Mở rộng chủ thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Cụ thể hóa Điều 24, Hiến pháp năm 2013: "Mọi người có quyền tự do TN, TG, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”, Luật vừa quy định chung như Hiến pháp: "Mọi người có quyền tự do TN, TG, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”, đồng thời Điều 6 của Luật cũng quy định chi tiết hơn, rõ hơn: Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin TN, TG; thực hành lễ nghi TN, TG; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo; quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo. Đối với người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo hoặc học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin TN, TG. Quy định này đã thể hiện rõ hơn tính nhân văn trong chính sách của Nhà nước Việt Nam về quyền tự do TN, TG cho những người bị hạn chế quyền công dân. Như vậy, quyền tự do TN, TG không chỉ là quyền công dân mà còn là quyền của tất cả mọi người, không bị giới hạn bởi quốc tịch, giới tính, độ tuổi.

 Quy định rõ hơn, thuận lợi hơn đối với quy định về cơ sở đào tạo tôn giáo, mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo

Về cơ sở đào tạo tôn giáo: Luật bổ sung, làm mới các quy định liên quan đến cơ sở đào tạo tôn giáo, bao gồm từ đổi tên trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo thành cơ sở đào tạo tôn giáo, điều kiện thành lập, thẩm quyền chấp thuận đến các nội dung liên quan đến hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo.

Về mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo: Luật quy định: Mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo cho hai trường hợp: Thứ nhất, nếu mở lớp cho người chuyên hoạt động tôn giáo thì tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc đăng ký việc mở lớp với cơ quan chuyên môn về TN, TG cấp tỉnh; thứ hai, nếu mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo cho những người không chuyên hoạt động tôn giáo thì tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo với UBND cấp huyện nơi mở lớp chậm nhất 20 ngày trước khi khai giảng.

Quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc khi mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo và đảm bảo quyền tự do TN, TG, trong đó có quyền tham dự các lớp bồi dưỡng về tôn giáo cho mọi người.

(Còn nữa)

Minh Phượng (TH)
(Sở Tư pháp)


Các tin khác


Tăng mức phạt vi phạm hoạt động môi giới bất động sản

(HBĐT) - Tại Nghị định số 16/2022, Chính phủ tăng mạnh mức phạt đối với người làm dịch vụ môi giới bất động sản (BĐS) nhằm quản lý chặt hơn hoạt động này, dẹp bỏ nạn môi giới biến tướng thành cò đất, thổi giá hoặc vẽ dự án không có thực.

Thời gian tối đa để người học hoàn thành học trung cấp, cao đẳng không quá 4,5 năm

(HBĐT) - Kể từ ngày 15/5/2022, Thông tư số 04/2022/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH quy định về tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo biên chế hoặc theo tín chỉ chính thức có hiệu lực.

Thu hồi giấy phép nhập khẩu phim khi nội dung phim vi phạm quy định cấm

(HBĐT) - Có hiệu lực từ ngày 10/5, Nghị định số 22/2022/NĐ-CP, ngày 25/3/2022 bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2012/NĐ-CP, ngày 12/4/2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh.

Sinh viên khó khăn được vay vốn tới 4 triệu đồng/tháng

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 05/2022/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, ngày 27/9/ 2007 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên (HS, SV). Theo đó, tăng mức cho vay tối đa đối với HS, SV lên 4 triệu đồng/tháng thay vì mức 2,5 triệu đồng/tháng như trước đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục