Hồ Ngọc Lương 1 và 2, trong đó công trình hồ Ngọc Lương 2 có chiều cao thân đập 5,5 m, dung tích chứa 1,15 triệu m3, bảo đảm tưới cho hàng trăm ha thuộc các xóm Chiềng, Trường Sơn, Liên, Đồi 1 và 2.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Huyên, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Yên Thủy cho biết: Là vùng địa hình phức tạp đặc thù, không giữ được nước, chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã úng, hạ tầng thiếu và chưa đồng bộ, Yên Thủy thường xuyên hứng chịu hậu quả nặng nề của thời tiết, thiên tai, hầu như năm nào trên địa bàn cũng xảy ra giông lốc, lũ lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Huyện đã kiện toàn BCH PCTT&TKCN từ huyện xuống cơ sở, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, đang tập trung triển khai các phương án cụ thể sát với điều kiện thực tế, tập trung kiểm tra, rà soát các khu vực trọng điểm, vị trí xung yếu, phát hiện và xử lý, khắc phục kịp thời nguy cơ mất an toàn.
Toàn huyện có 3 tuyến đê chiều dài 4,5 km. 53 hồ đập lớn và 12 hồ đập nhỏ. Trong đó, có các hồ lớn với dung tích trên 1 triệu m3 như các hồ Ngọc Lương II, hồ Me I, Lương Cao...Huyện đã lên phương án cho từng công trình, khu vực trọng điểm cần đặc biệt quan tâm như: hồ Trác, Tác Lót, xã Lạc Thịnh; Lương Mỹ, Vó Khơi, xã Lạc Lương; Ngọc Lương 1, 2; Sung, xã Yên Lạc; Bai Cái, khu vực xóm Nam Bình, xã Đoàn Kết…Các phương án PCTT&TKCN đang được được gấp rút triển khai theo phương châm “bốn tại chỗ”. Đối với hồ Sung (Yên Lạc) hiện mái thượng lưu bị sạt lở nặng, mặt đập một số đoạn bị xói trôi thấp hơn cao trình đỉnh đập thiết kế từ 0,2 - 0,3m. Khi mưa to, lượng nước dồn về nhanh, đường tràn xả lũ tiêu không kịp, có thể nước tràn qua mặt đập, gây nguy cơ vỡ đập. UBND huyện giao nhiệm vụ cho các UBND xã, ban, ngành và đơn vị liên quan thường xuyên ứng trực chuẩn bị sãn sàng ứng phó với tình trạng vỡ đập, nước lũ dâng cao khi mưa lớn. Trong trường hợp này, huy động nhân dân xóm Khang và các xóm lân cận, huy động 2 xe ô tô của Công ty Duy Tiến với tổng số nhân lực 150 người và 300 bao tải đựng đất, 100 cọc tre, 2 xe chở đất để xử lý sự cố. Hồ Tác Lót, xã Lạc Thịnh đang nằm trong tình trạng khá nguy hiểm, mái thượng lưu bị sạt lở nặng, nhiều chỗ bị khoét sâu vào thân đập, mặt đập một số đoạn bị xói trôi thấp hơn cao trình đỉnh đập làm ảnh hưởng đến sự an toàn của thân đập, nước dễ bị tràn qua mặt đập gây nguy cơ vỡ đập. Chính quyền và nhân dân cũng đang triển khai phương án ứng phó với trường hợp vỡ đập. Các vật liệu dự phòng đã được tập kết tại nhà văn hóa xóm Sấu gồm: 400 bao tải đựng đất, 200 cọc tre, nhân lực 150 người, 2 xe chở đất. Khi mưa to sẽ dùng bao tải đất đắp con trạch không cho nước tràn qua thân đập, đắp bao tải đến đâu thì đóng cọc tre đến đó khống chế không cho nước tràn qua mặt đập; đồng thời có phương sơ tán dân tại khu vực sau hồ nếu xảy ra vỡ đập. Đối với khu vực xóm Nam Bình (Đoàn Kết) có nguy cơ cao ngập lũ quét, ngập lụt khi mưa lớn, nước về nhanh không kịp thoát ra sông Lạng, huyện tập trung tuyên truyền nhân dân đề cao cảnh giác sãn sàng di chuyển đến khu vực trên núi Đẹn, phía tây xóm tránh nguy hiểm. Khu vực sạt lở suối Ngan, xã Lạc Sỹ khi mưa lũ lớn gây sạt lở đất, đá ven suối, ven đồi ảnh hưởng đến các hộ dân và diện tích canh tác các xóm: xóm Ong, Thượng, Sỹ, Hạ 1, Hạ 2 cũng đang triển khai phương án sơ tán người, gia súc và tài sản của nhân dân tại khu vực sạt lở đến nơi an toàn. Huyện Yên Thủy đã chuẩn bị cơ bản vật tư, vật liệu dự phòng gồm: 420 cái rọ thép; 142 áo phao; 100 100 phao tròn; 6 nhà bạt; 1000 bao tải dứa, cũng như có kế hoạch huy động các phương tiện dễ cơ động để ứng cứu và xử lý và khắc phục nhanh hậu quả thiên tai, mưa lũ gây ra. Huyện Yên Thủy đang tập trung chỉ đạo các ngành chức năng triển khai các phương án bảo vệ sản xuất, thu hoạch nhanh gọn lúa và hoa màu, hạn chế mất trắng, vận động nhân dân đề cao cảnh giác chằng chống nhà cửa đề phòng giông lốc thường xuyên xảy ra.
Lê Chung
(HBĐT) - Trong 3 ngày từ 18-20/6, Sở LĐ-TB&XH tổ chức tập huấn xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động (Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ năm 2015).
(HBĐT) - Dù thời tiết không diễn biến phức tạp thế nhưng năm 2014, ảnh hưởng của hoàn lưu bão trên địa bàn huyện Kim Bôi đã xảy ra mưa to, lốc xoáy cục bộ làm tốc mái 6 ngôi nhà ở Tú Sơn, Kim Bình và trạm y tế Kim Truy, làm đổ và giảm năng suất hơn 440 ha cây màu các loại, nhiều công trình mương bai bị hư hại, nhiều nơi sạt lở đất vùi lấp ruộng cấy ở Sơn Thủy, Kim Sơn, Mỵ Hòa, Kim Bôi…
(HBĐT) - Bước vào mùa mưa bão 2015, huyện Cao Phong đã rà soát, xác định những khu vực trọng điểm nguy cơ ẩn họa. Đó là sạt lở có thể xảy ra dọc dốc Cun, dốc Mái, đường Bình Thanh, Thung Nai; xóm Ong 1, xã Nam Phong; xóm Chầm, xã Yên Lập; xóm Bợ, Rớm, xã Yên Thượng. Lũ quét có thể xảy ra dọc theo các suối tại nhiều xã và thị trấn Cao Phong. Các công trình có thể xảy ra sự cố là hồ Bãi Bông, xã Đông Phong; hồ suối Lầy, xã Bắc Phong; hồ Múi, xã Xuân Phong; bai Lãi, bai Chiêm, xã Tây Phong...
(HBĐT) - Trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến trung tuần tháng 6, mưa giông, lốc tố đã liên tiếp xảy ra ở một số địa phương trong tỉnh làm hư hỏng hàng trăm nhà dân, thiệt hại hàng trăm ha lúa, hoa màu và nhiều công trình hạ tầng giao thông, thuỷ lợi. Với diễn biến tình hình mưa bão vẫn còn phức tạp, ngành Công Thương đã chủ động triển khai phương án phòng - chống và đối phó với các tình huống lụt bão.
(HBĐT) - Hiện tại trên đoạn đường Điện Biên Phủ, phường Phương Lâm (TPHB), ngay trước cổng Câu lạc bộ Hưu trí tỉnh phía bên trái có một cây bàng gốc nhỏ, tán lá rộng, mỗi lần có gió cây đảo nghiêng như muốn đổ gây nên nỗi lo sợ cho người dân và người đi đường, nhất là hiện nay đang vào mùa mưa bão.
Sau khi cơn dông lốc dữ dội xảy ra trên địa bàn Hà Nội vào chiều tối 13-6, trong suốt đêm 13 và sáng 14-6, lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã tích cực khắc phục hậu quả nặng nề do mưa dông gây ra.