Chiều 17/1, UBND huyện Hoàng Sa phối hợp với Thành đoàn Đà Nẵng tổ chức buổi Lễ tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi viết thư, vẽ tranh, làm thiệp với chủ đề "Em yêu biển đảo quê hương” và Cuộc thi trực tuyến "Thanh thiếu nhi với biển, đảo quê hương”.
Sự kiện này nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 25 năm thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương, 25 năm thành phố Đà Nẵng quản lý huyện đảo Hoàng Sa (1997 - 2022) và 40 năm thành lập huyện Hoàng Sa (1982 - 2022).
Theo đó, cuộc thi "Em yêu biển đảo quê hương” đã thu hút trên 4.500 học sinh tham gia dự thi. Ban giám khảo đã chấm chọn ra 13 tác phẩm xuất sắc nhất đạt giải thưởng ở mỗi nội dung thi, trong đó có 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba và 10 giải Khuyến khích cho nội dung thi vẽ tranh, viết thư, làm thiệp.
Thông qua các lá thư, các bức tranh, tấm thiệp, các em học sinh muốn gửi gắm tình cảm và lòng biết ơn của mình đến các chú bộ đội Hải quân đang công tác ngoài đảo xa, không quản ngại khó khăn, gian khổ để bảo vệ cho cuộc sống yên bình trên mọi đất nước cho hôm nay và cả mai sau.
Ban tổ chức trao giải Nhất cuộc thi trực tuyến với chủ đề "Thanh thiếu nhi với biển, đảo quê hương”.
Cuộc thi tìm hiểu trực tuyến kiến thức chủ đề "Thiếu nhi với biển, đảo quê hương” thu hút 15.676 lượt đăng ký dự thi, được chia làm 3 chặng dành cho 3 khối Trung học cơ sở (chặng 1), Trung học phổ thông (chặng 2), Cao đẳng và Đại học (chặng 3). Ở mỗi chặng, người dự thi sẽ trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức về biển, đảo quê hương, về Luật Biển Việt Nam và các kiến thức về 25 năm thành phố Đà Nẵng quản lý quần đảo Hoàng Sa.
Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức trao 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba và 10 giải Khuyến khích cho các thí sinh hoàn thành bài dự thi với số điểm cao nhất và trong thời gian ngắn nhất.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) cho hay, cuộc thi viết, thi tìm hiểu và thi vẽ tranh về đề tài Hoàng Sa đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm tiếp tục các hoạt động tuyên truyền bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Thông qua cuộc thi, các em học sinh có cơ hội hiểu sâu hơn về biển đảo Việt Nam, về lịch sử khai phá, xác lập công tác quản lý, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo; qua đó khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức chủ quyền, tinh thần trách nhiệm, chung tay xây dựng, bảo vệ vững chắc toàn vẹn chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Theo Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa, từ ngày 1/1/1997, Đà Nẵng tách khỏi Quảng Nam, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, huyện đảo Hoàng Sa được đặt dưới sự quản lý của chính quyền thành phố Đà Nẵng. Đà Nẵng đã phân công cán bộ phụ trách, nghiên cứu đề án tăng cường quản lý nhà nước, bảo vệ chủ quyền nhằm gắn quần đảo Hoàng Sa với hệ thống hành chính nhà nước của thành phố, hoạt động như một chính quyền địa phương đúng nghĩa theo quy định về tổ chức hành chính nhà nước. UBND huyện Hoàng Sa đã tham mưu và linh hoạt tổ chức thực hiện nhiệm vụ với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, kết hợp việc làm rõ sự thật lịch sử liên quan đến đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo với các vấn đề thời sự đang diễn ra; vừa đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ chủ quyền, vừa tăng cường các giải pháp thực thi quyền chủ quyền của cơ quan hành chính cấp địa phương.
Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa nhấn mạnh, các tài liệu cổ của Việt Nam, Trung Quốc và cả phương Tây đều minh chứng từ thế kỷ XVII trở về trước, người Việt đã có mặt tại quần đảo Hoàng Sa (thường gọi là Bãi Cát Vàng hoặc Cồn Vàng). Qua các thời kỳ, Nhà nước Việt Nam đã khai phá, chiếm hữu, xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa một cách liên tục, hòa bình và phù hợp luật pháp quốc tế. Việt Nam luôn khẳng định trước cộng đồng quốc tế về chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và sẽ tiếp tục đấu tranh, củng cố, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của mình đối với quần đảo này.
TheoBaotintuc
Theo nội dung Công văn số 15/VPCP-NN của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa có ý kiến về đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của các Thành viên Chính phủ đối với dự thảo Nghị định quy định lấn biển.
Với tinh thần chủ động, sáng tạo, đoàn kết, vận dụng sát thực tiễn ở từng thời điểm cụ thể, trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân vẫn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện chiến đấu, vừa tăng cường công tác tuần tra, trinh sát nắm chắc tình hình trên không, trên biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Đã đến với nhiều đồn Biên phòng trên tuyến biên giới tỉnh Cà Mau, nhưng ra với Đồn Biên phòng Hòn Chuối, chúng tôi mới thấm thía cảm giác thế nào là sóng gió biển khơi. Từ cửa biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời ra tới đảo chỉ khoảng 17 hải lý, nhưng vào ngày biển động, sóng gió cấp 5, cấp 6, con tàu cứ lắc lư, chao đảo, có lúc sóng cuộn lên bạc trắng, phủ kín cả con tàu…
Tỉnh Quảng Bình đã quan tâm, chú trọng xây dựng, củng cố lực lượng Dân quân tự vệ biển ngày càng vững mạnh, thực sự là "cánh tay nối dài” bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quê hương.
Ngày 21/12, tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 1 tổ chức chương trình công tác dân vận "Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” và chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”.
Với khoảng 500.000 ha có thể phát triển nghề nuôi biển, nhưng đến nay Việt Nam mới có khoảng trên 70.000 ha và 7,8 triệu m3 lồng nuôi biển.