Kinh tế biển không chỉ làm giàu cho đất nước mà còn gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh biển, đảo của Tổ quốc.

Vì lẽ  đó, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, thu hút đầu tư phát triển các nhóm ngành kinh tế biển dựa trên nền tảng tăng trưởng xanh để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.


Tỉnh Ninh Thuận phấn đấu đến năm 2025 kinh tế biển chiếm từ 41 - 42% tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP). 

 Với bờ biển dài hơn 105 km và vùng lãnh hải rộng trên 18.000 km2, Ninh Thuận có tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển kinh tế biển, làm giàu từ biển. Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh xác định 5 trụ cột phát triển chính, có tính cạnh tranh cao; trong đó, kinh tế biển là một trong hai động lực tăng trưởng mới. Đồng thời, đề ra mục tiêu phát triển trở thành tỉnh mạnh về biển trong khu vực trong giai đoạn tới.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam, trong định hướng phát triển, Ninh Thuận tập trung phát triển kinh tế biển theo hướng toàn diện, hiện đại; trong đó, chú trọng đầu tư phát triển các nhóm ngành kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo; phát triển đô thị, du lịch biển và các loại hình dịch vụ biển; phát triển công nghiệp ven biển; phát triển đồng bộ khai thác và nuôi trồng thủy hải sản; kinh tế hàng hải; khai thác tài nguyên khoáng sản biển.


Khách sạn, resort ven biển được đầu tư xây dựng phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận). 

Ninh Thuận phấn đấu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế biển đạt từ 15 - 16%/năm, kinh tế biển chiếm từ 41 - 42% tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP); thu nhập bình quân đầu người khu vực ven biển gấp 1,2 lần trở lên so với bình quân toàn tỉnh; lao động làm việc trong các ngành kinh tế biển khoảng 60 - 65 nghìn người. Đến năm 2030, Ninh Thuận trở thành tỉnh mạnh về biển, cơ bản đạt các tiêu chí về phát triển bền vững, kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế của tỉnh, chiếm 45 - 46% GRDP.

Để đạt mục tiêu trên, UBND tỉnh Ninh Thuận đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, giao các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan phối hợp triển khai thực hiện; trong đó tăng cường các giải pháp đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư các dự án quy mô lớn, hàm lượng khoa học công nghệ cao, thân thiện với môi trường; ưu tiên nguồn vốn Nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế biển tạo động lực thực sự cho phát triển bền vững kinh tế biển, nhất là hạ tầng du lịch, đô thị, giao thông, đê kè, hạ tầng nuôi trồng thủy hải sản, hậu cần nghề cá... Đồng thời huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển bền vững kinh tế biển có trọng tâm, trọng điểm.

Mới đây, tại Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư năm 2024, tỉnh Ninh Thuận đã công bố danh mục 55 dự án xúc tiến, kêu gọi đầu tư; trong đó, có nhiều dự án thuộc nhóm ngành kinh tế biển của tỉnh, bao gồm: 18 dự án lĩnh vực thương mại - dịch vụ, du lịch; 14 dự án lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản; 9 dự án lĩnh vực năng lượng, năng lượng tái tạo; 9 dự án lĩnh vực công nghiệp chế biến và 5 dự án lĩnh vực nông nghiệp.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận, tỉnh xác định năng lượng, năng lượng tái tạo là lĩnh vực đột phá, quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế biển, trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước. Tỉnh phấn đấu đến năm 2030 năng lượng, năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng khoảng 12% GRDP, giải quyết 7,3% nhu cầu việc làm trong toàn tỉnh. Hiện, tỉnh đang tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên nắng, gió để phát triển điện mặt trời, điện gió ven bờ, điện gió ngoài khơi, điện khí LNG, thủy điện tích năng, nguồn năng lượng mới (hydro, thủy triều, sinh khối...). Đồng thời thu hút đầu tư phát triển nguồn năng lượng Hydrogen xanh từ việc sử dụng năng lượng tự tiêu, năng lượng tái tạo tại chỗ hướng đến ngành công nghiệp xanh phù hợp với cam kết tại Hội nghị COP26.


Mô hình nuôi hải sản trong lồng bè tại Ninh Thuận. 

Cùng với năng lượng tái tạo, Ninh Thuận tập trung phát triển công nghiệp ven biển theo hướng ưu tiên thu hút đầu tư các dự án công nghiệp quy mô lớn, khu công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp cơ khí chế tạo, chế biến thủy sản, công nghiệp hóa chất, sản xuất muối, sản phẩm sau muối, công nghiệp sửa chữa và đóng tàu. Bên cạnh đó, phát triển nuôi biển gắn với chế biến thủy sản; cơ cấu lại nghề khai thác hải sản theo hướng đánh bắt xa bờ bền vững; xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao của cả nước. Đồng thời đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, hình thành khu đô thị du lịch ven biển. 

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là cực tăng trưởng mới, là động lực quan trọng để phát huy tiềm năng, lợi thế về cảng biển, cảng cạn và Trung tâm dịch vụ logistics, khu công nghiệp, đô thị, du lịch, hướng đến năm 2025 đủ điều kiện thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam của tỉnh với quy mô khoảng 43.900 ha. Với điều kiện thuận lợi về giao thông, tỉnh sẽ tập trung khai thác để tạo kết nối vùng, liên vùng, thu hút đầu tư phát triển vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh. 

Song song với phát triển kinh tế biển, tỉnh Ninh Thuận cũng đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường biển. Tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án bảo vệ môi trường biển, như: thu gom rác thải biển, trồng rừng phòng hộ ven biển, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân... Nhờ vậy, môi trường biển Ninh Thuận được bảo vệ tương đối tốt, góp phần thu hút du khách và thúc đẩy phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững.

Theo TTXVN

Các tin khác


Đoàn đại biểu kiều bào thăm, động viên quân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1

Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1, trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Vụ chìm tàu kéo sà lan trên biển Lý Sơn: Tạm dừng tìm kiếm các nạn nhân mất tích

Sau 5 ngày nỗ lực tìm kiếm vẫn chưa thấy các nạn nhân còn mất tích trong vụ chìm tàu kéo tàu kéo LA-06695 và lật sà lan LA-06883 trên vùng biển cách đảo Lý Sơn 3 hải lý. Đến ngày 28/4, các lực lượng chức năng đã tạm dừng tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích.

178.662 lượt người tham gia Kỳ 4 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam

Kỳ 4 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hoà Bình chủ trì tổ chức bắt đầu từ 0h ngày 15/4/2024 đến 24h ngày 25/4/2024. Ban Tổ chức cuộc thi đã tổng hợp và thông báo kết quả cụ thể.

Những cây bàng “trăm tuổi” ở Côn Đảo

Ở thị trấn huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có nhiều điều để du khách lưu nhớ trong lòng. Bên cạnh đất và người nơi đây thân thiện, hiếu khách, biển cả thơ mộng đẹp, quyến rũ... thì những cây bàng cổ thụ cũng tạo được những dấu ấn đậm nét. Trong đó, hơn 50 cây được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận là cây di sản và được coi là cây biểu tưởng của huyện đảo này. Những cây bàng trăm tuổi xuất hiện ở Côn Đảo (tính từ năm 1862, khoảng 130-150 tuổi) chất chứa lịch sử, văn hóa và cả những thăng trầm của thời cuộc…

Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Sáng 24/4, Ban Khánh tiết Đình làng An Vĩnh, huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) cùng các tộc họ làng An Vĩnh tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, tri ân công đức những hùng binh Hoàng Sa trong đội Hoàng Sa Bắc hải năm xưa đã vượt biển khơi, cắm, dựng bia vĩnh hằng về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Lữ đoàn 189 hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Ngày 19/4, Lữ đoàn 189 Hải quân tổ chức tập huấn phương pháp đọc sách, duy trì nhóm đọc sách cho cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, năm 2024. Đại tá Trần Hoàng Thắng, Phó Chính ủy Lữ đoàn dự, chỉ đạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục