(HBĐT) - 1. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới: - Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

- Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
- Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
- Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.
- Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.

2. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị:
- Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý Nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.
- Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
- Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
- Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị gồm:
+ Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
+ Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan Nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

3. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế:
- Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
- Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
+ Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;
+ Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.

Minh Phượng (TH)
(Sở Tư pháp)

Các tin khác


Quy định mới về nghi lễ đối ngoại

(HBĐT) - Nghị định số 18/2022/NĐ-CP, ngày 18/2/2022 của Chính phủ về nghi lễ đối ngoại có hiệu lực từ ngày 10/4/2022.

Hướng dẫn công tác kiểm tra dự án có vốn đầu tư nước ngoài

(HBĐT) - Thông tư số 02/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/4/2022.

Chế độ dành cho công nhân, viên chức quốc phòng thôi việc

(HBĐT) - Ngày 15/4/2022, Nghị định số 19/2022/NĐ-CP hướng dẫn chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành, công nhân và viên chức quốc phòng thôi việc sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, công nhân, viên chức quốc phòng khi thôi việc sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

Nới điều kiện để trở thành giảng viên đại học, cao đẳng sư phạm

(HBĐT) - Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 19/4/2022 đã sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến bổ nhiệm giảng viên tại các trường cao đẳng sư phạm, đại học của Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT và Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT.

Lao động ngành du lịch được hỗ trợ học nghề 1,5 triệu đồng/tháng

(HBĐT) - Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được đề cập tại Thông tư số 12/2022/TT-BTC sẽ chính thức được áp dụng từ ngày 9/4/2022. Theo Thông tư số 12, doanh nghiệp, tổ chức về du lịch sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho lao động nghề du lịch với số tiền như sau:

Áp dụng hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc

(HBĐT) - Đây là nội dung đáng chú ý tại Quyết định số 206/QĐ-BTC về việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn 57 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục