Cán bộ kiểm lâm phối hợp với BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia thường xuyên bám sát địa bàn để củng cố hiệu quả quản lý và bảo vệ rừng.

Cán bộ kiểm lâm phối hợp với BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia thường xuyên bám sát địa bàn để củng cố hiệu quả quản lý và bảo vệ rừng.

(HBĐT) - Hòa Bình là một trong các tỉnh miền núi có diễn biến thời tiết phức tạp và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hai yếu tố thời tiết nắng nóng là gió Tây Nam và Elnino. Đặc biệt những năm gần đây, tình hình biến đổi khí hậu khiến thời tiết ngày càng khắc nghiệt, nhất là mùa khô với những đợt nắng nóng gay gắt kéo dài bất thường đã gây nhiều khó khăn cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Thực tế này đã tạo nhiều áp lực cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

 

Thống kê trong khoảng 10 năm gần đây (từ năm 2006 đến nay), toàn tỉnh đã xảy ra 48 vụ cháy rừng, gây thiệt hại khoảng 168,89 ha rừng bao gồm 39,34 ha rừng tự nhiên và 129,55 ha rừng trồng. Cao điểm nhất là năm 2010, trong năm này đã xảy ra 20 vụ cháy rừng gây thiệt hại khoảng 103,15 ha rừng, gồm 29,5 ha rừng tự nhiên và 73,65 ha rừng trồng. Nguyên nhân cháy rừng chủ yếu là do người dân xử lý thực bì để trồng rừng và sử dụng lửa gần rừng không đúng quy định. Hầu hết các vụ cháy rừng thường xảy ra vào buổi trưa nắng nóng. Sau khi nhận được tin báo, lực lượng kiểm lâm phối hợp với UBND các xã, thị trấn và các lực lượng tại chỗ đã tích cực chữa cháy theo phương án PCCCR đã xây dựng với phương châm 4 tại chỗ. Nhờ đó, đa số các vụ cháy đều được khống chế nhanh, giảm thiểu diện tích thiệt hại.

 

Được biết, hiện nay hầu hết các xã, thị trấn đều đã có cán bộ hợp đồng phụ trách công tác bảo vệ rừng và PCCCR. Cán bộ này có trách nhiệm nắm các thông tin liên quan đến công tác PCCCR tại cơ sở, đảm bảo phát hiện và thông tin kịp thời về các đám cháy rừng. Trong các phương án  PCCCR các cấp cũng đã quy định rõ khi có cháy rừng xảy ra các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông tin nhanh cho ai, cho cấp nào. Tùy thuộc vào quy mô đám cháy mà BCĐ Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng từng cấp huy động lực lượng để chữa cháy kịp thời, hiệu quả. Thêm vào đó, các đơn vị cũng được trang bị các loại vật tư phục vụ công tác chữa cháy rừng. Chi cục Kiểm lâm đã chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm, Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR vận hành, bảo dưỡng máy móc, phương tiện và các dụng cụ chữa cháy đảm bảo các trang thiết bị luôn trong tình trạng tốt nhất để sẵn sàng tham gia ứng cứu kịp thời khi có cháy rừng xảy ra.  

 

Trong nỗ lực nâng cao hiệu quả PCCCR, công tác phòng cháy rừng được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Ngay từ đầu mùa khô hàng năm, Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị, kế hoạch về tăng cường công tác bảo vệ rừng và PCCCR. Chi cục cũng đã chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm, các khu bảo tồn thiên nhiên tăng cường các biện pháp PCCCR; đồng thời tham mưu UBND các huyện, thành phố tiếp tục kiện toàn BCĐ Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, hoàn thiện các phương án PCCCR của địa phương, củng cố và duy trì các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR. Song song với việc triển khai công tác tham mưu và chỉ đạo, công tác tuyên truyền cũng được chú trọng thông qua các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, lồng ghép đa dạng hóa phương pháp tuyên truyền, đôn đốc các chủ rừng thực hiện tốt trách nhiệm về bảo vệ rừng và PCCCR. Kết quả, đến nay toàn tỉnh đã thành lập và củng cố được 1.830 tổ bảo vệ rừng và PCCCR, kiện toàn 204 phương án phòng cháy rừng cấp xã và 11 phương án PCCCR cấp huyện, thành phố, 5 phương án BQL rừng đặc dụng, phòng hộ, 01 phương án cấp tỉnh. Cùng với đó, vào đầu mùa khô, các đơn vị đã tích cực vận động lao động công ích để duy tu, làm mới đường băng cản lửa để đề phòng cháy lan. Đến nay, toàn tỉnh đã có 37,5 km đường băng trắng và đường băng xanh tại các vùng có nguy cơ cháy lan lớn.

 

Nhìn lại 10 năm thực hiện công tác PCCCR, Sở NN&PTNT cho biết: Trong 10 năm qua, công tác PCCCR đã được triển khai đồng bộ và hiệu quả. Đặc biệt, các quy định tại Nghị định số 09/2006/NĐ-CP của Chính phủ (ban hành Quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng và công tác PCCCR) đóng vai trò là cơ sở pháp lý quan trọng giúp nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền về công tác PCCCR, từ đó góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 242.800 ha rừng, gồm 148.000 ha rừng tự nhiên và trên 60.800 ha rừng trồng, ngoài ra còn có khoảng 95.811 ha đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp. Nhờ thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, đến nay 100% diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng đã được giao khoán bảo vệ, giá trị của rừng từng bước được nâng cao, đặc biệt, tỉnh đã duy trì được độ che phủ rừng tăng đều qua các năm, hiện nay đang đạt khoảng 49%, thuộc nhóm cao so với bình quân chung của cả nước.

 

 

 

                                                                                Thu Trang

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Công nhân Điện lực thành phố Hòa Bình có mặt kịp thời, xử lý sự cố an toàn tại trạm biến áp số 4, tổ 8, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình).
Điện lực thành phố Hòa Bình trang bị thêm máy phát điện 250kVA-0,4kV đảm bảo cung cấp điện liên tục trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Triển khai Tháng vệ sinh, tiêu độc phòng, chống dịch bệnh động vật

(HBĐT) - Sở NN&PTNT vừa ban hành Công văn số 1045/SNN-TY ngày 7/9/2015 đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo triển khai việc phát động và tổ chức “Tháng vệ sinh, tiêu độc phòng, chống dịch bệnh động vật” từ ngày 15/9/2015 đến ngày 15/10/2015”.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước

(HBĐT) - Tỉnh ta đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa chỉ đạo của T.Ư về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bề vững và hội nhập. Cụ thể là Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 23/12/2011 của Tỉnh ủy về phát triển CNTT và truyền thông giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai, ban hành chương trình hành động của Tỉnh ủy về đẩy mạnh ứng dụng CNTT… Kế hoạch 745/QĐ-UBND tỉnh về phê duyệt kế hoạch triển khai chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011-2015 đặt mục tiêu đến năm 2015 xây dựng và hoàn thiện cơ sơ hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; ứng dụng rộng rãi CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động…

Toàn tỉnh xảy ra 10 vụ cháy rừng

(HBĐT) - Theo thống kê Chi cục Kiểm lâm, trong 8 tháng, toàn tỉnh đã xảy ra 10 vụ cháy rừng, làm thiệt hại 7,5 ha rừng tự nhiên, 11,88 ha rừng trồng.

Khai thác hiệu quả hệ thống kênh mương

(HBĐT) - Xác định tiêu chí thủy lợi là khâu đột phá quan trọng trong XDNTM và kiên cố hoá kênh mương nội đồng là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, những năm gần đây, huyện Yên Thuỷ đã tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước cùng với ngân sách địa phương, huy động sức dân tập trung đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho nông dân chủ động được nguồn nước, áp dụng tiến bộ KHKT để thâm canh tăng năng suất cây trồng.

Lương Sơn đảm bảo ATGT mùa mưa bão

(HBĐT) - Với phương châm chủ động phương án, phòng tránh là chính, kế hoạch phòng - chống cụ thể, công tác đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) huyện Lương Sơn trong suốt từ đầu mùa mưa bão đến nay đạt hiệu quả, thiệt hại do lụt bão gây ra được hạn chế ở mức thấp nhất.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành Tây Bắc tại tỉnh ta

(HBĐT) - Ngày 24/8, Đoàn công tác của trường Đại học Khoa học tự nhiên đã làm việc về xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành Tây Bắc tại tỉnh ta. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành hữu quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục