(HBĐT) - Ngay từ những ngày đầu thành lập, tập thể lãnh đạo BHXH tỉnh luôn quan tâm xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin (CNTT). Tháng 6/1998, BHXH tỉnh bước đầu ứng dụng CNTT trong công tác thu và chương trình ứng dụng dùng riêng cho quản lý danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH.
Năm 2001, BHXH tỉnh Hòa Bình là một trong những đơn vị đầu tiên trong cả nước xây dựng và thiết kế phần mềm quản lý thu BHXH cùng với phần mềm quản lý danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH (BHXHNET) do Trung tâm CNTT BHXH Việt Nam viết, các phương thức quản lý BHXH, BHYT thủ công trong hầu hết các quy trình quản lý trước đây đã dần được thay thế bằng các phần mềm nghiệp vụ CNTT. Mạng LAN được đưa vào sử dụng góp phần gắn kết các chương trình nghiệp vụ.
Đến nay, BHXH tỉnh đã có cơ sở hạ tầng CNTT đáp ứng tốt nhiệm vụ công tác: hệ thống máy chủ cơ sở dữ liệu và hệ thống mạng WAN tương đối hoàn chỉnh theo thiết kế của ngành để kết nối các phần mềm nghiệp vụ và mạng Internet để truyền, nhận dữ liệu qua Website và đường truyền FTP nội bộ đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. Các ứng dụng nghiệp vụ BHXH được xây dựng mới và được quản lý bằng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server trên mô hình máy chủ khách. Hiện BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thành phố đã sử dụng các chương trình phần mềm phục vụ công tác quản lý như: chương trình quản lý thu BHXH, BHYT, cấp sổ, thẻ BHXH, BHYT; các chương trình: kế toán; xét duyệt các chế độ BHXH dài hạn, ngắn hạn; chương trình quản lý lương hưu và trợ cấp BHXH; tiếp nhận và quản lý hồ sơ “một cửa”; thống kê chi phí khám - chữa bệnh BHYT. Đặc biệt, ngày 18/5/2015, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 592/QĐ-BHXH về phần mềm giao dịch BHXH điện tử phiên bản 1.0 nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho đơn vị sử dụng lao động khi tham gia BHXH, BHYT.
Bên cạnh việc khai thác có hiệu quả các phần mềm do BHXH Việt Nam cung cấp, BHXH tỉnh đã tập trung chỉ đạo nghiên cứu và xây dựng được quy trình tự động sao lưu cơ sở dữ liệu toàn hệ thống hàng ngày, đảm bảo tuyệt đối an toàn cơ sở dữ liệu chung toàn ngành. Từ năm 2010 đến nay, BHXH tỉnh đã triển khai được hệ thống truyền tệp FTP, hệ thống thư tín điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử và hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của ngành chạy trên nền WAN sẵn có đảm bảo việc CCHC, tiết kiệm hiệu quả cao. Toàn ngành hiện có 4 máy chủ, 13 bộ Router định tuyến, 239 máy PC, 123 máy in và các thiết bị CNTT phụ trợ khác phục vụ công tác.
Về nguồn nhân lực CNTT, từ chỗ chỉ có một số ít cán bộ, công chức biết tin học, đến nay, toàn ngành đã có số lượng cán bộ chuyên ngành CNTT 23 người, trong đó có 15 người trình độ đại học, 8 người có trình độ cao đẳng và trung cấp. Trong số 23 cán bộ học chuyên ngành CNTT, có 17 người làm chuyên trách về CNTT, 6 người làm công tác kiêm nhiệm, 3 người thành thạo kỹ năng phát triển phần mềm ứng dụng, quản trị mạng và quản trị cơ sở dữ liệu. Hàng năm, BHXH tỉnh thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức về sử dụng các phần mềm chuyên ngành cũng như thiết bị và ứng dụng CNTT nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ. Qua đó đã giúp cán bộ, viên chức ngành BHXH ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao hơn, chất lượng công việc được nâng lên rõ rệt.
Có thể nói, trong 20 năm qua, cùng với sự lớn mạnh, trưởng thành của BHXH tỉnh, việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong ngành BHXH đã hỗ trợ đắc lực trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, giải quyết chuyên môn, nghiệp vụ như: đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng, thuận tiện trong việc quản lý đối tượng đóng và hưởng BHXH, quản lý quỹ BHXH; góp phần tăng cường CCHC trong quản lý và triển khai các hoạt động BHXH; làm thay đổi tác phong làm việc, phương thức tổ chức công việc từ hành chính sang phục vụ theo hướng “một cửa”, loại bỏ các giấy tờ, biểu mẫu, thủ tục không cần thiết, đơn giản hoá các bước công việc trong quy trình quản lý thu, chi và quản lý quỹ BHXH; góp phần công khai, minh bạch quyền lợi và nghĩa vụ của đối tượng tham gia BHXH; đảm bảo công bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng lao động và người lao động khi tham gia BHXH; giúp nâng cao nhận thức và tạo lập mối quan hệ gắn bó, tin cậy của người tham gia BHXH với hệ thống BHXH…
Nguyễn Ngọc Sơn
(Phó Giám đốc BHXH tỉnh)
(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 01, ngày 10/6/2015 của Bộ LĐ- TB&XH về việc tăng cường quản lý, chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động và an toàn trên công trình xây dựng tiếp giáp với KDC, đường giao thông, UBND tỉnh đã có Công văn số 2905/VPUBND-TCTM ngày 18/6/2015 giao cho Sở LĐ-TB&XH chủ trì thực hiện. Từ ngày 29/9 - 2/10/2015, Sở LĐ-TB&XH đã thành lập đoàn kiểm tra công tác ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: Việc thực hiện thu hồi đất nông nghiệp (ĐNN) để xây dựng Trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình) nhân dân chấp hành theo chủ trương của Nhà nước. Tuy nhiên mức giá đền bù lại có quy định khác nhau giữa hộ gia đình là CB, CC Nhà nước với hộ gia đình thuần nông (gia đình CB, CC nhà nước giá 226.000 đồng/m2, gia đình thuần nông giá 265.000 đồng/m2), đề nghị tỉnh xem xét, áp dụng một mức giá chung.
Lĩnh Vực Tài Nguyên Và Môi Trường
(HBĐT) - Sáng ngày 15/10, tại thành phố Hòa Bình, Sở TN-MT đã tổ chức khai giảng khóa đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng. Tham dự có gần 170 học viên thuộc cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh của các Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, đại lý bán lẻ, cửa hàng bán lẻ xăng dầu, đại lý kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn toàn tỉnh.
(HBĐT) - Sở NN&PTNT vừa ban hành Công văn số 1178/SNN-BVTV gửi UBND các huyện, thành phố và các đơn vị quản lý chuyên ngành. Theo đó, đề nghị các địa phương, đơn vị trong thời gian tới cần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với việc sử dụng hoá chất, thuốc BVTV trong canh tác và bảo quản nông sản.
(HBĐT) - Thời gian qua, hoạt động nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ nông nghiệp nông thôn, phục vụ đời sống và sản xuất trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh. Trong 9 tháng năm 2015, đã tổ chức nghiệm thu 32 đề tài khoa học và giao trực tiếp 20 đề tài khoa học cấp tỉnh.