Tỉnh Bến Tre đang đẩy mạnh khai thác tiềm năng các ngành kinh tế biển và đặt mục tiêu trở thành một trong những địa phương phát triển mạnh và bền vững về kinh tế biển, trọng tâm là phát triển năng lượng tái tạo, thủy sản và du lịch vào năm 2030, tầm nhìn 2045.
Tàu đánh bắt thủy sản của ngư dân xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre neo đậu tại sông Bình Châu.
Theo đó, đến năm 2030, tỉnh nỗ lực phát triển thành công, tạo đột phá một số ngành kinh tế biển, theo thứ tự ưu tiên như: năng lượng tái tạo; khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; phát triển du lịch biển; phát triển công nghiệp, đô thị ven biển và phát triển thương mại dịch vụ.
Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho biết, địa phương đang phát triển mạnh lĩnh vực năng lượng tái tạo (điện gió). Hiện các dự án điện gió đã tác động tích cực, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của các huyện ven biển. Từ đó, góp phần quan trọng thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, chủ trương phát triển tỉnh Bến Tre về hướng Đông theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ XI.
Cụ thể, đến nay Bến Tre có 19 dự án điện gió đã được bổ sung vào quy hoạch, với tổng công suất hơn 1.007 MW; trong đó, có 15/19 dự án đang triển khai xây dựng. Đến ngày 1/11/2021, tỉnh có 5/15 dự án điện gió với công suất hơn 93 MW được đưa vào vận hành thương mại theo Quyết định số 39/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, tỉnh Bến Tre đã trình bổ sung 26 dự án điện gió (tổng công suất 6.418 MW) và dự án điện khí LNG 3.000 MW vào Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, có xét đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).
Cùng với đó, tỉnh lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng 3 huyện ven biển là Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Đồng thời, rà soát công tác lập quy hoạch xây dựng đô thị cho tất cả các đồ án quy hoạch trên địa bàn 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú theo hướng nghiên cứu toàn diện các tác động của biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bến Tre cũng đã ban hành Kế hoạch phát triển 4.000 ha nuôi tôm biển ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Theo đó, đến năm 2025, Bến Tre có 4.000 ha nuôi tôm biển ứng dụng công nghệ cao, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18,92%; sản lượng nuôi tôm biển ứng dụng công nghệ cao đạt 144.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 41,42%. Giá trị sản xuất nghề nuôi tôm biển đạt 1 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 41,42%.
Thêm vào đó, tỉnh thúc đẩy phát triển du lịch khu vực biển gắn với phát triển văn hóa-xã hội đảm bảo phát triển bền vững; xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế biển hướng ra biển Đông dựa trên tỉnh hình thực tế tại địa phương.
Dự kiến đến năm 2025, tổng thu từ hoạt động du lịch trên địa bàn 3 huyện biển của tỉnh tăng bình quân 25%/năm; chiếm khoảng 20% doanh thu du lịch của cả tỉnh. Đến năm 2030, doanh thu từ du lịch 3 huyện biển chiếm từ 30% doanh thu du lịch của cả tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho hay, Tỉnh ủy Bến Tre đã ban hành Nghị quyết 04 phát triển Bến Tre về hướng Đông giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Ủy ban nhân dân tỉnh, các ngành, địa phương có liên quan đã ban hành các kế hoạch để cụ thể hóa, triển khai thực hiện nhằm tạo sự chuyển biến, phát triển mạnh về kinh tế biển của tỉnh, góp phần thực hiện nghị quyết của Trung ương về phát triển bền vững kinh tế biển.
Ông Trần Ngọc Tam thông tin thêm, thời gian qua, địa phương nhận thức lĩnh vực tiềm năng mà tỉnh chưa khai thác được nhiều là lĩnh vực biển, chỉ khai thác sử dụng nuôi trồng là chủ yếu. Hiện nay, điện khí, điện gió là lĩnh vực trọng tâm trong thực hiện nghị quyết phát triển Bến Tre về hướng Đông bên cạnh việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
Bến Tre là một trong 28 tỉnh ven biển của cả nước, có chiều dài bờ biển 65 km trải dài trên 3 huyện ven biển, gồm Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú, có 11 xã ven biển thuộc vùng bờ của tỉnh Thời gian qua, tình hình phát triển kinh tế- xã hội vùng ven biển của tỉnh tiếp tục có sự phát triển mạnh tại các huyện ven biển, tập trung chủ yếu vào hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, phát triển năng lượng điện gió, đầu tư cơ sở hạ tầng về giao thông, khu công nghiệp, khu dân cư ven biển từng bước được hình thành.
Qua đó, đời sống người dân vùng ven biển ngày càng được nâng cao, quốc phòng, an ninh khu vực vùng ven biển được đảm bảo.
TheoBaotintuc
Được triển khai nghiêm túc, tích cực và toàn diện, Đề án "Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017-2021” đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, ý thức tự giác tôn trọng và chấp hành nghiêm pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn biên giới. Báo Biên phòng xin trích đăng một số ý kiến của lãnh đạo các Bộ, ngành, chính quyền địa phương về những kết quả nổi bật sau 5 năm thực hiện Đề án. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Trật tự hàng hải quốc tế trên Biển Đông những năm qua vẫn khó khăn khi vẫn diễn ra những hành động coi thường luật pháp quốc tế. Thực tế đã và đang đặt ra những yêu cầu cấp bách trong việc tăng cường mạnh mẽ hơn nữa sự đoàn kết giữa các quốc gia để bảo vệ luật pháp quốc tế, tối ưu hiệu lực, hiệu quả quản trị trên biển.
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa ban hành hướng dẫn công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2022 (Hướng dẫn số 78/HD-MTTW-BTT ngày 25-1-2022). Trong đó nêu rõ 6 nội dung tuyên truyền.
Năm 2021, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cà Mau thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Nhưng đơn vị đã tập trung lãnh đạo triển khai toàn diện có trọng tâm, trọng điểm các mặt công tác Biên phòng, vừa quản lí, bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới biển, vừa phòng, chống dịch Covid-19, ngăn chặn xuất, nhập cảnh trái phép.
Hiện nay, về cơ bản, tổ chức, biên chế, trang bị phương tiện của lực lượng Cảnh sát biển (LLCSB) đã và đang được đầu tư đúng hướng, bảo đảm được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng.
Trời se lạnh, mưa lất phất bay, hàng dãy dài những chậu đào Nhật Tân sau thời gian hành trình từ các vườn cây cảnh phía Bắc đã có mặt tại thành phố biển Nha Trang. Hàng trăm chậu cúc, mai đủ loại được người dân bản địa mang đến, chăm chút kỹ lưỡng, sáng bừng lên khắp các dãy phố. Mùa xuân bắt đầu lấp ló, gõ của từng gia đình, niềm vui hiện lên trong ánh mắt của những người đi chợ hoa ngày Tết…