Sở NN&PTNT khuyến cáo, vào mùa mưa bão các cơ sở nuôi trồng thủy sản cần chủ động triển khai các biện pháp kỹ thuật, quản lý các loại thủy sản.

Sở NN&PTNT khuyến cáo, vào mùa mưa bão các cơ sở nuôi trồng thủy sản cần chủ động triển khai các biện pháp kỹ thuật, quản lý các loại thủy sản.

(HBĐT) - Để chủ động phòng ngừa, hạn chế thiệt hại cho sản xuất thủy sản trước và trong mùa mưa bão, Sở NN &PTNT vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn và chính quyền cơ sở chủ động triển khai các biện pháp kỹ thuật quản lý các loài thủy sản, trong đó tập trung vào các nội dung:

 

Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết, kiểm tra thủy sản nuôi nếu đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch. Với các loài thủy sản đang nuôi cần quản lý mật độ cá nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật, thường xuyên theo dõi, kiểm tra các yếu tố môi trường như oxy, PH, H2S. Nếu thấy môi trường nước đục, cá kém ăn và bơi lội chậm chạp cần cung cấp oxy ngay bằng cách sử dụng máy bơm nước, máy quạt nước hoặc máy sục khí.

 

Gia cố lồng nuôi vững chắc, di chuyển vào nơi neo đậu an toàn. Đối với lồng, bè đặt thành từng cụm thì các cụm lồng, bè khi đặt song song phải cách nhau tối thiểu 10m. Sử dụng vôi và các chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường dùng cho nuôi trồng thủy sản để xử lý môi trường lồng nuôi, ao nuôi.

 

Cho cá ăn đầy đủ, đúng liều lượng với các loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao và bổ sung Vitamin tổng hợp vào thức ăn cho cá với liều 2gram/kg thức ăn và ăn liền trong 7 ngày.

 

Dụng cụ, thiết bị sử dụng trong quá trình nuôi phải đảm bảo không gây tổn hại cho đối tượng nuôi, dễ làm vệ sinh tiêu độc, khử trùng. Trong quá trình nuôi phải thường xuyên vệ sinh lồng, lưới để luôn được thông thoáng, không xả rác, thức ăn ôi thiu, nấm mốc xuống khu vực lồng, bè và môi trường xung quanh.

 

Đối với ao, hồ, đầm đang nuôi cần duy trì mực nước tối thiểu 1,2 m; kiểm tra, tu sửa đập tràn, những chỗ bờ xung yếu gia cố lại hoặc giăng lưới quanh bờ chống thất thoát cá khi nước tràn. Đảm bảo mực nước ổn định, duy trì nước trong ao cân bằng với nước bên ngoài đề phòng mưa to, nước lớn làm vỡ bờ ao...

 

 

                                                                                  P.V

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Công nhân Điện lực thành phố Hoà Bình cải tạo hệ thống điện, đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn trong mùa mưa bão.
Xã Lâm Sơn (Lương Sơn) đã đạt tiêu chí số 17 về môi trường. Chất thải và rác thải được xã thu gom và xử lý theo quy định.
Không có hình ảnh

Xử phạt gần 4 tỷ đồng 3 cơ sở gây ô nhiễm sông Bưởi

(HBĐT) - Theo Cổng thông tin điện tử Tổng Cục Môi trường, ngày 17/5/2016, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường đã ký ban hành Quyết định xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường sông Bưởi với tổng số tiền phạt lên tới gần 4 tỷ đồng, cùng với các biện pháp khắc phục hậu quả kèm theo.

Triển khai “Tháng vệ sinh, tiêu độc phòng, chống dịch bệnh động vật” từ ngày 15/5/ - 15/6/2016

(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh năm 2016, trong thời gian từ ngày 15/5 – 15/6/2016, các huyện, thành phố sẽ đồng loạt triển khai “Tháng vệ sinh, tiêu độc phòng, chống dịch bệnh động vật”. Đây là hoạt động thiết thực nhằm chủ động ngăn chặn các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi, hạn chế thấp nhất sự gây hại của các loại dịch bệnh động vật, góp phần đảm bảo sức khỏe cộng đồng và giảm thiệt hại cho KT-XH địa phương.

Phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Công ty CP Mía đường Hoà Bình 480 triệu đồng

(HBĐT) - Ngày 12/5/2016, UBND tỉnh đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty CP Mía đường Hòa Bình (tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn) 480 tri ệu đồng.

UBND tỉnh chỉ đạo xử lý việc gây ô nhiễm môi trường sông Bưởi

(HBĐT) - Ngày 13/5/2016, UBND tỉnh có công văn số 456/UBND-NNTN gửi Sở TN&MT; Công an tỉnh; các cơ quan báo chí, truyền thông; UBND huyện Lạc Sơn về việc xử lý ô nhiễm môi trường sông Bưởi liên quan đến Nhà máy mía đường thuộc Công ty CP Mía đường Hòa Bình xả thải ra môi trường. Công văn nêu rõ:

Khó khăn trong công tác ATVSLĐ - PCCN trên địa bàn huyện Kỳ Sơn

(HBĐT) - Là doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất, chế biến gỗ, đóng trên địa bàn xã Dân Hòa (Kỳ Sơn), Công ty CP Sơn Thủy hiện có 104 lao động. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Trần Hữu Hòa, tổ trưởng tổ điện phụ trách công tác ATLĐ của Công ty cho biết: Công ty đã chú trọng xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động; thành lập mạng lưới an toàn viên gồm 8 thành viên, 2 cán bộ bán chuyên trách làm công tác ATLĐ, 1 cán bộ phụ trách công tác y tế. Hàng năm, Công ty đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Huấn luyện công tác ATLĐ và trang bị các máy, thiết bị, dụng cụ cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Huyện Đà Bắc: Chia sẻ kết quả hoạt động các vấn đề liên quan về quyền phụ nữ trong “ Sổ đỏ hai tên”

(HBĐT) - Ngày13/5, UBND huyện Đà Bắc phối hợp với Viện tư vấn phát triển KT-XH nông thôn và miền núi (CISDOMA) tổ chức Hội thảo chia sẻ kết quả hoạt động của tiểu dự án “Nâng cao nhận thức của người dân về quyền của phụ nữ trong tiếp cận đất đai và GCNQSDĐ hai tên vợ và chồng cho đồng bào dân tộc miền núi huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục