Cán bộ Phòng Nội vụ huyện Lương Sơn ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả công việc.
(HBĐT) - Tỉnh ta đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa chỉ đạo của T.Ư về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bề vững và hội nhập. Cụ thể là Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 23/12/2011 của Tỉnh ủy về phát triển CNTT và truyền thông giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai, ban hành chương trình hành động của Tỉnh ủy về đẩy mạnh ứng dụng CNTT… Kế hoạch 745/QĐ-UBND tỉnh về phê duyệt kế hoạch triển khai chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011-2015 đặt mục tiêu đến năm 2015 xây dựng và hoàn thiện cơ sơ hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; ứng dụng rộng rãi CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động…
Về ứng dụng CNTT, kế hoạch đặt mục tiêu cụ thể: 60% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa CQNN được thực hiện dưới dạng điện tử; 100% hồ sơ quản lý CBCC các cấp có thể được quản lý chung trên mạng; hầu hết CBCC thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc; bảo đảm các điều kiện về kỹ thuật cho các cuộc họp của UBND tỉnh với các huyện, thành phố được thực hiện qua môi trường mạng; bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong CQNN; 100% CQNN từ cấp huyện, thành phố, sở, ban, ngành có cổng thông tin điện tử cung cấp thông tin theo quy định, cung cấp tất cả dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 2 và hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tối thiểu ở mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp; 20% kế hoạc đấu thầu, thông báo mời thầu, kết quả đấu thầu, danh sách nhà thuần gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn sử dụng vốn nhà nước được thực hiện qua mạng; 50% hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp được nộp qua mạng; 30% hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng được nộp qua mạng.
Phó Giám đốc Sở TT&TT Bùi Đức
Mặc dù vậy, việc ứng dụng CNTT trên địa bàn còn nhiều tồn tại, khó khăn. Đó là hạ tầng thông tin còn yếu, việc duy trì mạng LAN phục vụ quản lý, điều hành chưa hiệu quả, trang thiết bị công nghệ còn thiếu và chất lượng chưa bảo đảm; hiệu quả ứng dụng CNTT trong QCNN còn thấp, thiên về đầu tư thiết bị và nhẹ ứng dụng; nhận thức về vai trò CNTT chưa đúng mức; việc đào tạo ứng dụng CNTT cho CBCC được triển khai nhưng hiệu quả chưa cao; chưa có sự phối hợp hiệu quả giữa CCHC với ứng dụng CNTT… Hiện nay, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các giải giái nhằm thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ và yêu cầu Kế hoạch số 121-KH/TU ngày 05/12/2014 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Trong đó chỉ đạo các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố phải xác định việc ứng dụng và phát triển CNTT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, bắt buộc phải có quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển dài hạn và cần thực hiện hàng năm. Đề cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đối với việc thực hiện nhiệm vụ ứng dụng và phát triển CNTT. Triển khai có hiệu quả Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011-2020, gắn với việc xây dựng chính quyền điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao và trong nhiều lĩnh vực nhằm đảm bảo ứng dụng CNTT rộng rãi, thiết thực và có hiệu quả cao. Bảo đảm an an ninh thông tin trên các lĩnh vực, nâng cao năng lực quản lý các mạng viễn thông, truyền hình, internet. Xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại; đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trên tất cả các lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN, cải thiện môi trường kinh doanh, hướng tới sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh.
Lê Chung
(HBĐT) - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị định về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.
(HBĐT) - Như tin Báo Hòa Bình điện tử ngày 30/7/2015 đã đưa, đoạn taluy khu vực tổ 4, phường Phương Lâm bị sạt lở nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến một số hộ dân khu vực này. Ngay sau khi nắm được thông tin, UBND thành phố Hòa Bình đã phối hợp với UBND phường Phương Lâm tiến hành khảo sát, lập kế hoạch kè đoạn taluy bị sạt lở. Ngày 19/8, UBND thành phố Hòa Bình đã tiến hành kè đá toàn bộ đoạn taluy bị sạt lở tại khu vực tổ 4, phường Phương Lâm (TP. Hòa Bình).
(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn diễn ra trên diện rộng ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ, từ cuối tháng 7 và đầu tháng 8. Khu vực xã Phúc Sạn huyện vùng cao Mai Châu đã bị ảnh hưởng lớn, gây ra thiệt hại về tài sản của nhân dân, công trình giao thông, đường điện.
(HBĐT) - Ngày 16/8, Đoàn thanh niên 8 phường trên địa bàn thành phố Hòa Bình đã đồng loạt ra quân “Ngày chủ nhật xanh” năm 2015.
(HBĐT) - Thiếu nguồn nước sạch để sử dụng trong mùa mưa bão là vấn đề gây khó khăn và nguy hiểm tới sức khỏe của chúng ta. Người dân vùng mưa lũ có thể sử dụng các biện pháp làm sạch nước đơn giản để có nguồn nước sinh hoạt (NSH) an toàn sau mưa lũ, bảo đảm sức khỏe và phòng tránh các dịch bệnh xảy ra.
(HBĐT) - Trong những ngày qua, những cơn mưa dài nhiều nơi mặc dù lượng mưa ít, cục bộ nhưng cũng làm sạt lở tại một số nơi. Thực trạng nhiều hộ dân quanh thành phố Hòa Bình đang làm nhà và sinh sống trên những sườn đồi, nhiều hộ còn xả đất đồi lấy mặt bằng cạnh chân núi để làm nhà nhưng không đủ kinh phí để kè xung quanh dẫn đến nguy cơ cao sạt lở, bị đất đá vùi lấp bất cứ lúc nào nếu như mưa bão còn diễn biến phức tạp.