Quyết tâm cùng cả nước gỡ cảnh báo "Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC), tỉnh Kiên Giang thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và chuẩn bị chu đáo làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 5 về IUU.
Cán bộ Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Dương Đông (Bộ đội Biên phòng Kiên Giang) thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tàu cá ra vào cửa sông Dương Đông, thành phố Phú Quốc.
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, cấp giấy phép khai thác, lắp thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS) theo quy định, cập nhật đầy đủ thông tin tàu cá trên cơ sở dữ liệu Nghề cá Quốc gia (VNfishbase), hệ thống VMS kịp thời, đồng bộ và thống nhất. Mặt khác, thường xuyên nắm tình hình tàu cá tại địa phương, nhất là tàu cá đăng ký mới, xóa đăng ký trên VNFishbase từ thời điểm tháng 10/2023 đến tháng 9/2024.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị có liên quan xác minh thông tin, xử phạt nghiêm, dứt điểm tàu cá vi phạm quy định về kết nối hệ thống VMS và tàu cá vượt ranh giới khai thác thủy sản trên biển từ tháng 10/2023 đến nay, đặc biệt đối với tàu cá có chiều dài từ 24 m trở lên, đảm bảo có kết quả, số liệu cụ thể để làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 5.
Đến nay, tỉnh có 9.069 tàu cá đăng ký đã được cập nhật lên Vnfishbase; trong đó, có 3.625 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 - 24 m trở lên; tàu cá được cấp giấy phép khai thác 8.694 tàu; cấp 3.450 giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho tàu cá; hơn 3.600 tàu chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên đã lắp VMS, số tàu còn lại chưa lắp thiết bị do nằm bờ. Đối với nhóm tàu cá "3 không” có hơn 2.700 tàu, ngành chức năng tỉnh đã khảo sát 2.359 tàu để cùng với ngư dân xử lý dứt điểm tình trạng tàu cá "3 không”.
Tiếp đến, các huyện, thành phố ven biển, đảo phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang và các sở, ngành có liên quan kiểm kê, lập danh sách tàu cá không đủ điều kiện hoạt động như: chưa đăng ký, chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, chưa được cấp giấy phép khai thác, lắp thiết bị VMS... và giám sát, quản lý vị trí tàu cá neo đậu.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp đơn vị chức năng có liên quan và địa phương hàng tuần lập và đăng tải danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU lên cơ sở dữ liệu trên hệ thống VMS để các cơ quan thực thi pháp luật biết, kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Mặt khác, đảm bảo 100% tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên hoạt động trên biển phải kết nối với hệ thống VMS và thông tin của tàu cá về chủ tàu, vị trí, tình trạng hoạt động… trên hệ thống VMS phải được theo dõi, xác minh, kiểm soát.
Ngoài ra, giám sát sản lượng bốc dỡ qua cảng; giấy biên nhận, giấy xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác (SC), giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác (CC) theo hệ thống, dễ truy xuất và đúng quy định của pháp luật. Tiếp tục triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác điện tử eCDT đối với 100% tàu cá ra, vào cảng, giám sát sản lượng, cấp giấy SC tại các cảng cá theo quy định.
Tỉnh đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các đồn/trạm kiểm soát Biên phòng thực hiện các nhiệm vụ, kiểm soát chặt chẽ 100% tàu cá xuất bến ra khơi phải đảm bảo kẻ số đăng ký, đánh dấu tàu cá đúng quy định; kiểm soát chặt chẽ và đảm bảo 100% tàu cá xuất bến, hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển phải đảm bảo điều kiện theo quy định; xử lý nghiêm tàu cá "3 không”.
Cùng với đó, tỉnh đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang phối hợp với các lực lượng chức năng, xử lý dứt điểm, tổng hợp hồ sơ xử phạt tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, đặc biệt là tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài từ tháng 10/2023 đến nay đã được xác minh thông tin, đảm bảo có kết quả, số liệu cụ thể để làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 5.
Đồng thời, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp các sở, ngành, lực lượng chức năng của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và các huyện, thành phố ven biển, đảo thực hiện cao điểm về thực thi pháp luật, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử phạt các hành vi vi phạm khai thác IUU; củng cố hồ sơ để xử lý dứt điểm các trường hợp tàu cá tháo, gửi thiết bị VMS đã phát hiện; đặc biệt là áp dụng triệt để Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP, ngày 12/6/2024 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xử lý nghiêm các tàu cá có hành vi vi phạm khai thác bất hợp pháp trên các vùng biển.
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành yêu cầu các sở, ngành chức năng và huyện, thành phố điều động, tăng cường lực lượng tại địa phương, đặc biệt là chính quyền cơ sở xã/phường/thị trấn tại các địa bàn trọng điểm, phối hợp với lực lượng Biên phòng, Công an tuyên truyền, vận động, kịp thời ngăn chặn, xử lý từ sớm, từ xa tàu cá, ngư dân có ý định vi phạm, nhất là tại các địa phương như: Rạch Giá, Châu Thành, Kiên Hải, Hà Tiên… kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong thi hành công vụ, dung túng, tiếp tay cho hành vi khai thác IUU.
Theo lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, mặc dù tỉnh đã quyết liệt thực hiện chống khai thác IUU, có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn tàu cá vi phạm khai thác IUU, thiết bị VMS, kẻ số đăng ký giả, kẻ thiếu số đăng ký…
Từ đầu năm đến nay, tỉnh xảy ra 10 vụ/14 tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy trái pháp luật; phát hiện hơn 1.330 lượt tàu cá bị mất tín hiệu kết nối thiết bị VMS trên biển; cảnh báo vượt vùng cho phép khai thác hải sản đối với 40 lượt tàu cá. Ngoài ra, lực lượng chức năng tuần tra, xử lý hoạt động khai thác thủy sản trên biển, từ đầu năm 2024 đến nay đã kiểm tra hơn 1.000 lượt tàu cá, phát hiện xử lý hơn 160 tàu có dấu hiệu vi phạm.
Theo TTXVN
Sáng 11/10, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận có báo cáo nhanh vụ việc tàu cá bị chìm tại vùng biển huyện đảo Phú Quý, rất may 12 lao động trên tàu được cứu vớt an toàn.
UBND tỉnh Phú Yên đã yêu cầu các ngành chức năng và địa phương ven biển triển khai nhiều giải pháp nhằm xóa tàu cá "3 không" (không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác). Qua đó, góp phần cùng cả nước gỡ "Thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC) về khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Những năm qua, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển (CSB) 2 triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ, giúp ngư dân vững tin vươn khơi, bám biển, góp phần cùng các lực lượng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Để triển khai hiệu quả mô hình thu gom rác thải nhựa từ tàu cá về bờ, chính quyền và ngành chức năng tỉnh Bình Định đã có những cách làm riêng vừa phát huy được tiềm năng, lợi thế, phù hợp với thực tế địa phương, vừa huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường; trong số đó 0,28 - 0,73 triệu tấn rác thải nhựa bị thải ra biển nhưng chỉ khoảng 27% trong số đó được tái chế, tận dụng.
Trong công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), tỉnh Quảng Trị đã và đang tăng cường quản lý, giám sát để tàu cá hoạt động đúng theo quy định.