18 tàu cá xa bờ đầu tiên ở xã Tam Quang - thủ phủ nghề cá tỉnh Quảng Nam chính thức bước vào vụ làm ăn đầu năm mới ở ngư trường Trường Sa sau những ngày nghỉ Tết.


Đội tàu câu mực xa bờ của ngư dân xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành chuẩn bị vươn khơi thực hiện chuyến biển đầu tiên sau những ngày nghỉ Tết Ất Tỵ 2025.

Hướng đến ngành kinh tế thủy sản hiện đại, bền vững

Sau nghi lễ nghinh Ông trang nghiêm với lời khấn cầu mưa thuận gió hòa, được mùa, được giá, đúng 9 giờ sáng 5/2 (mùng 8 tháng Giêng), chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu cá mang số hiệu QNa 91327 TS Nguyễn Thanh Tiến ở làng chài Sâm Linh Đông, xã Tam Quang, huyện Núi Thành (Quảng Nam) kéo một hồi còi dài để chào cảng, rồi nhẹ nhàng đẩy cần số về phía trước, con tàu có công suất 920 CV từ từ tách ra khỏi cầu cảng, hùng dũng lao về phía trước, để lại phía sau một vệt sóng dài cuốn theo chân vịt và những cánh tay vẫy chào của người thân.

Con tàu QNa 91327 TS chuyên nghề lưới vây cùng 16 lao động, do anh Nguyễn Thanh Tiến làm thuyền trưởng là một trong 18 tàu cá xa bờ đầu tiên ở xã Tam Quang - thủ phủ nghề cá tỉnh Quảng Nam chính thức bước và vụ làm ăn đầu năm mới ở ngư trường Trường Sa sau những ngày nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 vui vẻ đầm ấm bên gia đình.

Có mặt tại cầu cảng cá Tam Quang để động viên, chúc mừng những ngư dân đầu tiên vươn khơi bám biển dài ngày sau những ngày nghỉ Tết, Phó Chủ tịch UBND huyện Núi Thành Ngô Đức An cho biết, là địa phương có đội tàu khai thác hải sản xa bờ hùng mạnh nhất tỉnh Quảng Nam, huyện Núi Thành hiện có trên 2.300 tàu thuyền các loại với tổng công suất hơn 222.000 CV; trong đó, trên 720 chiếc tàu có công suất lớn, tập trung ở nghiệp đoàn nghề cá các xã Tam Quang, Tam Giang và xã đảo Tam Hải.

Chủ trương của huyện Núi Thành là tiếp tục giảm số phương tiện có công suất nhỏ, khai thác ven bờ, vận động ngư dân sử dụng nguồn vốn tự có và tạo điều kiện cho ngư dân tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để đóng mới và cải hoán tàu có công suất lớn, đủ sức vươn khơi, bám biểm dài ngày. Trong năm 2024 vừa qua, ngư dân Núi Thành khai thác đạt hơn 50.000 tấn hải sản, chiếm gần một nửa sản lượng hải sản của toàn tỉnh và tăng 5% so với chỉ tiêu huyện đề ra từ đầu năm. Năm 2025, huyện Núi Thành đặt mục tiêu khai thác và nuôi trồng đạt 50.500 tấn hải sản các loại; trong đó, hơn 32 nghìn tấn khai thác ở ngư trường xa bờ.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Núi Thành, khai thác hải sản dài ngày trên biển và chế biến, cung cấp nguyên liệu hải sản xuất khẩu được xác định là những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Để đảm bảo làm ăn bền vững trên biển, ngoài việc nâng cao năng lực đội tàu, nâng cao khả năng bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, việc trang bị đầy đủ và duy trì hoạt động ổn định, liên tục của các phương tiện thông tin liên lạc, thiết bị giám sát hành trình, các quy định của pháp luật trong khai thác hải sản đang được các địa phương trong huyện chỉ đạo các nghiệp đoàn nghề cá xa bờ, các chủ tàu, các tổ, đội đoàn kết trên biển của ngư dân huyện Núi Thành nghiêm túc thực hiện để vừa xây dựng một ngành kinh tế thủy sản hiện đại, bền vững, vừa góp phần sớm gỡ bỏ "thẻ vàng" IUU do Ủy ban châu Âu đưa ra.

Ông Võ Công Tài, cán bộ văn phòng Thanh tra kiểm soát nghề cá Quảng Nam cho biết, đến nay tất cả các thuyền trưởng, chủ tàu, nhất là lao động trên các tàu khai thác hải sản xa bờ dài ngày của ngư dân Quảng Nam đã cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Thủy sản và quy định của địa phương trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, hướng đến một ngành kinh tế thủy sản hiện đại, bền vững và chấm dứt triệt để tình trạng khai thác mang tính hủy diệt.

 "Tàu xa bờ của ngư dân trong các nghiệp đoàn nghề cá tỉnh Quảng Nam được các đơn vị như Viettel, VNPT, Vishipel (Công ty Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam) trang bị đầy đủ các phương tiện đi biển hiện đại như: Máy định vị, máy bộ đàm tầm trung, tầm xa. Các ngành chức năng của tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc trên tàu cá phải thường xuyên kiểm tra và khắc phục kịp thời các sự cố hỏng hóc, đảm bảo cho các phương tiện thông tin liên lạc hoạt động thông suốt. Đây là quy định bắt buộc, được các đơn vị cung cấp dịch vụ, các chủ tàu và thuyền trưởng chấp hành nghiêm để góp phần sớm rút bỏ "thẻ vàng" IUU, ông Võ Công Tài chia sẻ.

Bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biển đảo Tổ quốc


Tàu câu mực của ngư dân huyện Núi Thành vươn khơi vào sáng 5/2/2025.

Tại xã đảo Tam Hải, sau những ngày nghỉ Tết, sáng mùng 8 tháng Giêng, hầu hết những ngư phủ dày dạn kinh nghiệm đi biển và các chủ tàu có công suất lớn tập trung tại nhà của Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá Nguyễn Hữu Khoa để bàn bạc, thống nhất phương án tổ chức lễ nghinh Ông và kế hoạch xuất quân đầu năm 2025. Theo đó, sớm nhất là mùng 8, chậm nhất là 16 tháng Giêng, toàn bộ tàu khai thác hải sản xa bờ của ngư dân xã đảo Tam Hải đều ra khơi thực hiện chuyến biển đầu năm.

Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã đảo Tam Hải Nguyễn Hữu Khoa cho biết, câu mực là nghề mũi nhọn của địa phương. Năm 2024, ngư dân Tam Hải khai thác đạt 3.350 tấn hải sản các loại; trong đó, trên 2.050 tấn mực các loại khai thác ở ngư trường khơi xa, tăng gần 10% so với chỉ tiêu đề ra, lao động trên các tàu câu mực đạt bình quân 20 triệu đồng/người/tháng. Điều đáng mừng hơn là, để vươn khơi bám biển dài ngày, tất cả các phương tiện tàu thuyền đều được các chủ tàu hợp tác chặt chẽ với bộ đội Biên phòng và các lực lượng chức năng trong việc thực hiện các yêu cầu theo quy định để quyết tâm gỡ bỏ thẻ vàng IUU.

"Đến nay toàn bộ 24 tàu chuyên hành nghề dài ngày trên biển của ngư dân xã đảo Tam Hải đều lắp đặt đầy đủ các phương tiện thông tin liên lạc, thiết bị giám sát hành trình. Các phương tiện hiện đại được trang bị trên tàu không chỉ giúp ngư dân đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt mà còn giúp ngư dân nhận biết vùng biển của nước khác để không vi phạm. Nhờ vậy tình trạng tàu cá của ngư dân xã đảo Tam Hải vi phạm vùng ngư trường nước ngoài dẫn đến việc bị cơ quan chức năng nước bạn bắt và xử phạt đã không còn nữa”, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá Tam Hải chia sẻ.

Đại tá Lê Huy Sinh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 cho biết, nhiều năm qua, cán bộ chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 luôn luôn là người bạn đồng hành và hỗ trợ kịp thời cho bà con ngư dân trong quá trình làm ăn trên biển. Trong mỗi lần tàu cá ngư dân gặp sự cố giữa lúc đang làm ăn trên biển, tàu bị chết máy lúc đang di chuyển tránh bão, hoặc trên tàu có người bị bệnh cần cấp cứu, lực lượng cảnh sát biển luôn có mặt kịp thời để giúp đỡ ngư dân. Những việc làm này không chỉ giúp đỡ ngư dân thoát khỏi hiểm nguy trên biển mà còn để lại trong lòng ngư dân hình ảnh bộ đội Cụ Hồ luôn mộc mạc, bình dị mà cao cả.

Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 cho biết, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã, đang và sẽ tiếp tục tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ, của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đến từng chủ tàu, thuyền trưởng và ngư dân bằng nhiều hình thức sinh động, dễ hiểu, dễ áp dụng để hướng đến việc chấm dứt triệt để tình trạng tàu cá của ngư dân Quảng Nam và ngư dân các tỉnh trong khu vực đơn vị quản lý vi phạm vùng biển của các nước khác. Ngay từ đầu năm 2025, đơn vị phối hợp với chính quyền, các nghiệp đoàn nghề cá tuyên truyền đến ngư dân về chủ quyền biển đảo, ngăn chặn tình trạng khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không đúng quy định để góp phần sớm rút thẻ vàng IUU.

Mặt khác, thông qua các nguồn tin của ngư dân cung cấp đã góp phần giúp cán bộ chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, các lực lượng thực thi pháp luật trên biển kịp thời xử lý có hiệu quả các tình huống phát sinh trên biển, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biển đảo Tổ quốc, Đại tá Lê Huy Sinh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 chia sẻ.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Vận chuyển hàng hóa phục vụ người dân Lý Sơn đón Tết

Những ngày này, cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trở nên nhộn nhịp hơn khi các mặt hàng phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 như hoa cúc, quất cảnh, hàng hóa nhu yếu phẩm... đang hối hả lên tàu ra đảo Lý Sơn.

Xuân Trường Sa - Bản hòa ca giữa đất trời và biển đảo quê hương

"Xuân ở Trường Sa sẽ như thế nào? Những con người nơi ấy đón Tết ra sao giữa bốn bề biến khơi?”, đó không chỉ là những câu hỏi cần tìm lời giải đáp, mà còn là một thôi thúc để tôi cảm nhận, lắng nghe và hiểu sâu hơn về Trường Sa - mảnh đất thiêng liêng mà bất cứ người Việt Nam nào cũng hướng về, đặc biệt trong những ngày Tết cổ truyền.

Mang Tết đến với quân và dân quần đảo Trường Sa

Đến với quần đảo Trường Sa vào những ngày giáp Tết Nguyên đán là hải trình đầy gian nan, bởi đây là mùa trên biển thời tiết bất thường, sóng to, gió lớn. Song ai cũng háo hức, bởi được mang tình cảm cùng những hàng hóa Tết thiết yếu của Quân đội, các tổ chức và nhân dân ở đất liền đến quân và dân huyện đảo Trường Sa, để nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc có một cái Tết đủ đầy, ấm tình quân dân.

Sở chỉ huy Trung tâm chỉ huy hàng hải Thái Lan thăm BTL Vùng Cảnh sát biển 1

Ngày 15/1, Đại tá Lương Cao Khải - Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 đã chủ trì buổi làm việc với Phó Đô đốc Danai Suwannahong - Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy Trung tâm chỉ huy hàng hải Thái Lan (Thai-MECC) và đoàn công tác.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 mang Xuân đến quân dân huyện đảo Phú Quý

Trong khuôn khổ chương trình "Tết hải đảo - Thắm tình quân dân, đón Xuân Ất Tỵ 2025", chiều ngày 14/1, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 do Đại tá Cao Xuân Quận, Phó Chính ủy Vùng làm Trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc Tết quân dân huyện đảo Phú Quý.

Vùng 4 Hải quân gặp mặt động viên quân nhân xuất ngũ

Ngày 13/1, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tổ chức gặp mặt chúc mừng hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự năm 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục