mẫn đã biết về đầu bơm mini được sản xuất tại Đồng Tháp có nguyên lý hoạt động phù hợp với dự án. Thầy, trò quyết định đặt mua và sửa đổi từ máy bơm nước mini dùng điện sang chạy cơ cho phù hợp. Sau bao đêm thức trắng tìm tòi, thử nghiệm, cuối cùng, thiết bị đưa nước lên vùng cao sử dụng sức nước đã hoàn thành và cho kết quả như mong muốn.

 

Hùng và Vũ đã rất may mắn khi được gia đình luôn ủng hộ và đồng hành trong suốt quá trình thực hiện. Không chỉ ủng hộ về kinh phí, các bậc phụ huynh luôn động viên, chia sẻ khi các em gặp khó khăn. Đồng thời, để có được kết quả đó, tập thể cán bộ, giáo viên trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo. Cuộc thi Khoa học kỹ thuật toàn quốc đã diễn ra được 3 năm. Năm đầu, nhà trường không tham gia nhưng cử cán bộ xuống học tập kinh nghiệm để định hướng cho học sinh. Năm 2014, trường tham dự lần đầu tiên và đã giành được 1 giải nhì, 1 giải ba. Năm 2015, trường tham dự 2 dự án và giành được 1 giải nhất và 1 giải ba. 

 

Dự án mang tính ứng dụng cao

 

Tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật toàn quốc, dự án của Hùng và Vũ được Ban giám khảo đánh giá cao về tính ứng dụng thực tế và đây cũng là phần “ăn điểm” tại cuộc thi. Thầy giáo Phạm Đình Mẫn cho biết: ý tưởng của dự án không phải mới. Trước đây, người dân vùng cao đã sử dụng guồng để thực hiện nhưng guồng chỉ được sử dụng tại những suối lớn, nhiều nước và đưa nước lên ở độ cao hạn chế. Còn dự án của các em có tính ưu việt khi sử dụng được ở suối nhỏ, ít nước và độ cao dẫn nước lên 60 m.

 

Ngay sau khi cuộc thi kết thúc, đã có nhiều người ở các tỉnh Thanh Hóa, Bắc Cạn, TP Hà Nội gọi điện hỏi thông tin và muốn đặt hàng. Hiện tại, thầy Mẫn và gia đình các em đã phối hợp với 1 công ty cơ khí sản xuất sản phẩm ứng dụng máy bơm áp lực cao dùng sức nước. Giá bán ra thị trường khoảng trên 2 triệu đồng/máy mini (dùng cho sinh hoạt gia đình) với công suất 0,65 lít/phút và trên 4 triệu đồng/máy, 5 lít/phút (dùng cho sinh hoạt gia đình và sản xuất). Phiên bản ứng dụng được lắp đặt đã đưa nước lên cao gần 200 m so với địa điểm đặt máy. Tới đây, máy bơm áp lực cao dùng sức nước sẽ được lặp đặt và vận hành thực tế tại một trang trại ở huyện Kim Bôi và một số điểm ngoại tỉnh.

 

Thầy Mẫn chia sẻ: Mong muốn lớn  nhất của thầy và trò khi thực hiện dự án đó nhằm giúp đỡ người dân vùng cao cải thiện cuộc sống. Thầy và các em luôn mong có tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất thiết bị để lắp đặt miễn phí phục vụ người dân tại các xã vùng cao trong tỉnh.

 

 

 

                                                                             Hồng Nhung

 

Các tin khác

Đoàn kiểm tra thực tế tại nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn.
Trước tình hình hạn hán, người dân xã Ba Khan (Mai Châu) đã chuyển diện tích lúa bị hạn sang trồng ngô. (Ảnh: Mạnh Hùng).
Khối Điện lực huyện Cao Phong tham gia Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ - PCCN lần thứ 17/2015.
Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh kiểm tra lúa trên địa bàn huyện Lương Sơn.

Bình tuyển công nhận 8 cây đầu dòng giống cam, quýt

(HBĐT) - Ngày 12/4, tại Trung tâm giống cây trồng tỉnh, Hội đồng bình tuyển cây đầu dòng - Sở NN&PTNT đã tổ chức hội nghị bình tuyển công nhận cây đầu dòng giống cam V2, cam Canh, quýt Hà Giang tại Cao Phong.

Kiểm tra công tác ATLĐ-PCCN trên địa bàn huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Trong 3 ngày, từ 8- 10/4, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm Sở LĐ-TB&XH, Công an tỉnh, LĐLĐ tỉnh, Sở Y tế, Sở Công thương, Ban Quản lý KCN tỉnh đã tiến hành kiểm tra công tác ATVSLĐ-PCCN trên địa bàn huyện Lương Sơn.

Siết chặt quản lý hoạt động vận tải thủy trên hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là tuyến đường thủy nội địa quốc gia (dài 203 km). Số lượng tàu, thuyền đang hoạt động trên hồ Hòa Bình khoảng 700 chiếc, trong đó có 200 tàu, thuyền chở khách. Địa phận tỉnh ta có 2 bến cảng là Cảng Ba Cấp, Cảng Bích Hạ và 3 bến thủy nội địa là Bến Tiến Anh (Thung Nai), bến Bình Thanh và Bến ông Hùng được cấp phép hoạt động. Nhiều năm qua, lực lượng chức năng đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị vận tải thủy nội địa thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong hoạt động đường thủy nội địa, nhất là các điều kiện bảo đảm an toàn về giao thông đường thủy. Qua đó, tỉnh ta không để xảy ra TNGT đường thủy nghiêm trọng.

Hội thảo Dự án Giảm nghèo 6 tỉnh miền núi phía Bắc và 6 tỉnh Tây Nguyên

(HBĐT) - Từ ngày 9 – 11/4, tại tỉnh ta, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Dự án Giảm nghèo 6 tỉnh miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La) và 6 tỉnh khu vực Tây Nguyên (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắc Lắc, Kom Tum, Đắc Nông, Gia Lai) tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm hướng dẫn viên cộng đồng.

Huyện Lạc Sơn: Chuẩn bị trên 1,1 triệu cây giống lâm nghiệp

(HBĐT) - Năm 2015, huyện Lạc Sơn có kế hoạch trồng mới 820 ha rừng, trong đó, trồng rừng phòng hộ 120 ha, trồng lại rừng sau khai thác 700 ha, giữ độ che phủ rừng ổn định 54,5%.

Kim Bôi phát động Tháng chiến dịch toàn dân làm thủy lợi

(HBĐT) - Ngày 8/4, huyện Kim Bôi đã chọn xóm Rộc, xã Nật Sơn làm điểm phát động Tháng chiến dịch toàn dân làm thủy lợi với sự tham gia của trên 300 người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục