Ngầm Hùng Sơn, xã Tân Vinh, Lương Sơn được đầu tư, nâng cấp nên đến nay đã cơ bản chống lũ, chống tràn theo mực nước thiết kế đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống thiên tai xảy ra.

Ngầm Hùng Sơn, xã Tân Vinh, Lương Sơn được đầu tư, nâng cấp nên đến nay đã cơ bản chống lũ, chống tràn theo mực nước thiết kế đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống thiên tai xảy ra.

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn thuộc địa bàn vùng núi nên mùa mưa, bão thường đến sớm và kết thúc muộn, lượng mưa hàng năm rất lớn, thời gian mưa kéo dài nhiều ngày ở đầu nguồn nên thường xảy ra lũ lớn kéo theo lốc xoáy, gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Đặc biệt là khu vực phía bắc của huyện thường xảy ra lũ quét, ngập úng cục bộ ở một số con suối chảy qua các xã Lâm Sơn, Trường Sơn, Tân Vinh, Nhuận Trạch, thị trấn Lương Sơn, Cao Răm, Cao Thắng, Thanh Lương…

 

Toàn huyện có hai tuyến đê sông cấp 4 là tuyến đê Thanh Lương dài 4,8 km và tuyến đê Xuân Dương dài 1,2 km thuộc xã Thanh Lương. Hai tuyến đê đều nằm trên nền đất yếu, dọc sát ở chân đê có nhiều ruộng lầy, sụt, lòng suối cũ và ao hồ…đắp đất thân đê bằng thủ công. Ngoài ra, có hai công trình kè chắn lũ bảo vệ KDC hai bên bờ kè và vùng lân cận là kè chống sạt lở, ổn định dân cư khu vực chợ Bến và kè sông Bùi. Ngoài ra có 19 hồ chứa và 3 sông nhiều suối nhỏ, ao, hồ, đập thuỷ lợi phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Thực hiện công tác phòng, chống thiên tai với phương châm "Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả” nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, góp phần phát triển ổn định, bền vững KT- XH trong năm 2015. Hiện, Ban chỉ huy phòng - chống thiên tai đã chủ động vật tư tại kho dự trữ của huyện với 1500 bao tải, 100 phao cứu hộ; 130 áo phao cứu hộ, 180 rọ thép; quốc 8; xẻng 13; bộ nhà bạt; cuộn dây thừng 1. Vật tư đặt tại kho dự trữ các xã, tại kho xã Thanh Lương 200 rọ thép, 10 áo phao, 5 phao cứu sinh, kho tại Xã Cao Thắng 100 rọ thép, kho tại xã Long Sơn 100 rọ thép.

 

Ngay từ đầu năm, được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện đã tham mưu cho UBND huyện thành lập Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, xây dựng phương án phòng, chống thiên tai, hướng dẫn các xã, thị trấn, cơ quan, xí nghiệp, LLVT trên địa bàn xây dựng phương án phòng, chống thiên tai của đơn vị mình, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư theo phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”, tuyên truyền, vận động nhân dân, các tổ chức, đoàn thể có kế hoạch tu sửa chằng, chống nhà cửa, công trình công cộng. Lấy phương châm phòng là chính và có kế hoạch khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân sau thiên tai. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện được kiện toàn đủ về số lượng và chất lượng để điều hành công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện năm 2015. Căn cứ vào vị trí địa lý, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện xác định 4 cụm dân cư, mỗi cụm gồm 5 xã và phân công lãnh đạo phụ trách các cụm, phụ trách xã, thị trấn về công tác phòng, chống thiên tai.      

 

Theo lãnh đạo Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, công tác này phải được tiến hành chủ động và thường xuyên, đồng thời ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại người, tài sản do thiên tai gây ra. Tiếp tục nâng cao năng lực của các cấp, ngành trong xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả cao nhất. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến nhân dân. Ban chỉ huy phòng - chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện đã đưa ra một số tình huống thiên tai như sạt lở đất, lũ cục bộ, bão mạnh, siêu mạnh, áp thấp nhiệt đới và đưa ra biện pháp xử lý sự cố.

 

Đồng thời, rà soát, xác định những khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn nhất của mưa bão, thiên tai trên địa bàn. Xây dựng phương án, chủ động sơ tán nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm (ven sông, địa hình trũng, thấp, nơi có nguy cơ sạt lở đất, khu vực chịu tác động của lũ rừng ngang…) trước khi thiên tai xảy ra; tổ chức dự trữ lương thực, thuốc men, cây, con giống, hàng hóa, vật tư thiết yếu để sẵn sàng hỗ trợ đảm bảo đời sống nhân dân, phục hồi sản xuất, vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả khi có thiên tai, lụt, bão.

 

 

 

                                                                      Đinh Thắng 

 

Các tin khác

Công nhân Công ty CP Mía đường Hòa Bình tháo dỡ thiết bị, máy móc phục vụ việc di dời nhà máy ra khỏi thành phố Hòa Bình.
Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí lãnh đạo huyện Kim Bôi tham gia trồng cây xanh bảo vệ môi trường tại khu xử lý rác thải huyện Kim Bôi (xóm Bãi, xã Kim Bình).
Nông dân huyện Lương Sơn thường xuyên kiểm tra diện tích lúa xuân trà chính vụ để kịp thời thu hoạch khi lúa đủ độ chín.
Không có hình ảnh

Tăng cường khắc phục ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông, lâm, thủy sản

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị về tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản.

Các địa phương ra quân hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6

(HBĐT) - Ngày 4/6, tại xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng ngày Môi trường thế giới năm 2015 (5/6) với sự tham gia của gần 600 cán bộ, viên chức, các đoàn thể, lực lượng vũ trang trên địa bàn.

Hạn hán gay gắt gây hậu quả nặng nề cho sản xuất huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Đưa chúng tôi đi thực tế tại cánh đồng xóm Nghìa 1, 2 nét mặt Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lương Nguyễn Văn Sơn buồn rầu: Hạn gay gắt làm ngô, lạc trên cánh đồng Nghìa giờ héo quay quắt. Thiếu nước, cộng nóng nắng, nhiệt độ luôn duy trì xấp xỉ 40 0 C làm kiệt quệ nước hồ, đập, vùng đất sản xuất đá ong vốn không ích nước được đã khô cong, trơ sỏi. Ngô vàng úa, ngô có đóng bắp, song sơ xác chẳng có hạt. Lạc có màu xanh xám, lấy tay sờ thử, bóp đã ròn tan như rang.

Lạc Sơn: Thiệt hại trên 1 tỷ đồng do lốc xoáy

(HBĐT) - Các trận lốc xoáy kèm mưa lớn liên tiếp xảy ra trên địa bàn huyện Lạc Sơn vào các ngày 30 – 31/5 và 3/6 với cường độ mạnh làm thịêt hại đến tài sản, nhà cửa, cây cối và hoa màu của nhân dân các xã Tự Do, Phú Lương, Chí Đạo.

Ách tắc giao thông, cắt điện xử lý sự cố do mưa, bão

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của gió lốc xảy ra vào chiều nay (3/6), tại một số tuyến giao thông trên địa bàn thành phố Hoà Bình đã xảy ra tình trạng cây xanh đô thị bị gãy, đổ. Nghiêm trọng nhất trên dọc tuyến đường Lý Thường Kiệt, Võ Thị Sáu (phường Chăm Mát) có gần 20 cây gãy, đổ. Hậu quả làm đứt đường dây điện cao thế khu vực cầu Mát, đổ 1 cột điện hạ thế và cột điện chiếu sáng khu vực trường cao đẳng sư phạm Hoà Bình gây ách tắc giao thông cục bộ trên tuyến trong hơn 2 giờ đồng hồ.

Chia sẻ kinh nghiệm về vận hành và bảo trì các công trình cơ sở hạ tầng ở nông thôn

(HBĐT) - Sáng 2/6, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về cơ chế phân cấp quản lý, phát huy vai trò của cộng đồng trong vận hành và bảo trì các công trình cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Tham dự có đại diện các sở, ngành và các đơn vị liên quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục