Trong khuôn khổ dự án, đường Hòa Bình (phường Hữu Nghị) được nâng cấp đảm bảo chất lượng, góp phần cải thiện đáng kể diện mạo hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - “Chương trình đô thị miền núi phía Bắc thành phố Hòa Bình là dự án thành phần thuộc chương trình Phát triển đô thị quốc gia dựa trên kết quả cho khu vực miền núi phía Bắc” (tên rút gọn là Chương trình đô thị miền núi phía Bắc). Với những hạng mục đầu tư quan trọng, đây sẽ là dự án trọng điểm giai đoạn 2015 2020 góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng của thành phố, thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân.
Chương trình đô thị miền núi phía Bắc triển khai trên địa bàn 7 đô thị trung tâm của các tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm Hòa Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên. Từ tháng 8/2013, tỉnh Hòa Bình chính thức tham gia chương trình với việc triển khai thực hiện dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc thành phố Hòa Bình. Do thời gian tham gia muộn hơn các tỉnh khác, tỉnh ta phải thực hiện một khối lượng công việc rất lớn trong khoảng thời gian ngắn để đáp ứng tiến độ chuẩn bị chung. Thêm vào đó, với đặc thù triển khai theo phương thức giải ngân dựa trên kết quả, yêu cầu đặt ra cho công tác chuẩn bị là rất cao, các hạng mục đầu tư cần phải được chuẩn bị nhanh với chất lượng tốt, đảm bảo quá trình triển khai đầu tư thuận lợi đúng theo kế hoạch đề ra.
Trong hai năm 2014 - 2015, tỉnh đã triển khai thực hiện tiểu dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng nguồn vốn Qũy chuẩn bị dự án (PPTAF) để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết cho dự án “Chương trình đô thị miền núi phía Bắc thành phố Hòa Bình”. Đến cuối năm 2015, tiểu dự án PPTAF Hòa Bình đã hoàn thành toàn bộ công tác chuẩn bị đầu tư với những kết quả đáng ghi nhận. Theo đúng quy định, sau khi tiếp nhận hồ sơ của các hạng mục đầu tư từ BQL tiểu dự án PPTAF, UBND thành phố Hòa Bình/ BQL Dự án đã tiến hành triển khai giai đoạn thi công xây lắp. Đến đầu năm 2016, 6/9 hạng mục đầu tư đã được khởi công và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2016, cơ bản đáp ứng được tiến độ đã đề ra đối với quá trình thực hiện dự án “Chương trình đô thị miền núi phía Bắc thành phố Hòa Bình”.
Đồng chí Dương Văn Khang, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết: Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2015 - 2020, dự án sẽ đầu tư 9 hạng mục công trình đường và cầu thuộc địa bàn thành phố Hòa Bình gồm: nâng cấp, cải tạo các tuyến đường Lý Thường Kiệt, Võ Thị Sáu, Bà Triệu, Hoàng Hoa Thám, Lương Thế Vinh thuộc phường Chăm Mát; nâng cấp, cải tạo đường Lê Thánh Tông thuộc phường Tân Thịnh, đường Hòa Bình thuộc phường Hữu Nghị và Tân Hòa; xây dựng cầu Hòa Bình 3 và đường kết nối với cầu Hòa Bình 3. Dự án có tổng mức đầu tư 32,53 triệu USD, trong đó, vốn ODA vay Ngân hàng Thế giới 29,79 triệu USD, vốn đối ứng 2,74 triệu USD. Trong bối cảnh nhu cầu đầu tư cao nhưng khó khăn về nguồn lực, nguồn vốn ODA của dự án là nguồn lực đầu tư không nhỏ, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển hạ tầng của thành phố Hòa Bình. Với tầm nhìn dài hạn, UBND tỉnh đã chỉ đạo thiết kế các tuyến đường với quy mô cơ bản tuân thủ quy hoạch của thành phố, các hạ tầng cây xanh, chiếu sáng, thoát nước được xây dựng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sử dụng lâu dài của người dân. Xác định đây là dự án quan trọng của địa phương, Sở KH&ĐT sẽ tiếp tục đồng hành, phối hợp với UBND thành phố Hòa Bình và các cơ quan liên quan để triển khai dự án, đảm bảo hoàn thành và đạt được các mục tiêu dự án đề ra.
Trong các hạng mục dự án đầu tư, công trình cầu Hòa Bình 3 và đường dẫn là hạng mục có ý nghĩa quan trọng nhất. Theo thiết kế, cầu Hòa Bình 3 là công trình cấp I, có kiến trúc hiện đại với tổng mức đầu tư 434,55 tỷ đồng. Công trình dự kiến được khởi công năm 2016, thời gian thi công 18 tháng. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là điểm nhấn hạ tầng quan trọng của thành phố Hòa Bình, giảm tải cho cầu Hòa Bình 1 (là cây cầu duy nhất của thành phố hiện nay), tạo thuận lợi cho giao thông nội đô giữa hai bờ của thành phố với thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, góp phần phát triển đô thị thành phố Hòa Bình.
Thu Trang
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 18/KH-UBND về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Hòa Bình năm 2016.
(HBĐT) - Bà Bùi Thị Nhung (Tân Lạc) hỏi: Đề nghị cho biết, việc giám sát của công dân trong quản lý, sử dụng đất đai được pháp luật quy định như thế nào?
(HBĐT) - Sau hai năm (2013 - 2015) thực hiện mô hình đồng thuận đã mang lại những kết quả tích cực góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất, tạo sự gắn kết bền chặt giữa chính quyền và người dân địa phương. Chính vì vậy, Hội Nông dân (HND) huyện Lạc Thủy đã triển khai nhân rộng mô hình và tiếp tục tạo ra diễn biến đáng ghi nhận tại các địa bàn được hưởng lợi.
(HBĐT) - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án Tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư (Ban Chỉ đạo 896) vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án này trong năm 2016.
(HBĐT) - Ngày 4/3, Ban Chỉ đạo Kiểm kê rừng tỉnh tổ chức hội nghị thống nhất số liệu kiểm kê rừng toàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2016. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Với mục tiêu khoa học, công nghệ luôn phải “đi trước, đón đầu”, tạo động lực để phát triển, thời gian qua, công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ ở tỉnh ta có những bước tiến vượt bậc. Ngành khoa học - công nghệ đã tập trung nghiên cứu đề tài, cho ra những sản phẩm khoa học ứng dụng mang tính thiết thực, phù hợp với yêu cầu, điều kiện phát triển của từng vùng, lĩnh vực. Nhiều đề tài khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp đã được triển khai và ứng dụng có hiệu quả, góp phần làm tăng giá trị sản phẩm, đổi mới tư duy sản xuất của người nông dân. Điển hình như dự án Tạo lập và quản lý nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm su su Tân Lạc và nhãn Sơn Thủy Kim Bôi, “Phát triển sản xuất giống nhãn, xoài tại huyện Mai Châu Nhân thuần và bảo tồn gen gà Lạc Thủy.