(HBĐT) - Mở rộng đối tượng được thành lập thư viện Theo Pháp lệnh Thư viện, chỉ có tổ chức của Việt Nam có quyền thành lập thư viện. Các tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam có quyền tham gia vào các hoạt động do thư viện tổ chức.


Luật Thư viện năm 2019 đã mở rộng, xã hội hóa hoạt động thành lập thư viện. Theo đó, không chỉ dừng lại ở các tổ chức của Việt Nam mà mọi tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cứ đều có quyền thành lập thư viện ngoài công lập khi đáp ứng đủ các điều kiện:

- Mục tiêu, đối tượng phục vụ xác định;

- Tài nguyên thông tin phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ của thư viện;

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm phục vụ hoạt động thư viện;

- Người làm công tác thư viện có chuyên môn phù hợp với hoạt động của thư viện;- Người đại diện theo pháp luật của thư viện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

 Xây dựng và cung cấp dịch vụ thư viện số

Thư viện số là thư viện hoặc bộ phận của thư viện có tài nguyên thông tin được xử lý, lưu giữ dưới dạng số, mà người sử dụng truy cập và khai thác thông qua thiết bị điện tử và không gian mạng.

Xây dựng cơ sở dữ liệu, thư viện số là chức năng, nhiệm vụ của tất cả các loại hình thư viện.

Việc phát triển tài nguyên thông tin số được dựa trên cơ sở thu thập tài liệu số, hoặc số hóa tài liệu của thư viện. Người sử dụng được cung cấp quyền truy cập trực tiếp tới tài nguyên thông tin số và các dạng khác.

Đẩy mạnh liên thông giữa các thư viện

Liên thông thư viện là một trong những điểm mới của Luật, theo đó, đây là hoạt động liên kết, hợp tác giữa các thư viện nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên, tiện ích, kết quả xử lý và các sản phẩm, dịch vụ thư viện.

Thực hiện liên thông là nguyên tắc hoạt động chung của cả thư viện công lập và thư viện ngoài công lập (khoản 4, Điều 24). Tài nguyên thông tin được xây dựng từ ngân sách Nhà nước phải được liên thông, chia sẻ giữa các thư viện.

Đặc biệt, Luật Thư viện nhấn mạnh liên thông giữa các thư viện phải phù hợp với quy mô và đối tượng phục vụ, nhằm bảo đảm sự liên thông trong tra cứu thông tin thay vì quy định chung chung như trước. 

Liên thông thư viện bao gồm các nội dung sau:

- Phối hợp trong thu thập, bổ sung tài nguyên thông tin, dữ liệu số dùng chung và hợp tác trong xây dựng mục lục liên hợp;

- Chia sẻ, sử dụng chung tài nguyên thông tin giữa các thư viện; chia sẻ kết quả xử lý tài nguyên thông tin và sản phẩm thông tin thư viện;

- Liên kết tổ chức dịch vụ thư viện phục vụ người sử dụng thư viện.

Theo đó, việc liên thông thư viện được thực hiện theo các phương thức: Liên thông theo khu vực địa lý; theo nhóm thư viện có chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ tương đồng; theo nội dung, chủ đề tài nguyên thông tin thư viện và liên thông giữa các loại thư viện.
     

 Minh Phượng (TH)
 (Sở Tư pháp)

Các tin khác


Tiếp tục tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến hết năm 2020

(HBĐT) - Đây là nội dung đáng chú ý tại Công văn số 2533/BHXH-BT ban hành ngày 10/8/2020 về tiếp tục thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất do BHXH Việt Nam ban hành.

Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng từ ngày 25/10/2020

(HBĐT) - Ngày 9/9/2020, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư số 10/2020/TT-BNNPTNT về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, gồm:

Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng từ ngày 25/10/2020

(HBĐT) - Ngày 9/9/2020, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư số 10/2020/TT-BNNPTNT về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, gồm:

Căn cứ xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp

(HBĐT) - Chính phủ ban hành Nghị định số 106/2020/NĐ-CP, ngày 10/9/2020 về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Tăng tiền hỗ trợ ăn trưa cho nhiều trẻ mầm non từ ngày 1/11/2020

Đây là nội dung được quy định tại Nghị định số 105/2020/NĐ-CP về việc quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.

Một số điểm mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi

(HBĐT) - Ngày 18/6/2020, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021 với một số điểm mới liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND các cấp. Cụ thể:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục