Tỉnh Hòa Bình nỗ lực thực hiện các giải pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. Ảnh: Sông Bôi, Lạc Thủy nằm trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy luôn được kiểm soát chất lượng nước không bị ô nhiễm.

Tỉnh Hòa Bình nỗ lực thực hiện các giải pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. Ảnh: Sông Bôi, Lạc Thủy nằm trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy luôn được kiểm soát chất lượng nước không bị ô nhiễm.

(HBĐT) - Giải quyết vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môi trường (BVMT) lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy là vấn đề lớn, liên vùng, liên ngành; là nhiệm vụ của cả 6 tỉnh, thành phố trên lưu vực, đòi hỏi có sự chỉ đạo chặt chẽ và hỗ trợ đầu tư của Chính phủ, các bộ, ngành cũng như sự quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn lưu vực. Lấy phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường là chính, kết hợp với từng bước xử lý, khắc phục có hiệu quả những điểm nóng về ô nhiễm môi trường trên lưu vực, thông qua nhiều hình thức và các giải pháp phù hợp, khả thi.

 

Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy với tổng diện tích tự nhiên khoảng 7.388 km2, thuộc địa phận 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Hòa Bình có vị trí đặc biệt và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng. Trung bình mỗi ngày, lưu vực sông tiếp nhận trên 2,55 triệu m3 nước thải từ trồng trọt và chăn nuôi; 610 nghìn m3 nước thải sinh hoạt; 636 nghìn m3 nước thải công nghiệp và trên 15 nghìn m3 nước thải bệnh viện... Với chế độ thủy văn đặc thù, lưu vực sông đang ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. 

Từ khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tổng thể BVMT lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, các tỉnh, thành phố trong lưu vực sông đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm. Trong giai đoạn 2011-  2015, ủy ban BVMT lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các tỉnh, thành phố trong lưu vực sông đã phối hợp triển khai các vấn đề môi trường một cách đồng bộ bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác BVMT của các cấp và cộng đồng xã hội. Mục tiêu phòng, chống tình trạng suy thoái nguồn nước được thực hiện thông qua các hoạt động BVMT đã được thực hiện tích cực trong thời gian qua. Điều này thể hiện chất lượng nước sông Nhuệ - sông Đáy được duy trì và đã có những cải thiện bước đầu. Công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng hiện có 3 tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch và 2 tỉnh đang triển khai xây dựng. Việc phân cấp quản lý cho tỉnh và huyện tại các địa phương vẫn đang được triển khai.  

Trong giai đoạn 2011 - 2015, các tỉnh, thành phố đã ban hành nhiều chính sách, quy định về tiết kiệm và sử dụng hợp lý tài nguyên nước. Công tác xử lý nước thải đô thị đề ra mục tiêu 90% khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Các địa phương đều mới bắt đầu triển khai xây dựng, vận hành. Trên toàn lưu vực, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp, khu chế xuất mới đạt 65%. Hiện, tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, việc xã hội hóa thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn vẫn chưa được nhân rộng, mới chỉ dừng lại ở các đô thị lớn. Trong giai đoạn 2011 - 2015, môi trường nước sông trên lưu vực đã được duy trì, từng bước được kiểm soát. Chỉ số chất lượng nước sông tại các điểm quan trắc có diễn biến tương đồng qua các năm. Hệ thống cơ chế, chính sách trong công tác BVMT lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đã được bổ sung và hoàn thiện từ T.ư và địa phương. Các nhiệm vụ và dự án đã được bổ sung và đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý và xử lý các vấn đề ô nhiễm trên lưu vực. Các nguồn nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, KCN đã được thống kê sơ bộ và bước đầu được kiểm soát. 

Theo ủy ban BVMT lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, định hướng chung đến năm 2020: Hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy; từng bước xử lý ô nhiễm, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường và chất lượng nước các dòng sông, tạo hệ thống dòng chảy ổn định, bảo vệ các công trình thuỷ lợi an toàn, bền vững; xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ nhằm khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy; thiết lập mô hình quản lý môi trường lưu vực phù hợp để khai thác, sử dụng bền vững, duy trì cân bằng nguồn nước, BVMT và cảnh quan sinh thái, phục vụ có hiệu quả nhu cầu phát triển KT-XH trên toàn lưu vực.

 

                                                                          Đinh Thắng

 

Các tin khác


Huy động hơn 17 nghìn ngày công làm thủy lợi

Để tăng cường phòng, chống hạn và thực hiện chiến dịch toàn dân làm thuỷ lợi nội đồng đợt I/2024 trên địa bàn toàn huyện, UBND huyện Lạc Thủy đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức phát động chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt I/2024; triển khai đến thôn, xóm, khu dân cư; tổ chức phát dọn mái đập, huy động nhân dân nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, đắp bờ vùng, bờ thửa; duy tu, bảo dưỡng các công trình trạm bơm điện, trạm bơm dầu, phục vụ chống hạn và đảm bảo tưới vụ Đông Xuân 2024.

Nhiều khu vực xuất hiện mưa dông, có nơi mưa rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối 15/5 đến ngày 16/5, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-80mm, có nơi trên 120mm.

Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp

Chiều 14/5, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề "Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp”. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự và phát biểu chỉ đạo. Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố. 

Nâng tầm giá trị thương hiệu nước khoáng Kim Bôi

Từ lâu, nước khoáng Kim Bôi được biết đến như là món quà quý giá thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Kim Bôi. Theo nghiên cứu, nước khoáng Kim Bôi được xuất lộ từ vỉa đá vôi có tuổi địa chất 250 triệu năm, nằm ở độ sâu 175,5m, với nhiệt độ 36,50C, trong thành phần của nước khoáng có nhiều khoáng chất hữu ích cho sức khỏe như: canxi, natri, magie… rất cần thiết với cơ thể con người.

Thời tiết ngày 14/5: Bắc Bộ mưa về đêm, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/5, Bắc Bộ có mây, chiều tối và đêm có mưa rào; Nam Bộ tiếp tục nắng nóng, với nhiệt độ cao và độ ẩm tương đối thấp.

Chủ động phòng chống sạt lở, đảm bảo tính mạng và tài sản của Nhân dân trong mùa mưa lũ

UBND tỉnh ban hành Công điện số 03/CĐ-UBND, ngày 13/5/2024 về việc chủ động phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân trước và trong mùa mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục