Theo báo cáo đánh giá của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong 4 tháng đầu năm 2025, toàn tỉnh đã trồng được gần 3.550 ha rừng trồng tập trung, đạt gần 64% kế hoạch năm. Ngoài ra, các huyện, thành phố đã trồng trên 354.680 cây phân tán, đạt 39,14% kế hoạch năm.
Làm việc trong môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Không chỉ là yêu cầu bắt buộc theo quy định pháp luật, đảm bảo ATVSLĐ còn là yếu tố then chốt để bảo vệ sức khỏe, tính mạng người lao động.
Những vết nứt không báo trước. Chỉ sau vài đêm mưa - ảnh hưởng từ hoàn lưu bão số 2 năm 2024, mặt đường tỉnh 435, đoạn qua xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc bỗng sụt lún như thể ai đó lấy dao cắt ngang dải nhựa nhẵn. 45m trượt dài, 1,2m lún sâu, vết rạn như một lát cắt phơi bày tất cả sự mong manh của hạ tầng miền núi trước thiên tai.
Là người thường xuyên đi qua địa phận xã Cao Dương, chị Bùi Thị Nhâm ở xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn luôn phải hứng chịu những "cơn bão" bụi do khai thác đá. Chị cho biết: Mặc dù một số mỏ đá cách đường cự ly nhất định, nhưng sau những lần nổ mìn thì bụi bay khắp nơi. Lần nào đi qua quên không bịt khẩu trang, đeo kính thì về nhà bị ho chảy nước mắt. Không chỉ tôi mà nhiều người đi qua đây đều như thế. Người dân gần mỏ đá phản ánh việc khai thác đá gây rung chấn, tiếng ồn, khói bụi ảnh hưởng đến môi trường, đời sống. Từ năm 2020 đến nay, ở một số khu vực mỏ người dân gửi nhiều đơn thư đến các cơ quan chức năng đề nghị giải quyết. Một số nơi xảy ra tụ tập phản đối hoạt động của mỏ khai thác đá, yêu cầu dừng hoạt động, bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng, điển hình như khu vực xã Cao Dương, Liên Sơn. Tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm bụi mịn trên một số tuyến đường diễn ra thường xuyên, gây bức xúc trong nhân dân, như đường Hồ Chí Minh khu vực xã Cao Dương.
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hòa Bình, tình hình thời tiết năm 2025 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Thực tế đó đòi hỏi các địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai (PCTT) trên địa bàn, nhất là vào mùa mưa bão.
Giữa lúc nhiều cánh rừng ở Tây Bắc vẫn oằn mình trước những vết chặt phá và lấn chiếm, huyện Mai Châu lặng lẽ giữ rừng như giữ vàng. Hơn 30.156 ha rừng tự nhiên vẫn xanh nguyên trên bản đồ, không phải nhờ may mắn, mà nhờ một hệ thống bảo vệ vững từ cộng đồng và chính quyền. Tỷ lệ che phủ rừng trên 65% là minh chứng cho sự kiên trì trong suốt nhiều năm qua. Mai Châu không dừng lại ở việc giữ rừng, huyện đang chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới, khi lâm nghiệp không chỉ là trách nhiệm, mà còn là kinh tế, sinh kế và tương lai.
Trên địa bàn huyện Tân Lạc có nhiều điểm sạt lở và tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao khi vào mùa mưa bão. Trong đó, khu vực xóm Ngòi, xã Suối Hoa bị sạt lở nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng người dân. Mùa mưa bão năm 2025 đang đến gần, người dân tại các điểm sạt lở, nguy cơ sạt lở cao mong muốn chính quyền địa phương sớm triển khai các biện pháp khắc phục sự cố sạt lở để người dân ổn định cuộc sống.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, tình hình nắng nóng tiếp tục diễn ra trên diện rộng tại nhiều khu vực trên cả nước, đặc biệt là khu vực Trung Bộ và Nam Bộ. Nắng nóng gay gắt kèm theo độ ẩm thấp tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe và cháy nổ.
Vào khoảng 13h ngày 4/5, trên địa bàn thành phố Hòa Bình xảy ra trận giông, lốc rất mạnh. Giông lốc bất ngờ kèm theo mưa, gió giật mạnh diễn ra trong khoảng 20 phút đã làm nhiều cây xanh, biển hiệu trên một số tuyến đường trung tâm của thành phố Hòa Bình bị gãy, đổ. Thậm chí có những cây to đã bật gốc. Đường phố la liệt cành, lá cây rơi rụng. Ngay sau trận giông, lốc, tại một số điểm, lực lượng chức năng và người dân đã khẩn trương thu gọn cành, cây gãy, đổ nhằm đảm bảo an toàn và không gây cản trở giao thông.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 4/5, Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ C. Khu vực vùng núi phía Tây từ Nghệ An đến Quảng Ngãi có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay, khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đang có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to. Lượng mưa phổ biến dao động từ 15 - 30mm, riêng một số nơi có thể vượt mức 60mm, tiềm ẩn nguy cơ cao về thiên tai đi kèm như lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Sáng 1/5, theo Dự báo viên Nguyễn Anh Nam, từ 8 giờ 50 phút đến 13 giờ 50 phút ngày 1/5, khu vực các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hoà Bình, Phú Thọ và Vĩnh Phúc tiếp tục có mưa.
UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND, ngày 26/4/2025 về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều tối và đêm 29/4, khu vực vùng núi, trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác. Một số nơi có khả năng xảy ra mưa to, với lượng mưa phổ biến 20-40 mm, cục bộ có nơi trên 70 mm.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 28/4, bộ phận không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó lan rộng đến Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Tây Bắc Bộ. Dưới tác động của không khí lạnh, gió chuyển hướng Đông Bắc cấp 2–3, riêng vùng ven biển có nơi cấp 3.