Thời gian qua, bối cảnh kinh tế khó khăn đã tác động không nhỏ đến tình hình việc làm của người lao động. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh dù cố gắng nhưng phải tiếp tục cắt giảm lao động vì thiếu đơn đặt hàng.


Từ đầu năm đến nay, Công ty TNHH Sankoh Việt Nam, khu công nghiệp bờ trái sông Đà (TP Hoà Bình) nỗ lực tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu, đảm bảo việc làm cho người lao động. 

Thiếu đơn đặt hàng 

Tại khu công nghiệp (KCN) Lương Sơn (huyện Lương Sơn), qua tìm hiểu nhiều doanh nghiệp trong KCN sản xuất hàng may mặc, linh kiện điện tử, sản phẩm cung cấp cho chuỗi công nghệ cao… chủ yếu với những đơn hàng xuất khẩu luôn chịu tác động lớn từ nền kinh tế  thế giới. 

Theo ông Võ Văn Trường, đại diện KCN Lương Sơn cho biết, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp trong KCN đã giảm gần 1.500 lao động, chủ yếu ở doanh nghiệp may mặc, sản xuất các mặt hàng liên quan đến xuất khẩu. "Có doanh nghiệp may mặc trong KCN đã phải cắt giảm gần 1.000 lao động do không ký được đơn hàng xuất khẩu”, ông Trường cho hay.

Thực trạng người lao động bị cắt giảm tại một số doanh nghiệp trong KCN Lương Sơn đã có tác động đến đời sống xã hội. Tại hội nghị đánh giá hoạt động của đảng ủy và chính quyền xã Tân Vinh (Lương Sơn) trong tháng 9/2023, đại diện các xóm trên địa bàn đưa ra ý kiến về tình hình thanh niên mất việc làm tại KCN tác động không nhỏ đến thu nhập, đời sống của người dân. Đồng thời đề nghị chính quyền xã kiến nghị với cấp huyện, cấp tỉnh có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm bền vững cho lao động địa phương. 

Không riêng KCN Lương Sơn, qua khảo sát tại KCN bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình), nhiều doanh nghiệp cũng gặp khó trong tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu, nhất là ở doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử. Theo anh Dũng, công nhân một doanh nghiệp FDI chuyên gia công sản phẩm linh kiện điện tử tại KCN bờ trái sông Đà, trước đây công nhân trong công ty đều có thể làm thêm thứ Bảy và Chủ nhật, nhưng thời gian qua dù muốn cũng không được làm thêm vì không có đơn hàng.

Ngoài ra, một số danh nghiệp may mặc ngoài KCN trên địa bàn TP Hoà Bình cũng trong tình trạng cắt giảm lao động khá nhiều từ đầu năm đến nay. 

Tình trạng này theo đánh giá của cơ quan chức năng có nhiều nguyên nhân, trong đó, tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn đã tác động đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó nhiều doanh nghiệp không tái ký hợp đồng với người lao động sau khi hợp đồng hết hạn, hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước hạn. 

Nhiều giải pháp giải quyết việc làm cho lao động

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), tính đến hết tháng 10/2023, toàn tỉnh có gần 17.200 lao động được tạo việc làm. Trong đó, gần 800 người đi xuất khẩu lao động có thời hạn, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn.

Các đơn vị đã phối hợp cung ứng lao động cho các dự án có nhu cầu lao động lớn như tại Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện (Phú Thọ); Nhà máy xi măng Thành Thắng (Hà Nam); nhà thầu thực hiện công việc thiết kế, mua sắm và xây dựng cho Nhà máy điện gió 1D (Cà Mau)... Hỗ trợ các công ty tuyển chọn lao động đi làm việc trong KCN tại các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên.

Bên cạnh đó, Sở LĐ-TB&XH chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm phối hợp các địa phương, Tỉnh Đoàn, ngành Giáo dục tổ chức nhiều phiên giao dịch, tư vấn định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho người dân, thanh niên, học sinh các trường THPT ở các xã, huyện vùng cao, vùng sâu. Thông qua các phiên giao dịch việc làm, người lao động được giới thiệu công việc đa dạng, thu nhập hấp dẫn, từ đó tìm kiếm việc làm phù hợp với mức lương tốt, cải thiện    cuộc sống. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc tình hình thực hiện chỉ tiêu việc làm tại các huyện, thành phố; tiếp tục giới thiệu đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động về các huyện, thành phố để tư vấn, tuyển dụng lao động đi làm tại các doanh nghiệp trong nước và đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.

Thống kê từ đầu năm đến nay, Sở LĐ-TB&XH đã hỗ trợ trên 40 doanh nghiệp được cấp phép vào các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga. Theo Sở LĐ-TB&XH, thời gian tới sẽ thực hiện các hoạt động kết nối việc làm qua tổ chức sàn giao dịch việc làm để giải quyết nhu cầu việc làm và nhu cầu nhân lực phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

   Hồng Trung



Các tin khác


Hợp tác xã Tùng Dương giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Thời gian qua, Hợp tác xã Dịch vụ và Phát triển nông lâm nghiệp nông thôn Tùng Dương, xã Mỹ Hòa, huyện Tân Lạc (HTX Tùng Dương) triển khai hiệu quả mô hình "Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Người lao động xã Hợp Phong: Nắm bắt cơ hội tham gia chương trình việc làm ngoài nước

(HBĐT) - Chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (xuất khẩu lao động - XKLĐ) được Đảng, Nhà nước thúc đẩy nhằm giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững. Cùng với các địa phương trong huyện và tỉnh, người trong độ tuổi lao động của xã Hợp Phong (Cao Phong) đang nắm bắt cơ hội, tích cực tham gia chương trình.

Huyện Yên Thủy giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Những năm gần đây, công tác giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động tại huyện Yên Thủy đạt được kết quả quan trọng. Bên cạnh việc làm trong các ngành nghề truyền thống như trồng trọt, chăn nuôi ở địa phương, một bộ phận lao động nông thôn, chủ yếu là lao động trẻ tích cực tham gia thị trường việc làm trong nước, ngoài nước.

Hội LHPN xã Tân Lập vận động, hỗ trợ hội viên thoát nghèo

(HBDDT) - Cách đây ít năm, chị Bùi Thị Phưởng, hội viên nghèo chi hội xóm Chiềng Vang 1, xã Tân Lập (Lạc Sơn) được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn phụ nữ khởi nghiệp. Gia đình chị đầu tư vào con giống, xây chuồng trại, thức ăn chăn nuôi ban đầu để từng bước phát triển quy mô đàn gia cầm.

Nhà máy may Hồ Gươm giải quyết việc làm cho người lao động

(HBĐT) - Nhà máy may Hồ Gươm của Tập đoàn Hồ Gươm được xây dựng và đi vào hoạt động trên địa bàn xã Phong Phú, huyện Tân Lạc đã giải quyết việc làm cho người lao động địa phương. Hiện nay, nhà máy có quy mô 10 dây chuyền sản xuất với khoảng 500 lao động tham gia.

Huyện Tân Lạc đa dạng giải pháp tạo việc làm mới

(HBĐT) - Với trên 90.000 nhân khẩu, hơn 57.000 người trong độ tuổi lao động, huyện Tân Lạc đặt mục tiêu mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 1.200 người. Huyện cũng nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đáp ứng nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục