(HBĐT) - Sở NN&PTNT đã ban hành Công văn số 2716/SNN-CNTY, ngày 20/10/2021 về triển khai các giải pháp duy trì phát triển sản xuất chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung thực phẩm phục vụ Tết Nguyên Đán 2022.


Theo nội dung công văn: Hiện nay, giá cả thị trường đối với một số sản phẩm chăn nuôi đã và đang giảm rất sâu (giá lợn hơi xuống dưới 40.000 đồng/kg, giá gà trắng dưới 25.000đ ồng/kg) so với trước khi bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4. Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng cao (từ 16-35%) dẫn đến việc người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn trong sản xuất. Hiện, đa số các cơ sở, hộ chăn nuôi chưa tái đàn mà chỉ tập trung xuất bán các sản phẩm chăn nuôi đang bị tồn đọng. Vì vậy, có nguy cơ sẽ bị thiếu nguồn cung thực phẩm vào dịp Tết Nguyên Đán 2022 là rất cao.

Để duy trì ổn định phát triển sản xuất chăn nuôi, chủ động nguồn cung thực phẩm phục vụ Tết Nguyên Đán 2022, UBND các huyện, thành phố cần chỉ đạo, triển khai thực hiện một số giải pháp như:

Chỉ đạo rà soát, nắm bắt hiện trạng cơ cấu đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn để cân đối cung - cầu; xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức sản xuất cụ thể trong mọi tình huống (khi chưa có dịch Covid-19, khi có dịch và sau khi dịch xảy ra) để phát triển sản xuất chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung.

Tiếp tục chỉ đạo tái đàn lợn; ổn định phát triển đàn gia cầm và phát triển một số loại vật nuôi có lợi thế của địa phương như: Lợn bản địa Đà Bắc, gà Lạc Thủy, vịt Bầu Bến, Dê; vỗ béo đàn trâu, bò nuôi lấy thịt nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị cạnh tranh trên thị trường. Tập trung phát triển chăn nuôi để phục vụ tiêu dùng gia tăng vào những tháng cuối năm 2021 và nhất là nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tăng từ 10-12% trong dịp tết Nguyên Đán 2022.
Tổ chức triển khai các biện pháp chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt trên các đối tượng vật nuôi, nhất là đối với chăn nuôi lợn. Tăng cường năng lực sản xuất giống tại chỗ, kiểm soát tốt chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi và môi trường trong chăn nuôi.

Chỉ đạo, hướng dẫn người dân sử dụng nguồn nguyên liệu thức ăn, nguồn phụ phẩm của nông - lâm - nghiệp sẵn có của địa phương, để chủ động một phần thức ăn chăn nuôi, giảm giá thành sản phẩm.

Tổ chức, kết nối tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi; đa dạng hoá kênh phân phối sản phẩm; phát triển mạnh các sàn thương mại điện tử; xây dựng nhãn hiệu, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm, để nâng cao giá trị; chủ động tiêu thụ sản phẩm, cân đối nguồn cung, cầu.

Tạo điều kiện cho việc vận chuyển, lưu thông xuất bán các sản phẩm chăn nuôi tại địa phương, khi phương tiện vận chuyển và người trên phương tiện vận chuyển đủ điều kiện phòng, chống dịch thì cho vận chuyển lưu thông hàng hóa, không nên phát sinh thủ tục hành chính...

Chỉ đạo các cơ quan truyền thông, thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời nguồn cung, giá sản phẩm chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi trên cả nước và  trên địa bàn, để người dân có kế hoạch sản xuất cho phù hợp.

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Những địa phương có dịch bệnh gia súc, gia cầm đã qua 21 ngày, khi đủ điều kiện phải kịp thời công bố hết dịch để người chăn nuôi tái đàn và duy trì phát triển sản xuất.

Thực hiện các chính sách hỗ trợ về tín dụng, ngân hàng cho người dân được vay vốn sản xuất, giãn nợ, khoanh nợ và các chính sách khác để duy trì, ổn định sản xuất chăn nuôi.     

V.Đ (TH)

Các tin khác


Cục Thuế được in, khởi tạo và phát hành biên lai thu thuế

(HBĐT) - Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ. Trong đó, điểm mới rất quan trọng của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP là quy định việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.

Hướng dẫn sử dụng kinh phí Nhà nước hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(HBĐT) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 64/2021/TT-BTC hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước (NSNN) phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý (HTPL) cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Từ ngày 1/7/2022 áp dụng hóa đơn điện tử

(HBĐT) - Ngày 17/9/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 78/2021/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ. Theo đó, từ ngày 1/7/2022, hóa đơn giấy sẽ không còn hiệu lực, thay vào đó là áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT).

Những điểm mới cơ bản của Luật Tổ chức Quốc hội

(HBĐT) - Bổ sung quy định về Hội đồng Dân tộc và Ủy ban của Quốc hội (HBĐT) - Về cơ cấu tổ chức, theo quy định của Luật năm 2014, Thường trực Hội đồng Dân tộc (HĐDT) gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên thường trực. Thường trực Ủy ban của Quốc hội gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên thường trực. Hiện nay, theo quy định của Luật sửa đổi thì Thường trực HĐDT gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên thường trực và các Ủy viên chuyên trách tại HĐDT. Thường trực Ủy ban của Quốc hội gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, các Ủy viên thường trực và các Ủy viên chuyên trách tại Ủy ban của Quốc hội.

Thay đổi quy định về nâng bậc lương đối với công chức

(HBĐT) - Thông tư số 03/2021 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) và người lao động, có hiệu lực từ ngày 15/8/2021.

Điểm mới trong thực hiện BHXH bắt buộc từ 1/9/2021

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH để sửa đổi một số quy định của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật BHXH. Theo đó, từ ngày 1/9/2021, sẽ có nhiều thay đổi lớn ảnh hưởng đến người tham gia BHXH bắt buộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục