(HBĐT) – Mấy ngày nay xem ti vi rồi qua mạng, chị Bùi Thị Tâm ở phường Hữu Nghị (TP Hoà Bình) thấy mừng vì từ ngày 1/1/2022, tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện sẽ tăng từ 15.400 đồng lên 33.000 đồng/tháng. Chị cho biết: Tôi buôn bán nhỏ ngoài chợ nên thu nhập không cao, các con lại đang ăn học nên chỉ đủ chi tiêu gia đình. Hàng tháng tích lũy được chút ít, tôi đóng BHXH tự nguyện để lấy lương hưu tuổi già. Vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền về thay đổi mức đóng, mức hỗ trợ, tôi thấy cũng vui vì được Nhà nước quan tâm đến những người có thu nhập thấp. Với mức tăng giá cả thị trường, đóng bảo hiểm thấp, lương hưu thấp thì cuộc sống của những người như tôi rất chật vật. Tuy nguồn kinh phí hỗ trợ không nhiều nhưng đây là sự quan tâm của Nhà nước đối với người yếu thế không bị thiệt thòi.



Từ ngày 1/1/2022, người lao động tự do đóng BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ từ 15.400 đồng lên 33.000 đồng/tháng.

Căn cứ Nghị định số 07/2021/NĐ-CP, ngày 27/1/2021 của Chính phủ về quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025; Luật BHXH số 58/2014/QH13, ngày 20/11/2014; Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện; Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH, ngày 18/2/2016 của Bộ LĐ-TB&XH quy định về phương thức đóng, mức đóng BHXH tự nguyện. Vừa qua, BHXH tỉnh gửi công văn đến BHXH các huyện, Bưu điện tỉnh, Đại lý thu BHXH tự nguyện triển khai thực hiện thu BHXH tự nguyện từ ngày 1/1/2022. Theo đó, quy định chuẩn hộ nghèo, cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025 khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên; khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Chuẩn hộ cận nghèo: khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản; khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản. Đối với chuẩn hộ có mức sống trung bình khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1,5 - 2,25 triệu đồng; khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2 - 3 triệu đồng.

Căn cứ mức điều chỉnh này, mức hỗ trợ ngân sách Nhà nước đóng BHXH tự nguyện cũng thay đổi: Đối với người tham gia thuộc hộ nghèo, số tiền hỗ trợ tăng từ 46.200 đồng lên 99.000 đồng/tháng; người tham gia thuộc hộ cận nghèo, số tiền hỗ trợ tăng từ 38.500 đồng lên 82.500 đồng/tháng; người tham gia thuộc đối tượng khác,số tiền hỗ trợ tăng từ 15.400 đồng lên 33.000 đồng/tháng. Bưu điện tỉnh, BHXH huyện chủ động chỉ đạo các đại lý thu triển khai giải pháp tuyên truyền, thực hiện thu BHXH tự nguyện theo mức mới từ ngày 1/1/2022.

Chị Bùi Thị Tâm chia sẻ thêm: Cái "hay” của BHXH tự nguyện là có thể lựa chọn mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH phù hợp với điều kiện tài chính của mình. Người tham gia cũng có thể lựa chọn phương thức đóng rất linh hoạt: Đóng hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, hàng năm hoặc đóng một lần cho nhiều năm. Qua tìm hiểu, tôi được biết ngoài lương hưu còn được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với quỹ BHXH, nên người tham gia BHXH tự nguyện khi về hưu hưởng lương cũng được hưởng lợi khi mức lương hưu tăng theo năm. Được chăm sóc sức khỏe với mức quyền lợi lên tới 95% chi phí do quỹ BHYT chi trả. Đặc biệt, khi người tham gia BHXH tự nguyện đủ 5 năm trở lên mà qua đời, thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng phí và trợ cấp tuất 1 lần. Với nhiều lợi ích thiết thực như vậy nên việc tham gia BHXH tự nguyện sẽ giúp người lao động tự do có được "điểm tựa” khi hết tuổi lao động.


Việt Lâm

Các tin khác


Ngăn chặn trục lợi bảo hiểm y tế

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, thời gian qua, tình trạng trục lợi bảo hiểm y tế (BHYT) vẫn còn tồn tại, nếu không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả sẽ gây giảm nguồn quỹ dành cho việc khám, chữa bệnh (KCB) đối với những trường hợp thật sự gặp rủi ro do bệnh tật. Hành vi này xuất phát từ 3 phía: Người tham gia BHYT, cơ sở y tế và chính cán bộ, nhân viên giám định. Hệ thống giám định BHXH Việt Nam đã phát hiện nhiều hình thức trục lợi BHYT như: mượn thẻ đi KCB, khám bệnh tới hơn 100 lần trong 1 năm; mượn thông tin của bác sỹ để chỉ định kéo dài ngày nằm viện.

Tăng cường đôn đốc thu, giảm nợ bảo hiểm

Thời gian qua, song song với việc tăng cường truyền thông, phát triển, đảm bảo quyền, lợi ích của người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), ngành BHXH tỉnh còn thực hiện linh hoạt nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền, đôn đốc thu nợ đối với những đơn vị chậm đóng bảo hiểm.

Đảm bảo người tham gia bảo hiểm thụ hưởng đầy đủ chế độ

Thời gian qua, bên cạnh việc tuyên truyền, mở rộng số lượng người tham gia bảo hiểm, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động được thụ hưởng đầy đủ các chế độ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).

“Điểm tựa” cho người nghèo

Nhờ chính sách hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) của Nhà nước và địa phương, nhiều người thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh có điều kiện được tiếp cận các dịch vụ y tế, giúp giảm bớt khó khăn cho gia đình khi không may ốm đau, bệnh tật.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Từ đầu năm đến nay, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh luôn chủ động, bám sát các giải pháp chỉ đạo, điều hành của BHXH Việt Nam, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, đoàn thể, các cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai công tác tuyên truyền có hiệu quả, giúp người dân nhận thức được tầm quan trọng để tích cực tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT)…

Truyền thông - “chìa khóa” đưa chính sách bảo hiểm đi vào cuộc sống

Xác định công tác thông tin, truyền thông đóng vai trò quan trọng, được xem như "chìa khóa” đưa chính sách bảo hiểm đi vào cuộc sống, những năm qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh chú trọng đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm kịp thời cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về chính sách bảo hiểm. Từ đó nâng cao nhận thức của nhân dân về sự cần thiết, ý nghĩa, lợi ích, giá trị nhân văn, tính ưu việt của chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), thu hút đối tượng tham gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục