Lường trước khó khăn, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành, địa phương đã chủ động các biện pháp linh hoạt, sáng tạo bảo vệ vùng vải thiều an toàn; kịp thời đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước có biện pháp hỗ trợ tiêu thụ, giúp người dân đưa quả ngọt vượt "bão” Covid-19.
Vùng quả ngọt nhìn từ trên cao.
Ảnh 1: Người dân xã Hộ Đáp (Lục Ngạn) chăm sóc vải thiều.
Ảnh 2: Vải sớm Phúc Hòa (Tân Yên).
Ảnh 3: Vải thiều được thu hoạch, đóng gói có tem truy xuất nguồn gốc.
Bắc Giang có vùng vải thiều lớn nhất cả nước. Năm nay vải được mùa, sản lượng ước đạt 180 nghìn tấn. Hầu hết diện tích vải thiều trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP chiếm hơn 80% sản lượng. Trong đó, vùng sản xuất xuất sang thị trường Mỹ, Úc... ước đạt 1.800 tấn; 30 mã vùng sản xuất cho thị trường Nhật Bản ước đạt 1.800 nghìn tấn. Vải thiều Bắc Giang thu hoạch tập trung từ nửa cuối tháng 5 đến giữa tháng 7. Năm nay, thời tiết thuận lợi, người dân ngày càng có kinh nghiệm chăm sóc nên chất lượng vải thiều Bắc Giang cao nhất từ trước đến nay.
UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo, có nhiều phương án linh hoạt và sáng tạo sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Ảnh 1: Vải thiều được chăm sóc theo quy trình VietGAP, bảo đảm không Covid.
Ảnh 2: Người dân thôn Quý Thịnh, xã Qúy Sơn (Lục Ngạn) thu hoạch vải thiều xuất khẩu.
Ảnh 3: Vải thiều Bắc Giang được người tiêu dùng châu Âu đánh giá cao về chất lượng.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát, Bắc Giang đối mặt với việc không những phải bảo vệ an toàn vùng vải thiều bảo đảm chất lượng, đồng thời có các giải pháp cấp bách, kịp thời tiêu thụ. Trong đó, UBNB tỉnh chỉ đạo tập trung sản xuất, giữ vững vùng vải thiều an toàn vệ sinh thực phẩm, không Covid-19.
Các vùng trọng điểm vải thiều của tỉnh là Tân Yên, Lục Ngạn tập trung cao nhân lực, xây dựng và bảo vệ mô hình vùng vải thiều "Sạch - không bị tác động của dịch bệnh Covid-19", "Lục Ngạn không Covid-19 bảo vệ vùng vải an toàn” để có nguồn nông sản chất lượng tốt nhất. Ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, huyện dành kinh phí, nguồn lực để lập các chốt bảo vệ nghiêm ngặt vùng sản xuất vải thiều không Covid-19, không cho người tiếp xúc với đến F0, F1 vào vùng trồng vải, cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng cao, an toàn dịch để doanh nghiệp, người tiêu dùng yên tâm kinh doanh và sử dụng.
Vải thiều Lục Ngạn được chứng nhận bảo đảm an toàn không Covid-19.
Ảnh 1: Người dân vùng lòng hồ Cấm Sơn vận chuyển vải. Ảnh Giang Huy.
Ảnh 2: Hộ dân ở xã Mỹ An thu hoạch vải thiều.
Ảnh 3: Người dân xã Quý Sơn thực hiện nghiêm túc phòng dịch khi thu hoạch.
Ảnh 4: Các điểm cân thu mua.
Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 trên toàn thế giới diễn biến phức tạp, các thị trường truyền thống của vải thiều có nguy cơ ách tắc, Bắc Giang đã sớm chủ động xây dựng 3 kịch bản thu hoạch và tiêu thụ vải thiều năm 2021. Trong đó có các tình huống: Dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, tiêu thụ trong nước 50%, xuất khẩu 50%; Dịch diễn biến phức tạp nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, tiêu thụ trong nước 70%, xuất khẩu 30%; Dịch ảnh hưởng toàn diện, hoạt động nhỏ giọt, sản lượng vải thiều tiêu thụ trong nước 90%, xuất khẩu 10%.
UBND tỉnh tổ chức nhiều hội nghị, kịp thời đề ra giải pháp cho sản xuất, tiêu thụ vải thiều.
Ngày 8/6, UBND tỉnh đã tổ chức thành công hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều từ Bắc Giang đến 21 điểm cầu của các tỉnh, thành phố; 1 điểm cầu tại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam; 4 điểm cầu của các bạn tỉnh Quảng Tây, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; 2 điểm cầu của các bạn Nhật Bản; 1 điểm cầu tại Australia và 1 điểm cầu tại Singapo. Qua đó, tỉnh triển khai hàng loạt hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm nông sản của tỉnh. Đặc biệt, Bắc Giang mong muốn tiếp tục phát huy tinh thần hữu nghị, hợp tác với các bạn hàng truyền thống, có sự liên hệ, trao đổi, phối hợp chặt chẽ từ các bạn hàng quốc tế, các tỉnh, thành phố bạn và doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh nông sản.
Tại hội nghị này, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương khẳng định: "Chúng tôi cam kết sẽ chỉ đạo quyết liệt, hết sức cụ thể từng nhóm vấn đề các đại biểu quan tâm với phương châm là tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho công tác tiêu thụ vải thiều; phát huy tối đa các kênh phân phối truyền thống với các bạn hàng trong và ngoài nước; triển khai kênh phân phối thương mại điện tử; linh hoạt phương pháp giao nhận hàng để bảo đảm phòng, chống dịch”.
Ảnh 1: Các đại biểu nhấn nút khai trương gian hàng vải thiều Bắc Giang trên các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước.
Ảnh 2: Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều được nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp quan tâm.
Ảnh 3: Vải thiều Lục Ngạn chất lượng cao, có tem truy xuất nguồn gốc.
Ảnh 4: Xuất hành các chuyến vải.
Đặc biệt, UBND tỉnh Bắc Giang đã chủ động kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương "mở luồng xanh” cho phép xe chở vải thiều được lưu thông nhanh chóng qua các chốt kiểm soát dịch Covid-19 khi có giấy xác nhận an toàn do Chủ tịch UBND tỉnh cấp. Đồng thời đề nghị các các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước hỗ trợ tỉnh trong việc kết nối, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản; chỉ đạo, khuyến khích các doanh nghiệp, kênh phân phối, hệ thống siêu thị, chợ đầu mối tại các tỉnh, thành phố tích cực tham gia tiêu thụ nông sản của Bắc Giang.
Các đại biểu cắt băng xuất hành đoàn xe vải thiều tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Đáng quan tâm, tỉnh Bắc Giang chủ động gửi thông điệp tới các cơ quan báo chí truyền thông, người tiêu dùng "nói không với giải cứu vải thiều” mà cần sự chung tay, giúp sức lan tỏa giá trị của trái vải thiều Bắc Giang. Bởi vì chất lượng nông sản này đã được khẳng định vượt trội, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe vào nhiều thị trường khó tính và tỉnh có sự chủ động trong các phương án tiêu thụ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cùng các đại biểu thăm vùng vải thiều an toàn xã Hồng Giang.
Vụ vải diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh nên Bắc Giang luôn nhận được sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan. Cùng với chỉ đạo công tác phòng, chống dịch; các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ còn thường xuyên quan tâm chỉ đạo việc sản xuất, tiêu thụ nông sản của tỉnh Bắc Giang; đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT… đã về làm việc trực tiếp với tỉnh nhằm động viên, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ vải thiều.
Đoàn viên thanh niên xã Hồng Giang và Công an huyện hỗ trợ bà con thu hoạch.
Công an huyện Lục Ngạn giúp người dân thu hoạch vải (ảnh trái). Người dân xã Phúc Hòa (Tân Yên) kiểm tra vải trước đóng gói tiêu thụ (ảnh phải).
Năm nay, lao động tham gia các khâu trong quá trình tiêu thụ vải thiều giảm mạnh, UBND huyện Lục Ngạn hướng dẫn các xã, thị trấn thành lập Tổ thu hoạch đổi ở các thôn nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình có người đang phải đi cách ly, điều trị bệnh hoặc không tìm được lao động. Các Tổ này ngoài hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển đi bán còn giám sát nhau trong quá trình phòng dịch, kịp thời góp ý nếu có biểu hiện như: Cuống vải còn dài, nhiều lá, lẫn nhiều quả xấu. Các lực lượng như: Hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Công an… của huyện cũng chung tay giúp bà con thu hoạch vải.
Ảnh 1: Nhiều cơ quan, đơn vị cùng hỗ trợ người dân tiêu thụ vải thiều.
Ảnh 2: Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Cao Bằng hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang.
Ảnh 3: Những chuyến xe chở hàng hỗ trợ tiêu thụ vải thiều cho nông dân do Hội Nông dân tỉnh kết nối.
Ngoài ra, để ứng phó với dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp, tỉnh Bắc Giang chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ tiêu thụ vải thiều; chỉ đạo Sở Công Thương ký biên bản ghi nhớ với 47 đơn vị là các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ vải thiều. Sản lượng cam kết tiêu thụ khoảng 50 nghìn tấn.
Tỉnh cũng đã liên hệ với các hệ thống phân phối bán lẻ, siêu thị: Aeon, Mega Market, Lotte, Central Retail (GO! BigC), Vinmart, Vinmart+, Saigon Co.op; các chợ đầu mối hoa quả ở TP Hà Nội, TP HCM… kết nối cung ứng tiêu thụ. UBND tỉnh, các sở ngành liên quan còn thành lập các tổ hỗ trợ tiêu thụ vải thiều tại tỉnh và hai "đội biệt động” ở các đầu mối cửa khẩu xuất khẩu vải thiều lớn tại tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn; thông tin đường dây nóng để kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ để vải thiều thông thương nhanh chóng.
Nghệ sĩ Quyền Linh livestream tiêu thụ vải thiều.
Cùng với đó, được sự giúp đỡ của Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, vải thiều Bắc Giang lần đầu tiên chính thức phân phối trên cả 7 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam và quốc tế, bao gồm: Alibaba, Sendo, Voso, Tiki, Shopee, Postmart, Lazada… với giá ưu đãi và chuyển phát nhanh toàn quốc thông qua "Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia” của Bộ Công Thương do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ trì.
Buổi livestream bán vải thiều Bắc Giang do T.Ư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức.
Vải thiều Bắc Giang trên trang Lazada và Voso.vn
Từ ngày 6/6, các sàn thương mại này chính thức khai trương, vải thiều Lục Ngạn dễ dàng được kết nối từ vườn qua doanh nghiệp để nhanh chóng đến tay người tiêu dùng. Chỉ trong thời gian ngắn, riêng sàn Voso.vn, Postmart.vn đã có hơn 9 nghìn đơn hàng được chốt, bán hơn 1 nghìn tấn vải thiều. Các sàn giúp đỡ hơn 1 nghìn hộ dân mở gian hàng bán vải trên sàn trực tuyến.
T.Ư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, T.Ư Hội LHPN Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT còn phối hợp tổ chức Chương trình livestream (phát trực tiếp) lễ khởi động chương trình "Kết nối nông sản - San sẻ yêu thương - Vượt qua đại dịch”.
Tổng cục Quản lý thị trường và Tổng cục Bưu điện Việt Nam (VNPost) phối hợp thực hiện chương trình hỗ trợ tiêu thụ 3.000 tấn vải thiều Bắc Giang theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Theo đó, Cục Quản lý thị trường Bắc Giang bảo đảm nguồn cung vải thiều chất lượng cao, an toàn phòng dịch, VNPost thông qua mạng lưới vận tải vận chuyển đến các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Vải thiều Bắc Giang được bày tại siêu thị.
Cùng với mở luồng xanh cho xe vải thiều, để bảo đảm vải thiều lưu thông thuận lợi, nhất là vận chuyển đường dài cho kịp các đơn hàng giao dịch thương mại điện tử, tỉnh cũng đã có văn bản đề nghị các hãng hàng không tạo điều kiện hỗ trợ vận chuyển vải thiều. Theo đó, 3 hãng hàng không: Bamboo Airways, Vietjet Air, Vietnam Airlines đồng ý hỗ trợ vận chuyển vải thiều Bắc Giang với nhiều chính sách ưu đãi, thậm chí dành các chuyến bay chỉ vận chuyển riêng vải thiều của Bắc Giang. Riêng Vietnam Airlines hỗ trợ vận chuyển gần 1 nghìn tấn vải quả từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh...
Ảnh 1: Hãng hàng không Bamboo Airways hỗ trợ vận chuyển vải thiều Bắc Giang.
Ảnh 2: Vietjet Air miễn phí cho 1 nghìn đơn hàng đầu tiên đặt vận chuyển vào TP Hồ Chí Minh.
Ảnh 2: Vải thiều Bắc được bố trí tại khoang chở hàng cỡ lớn của hãng Vietjet Air.
Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn cũng đã về tỉnh Bắc Giang ký kết chung tay hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang. Ba Tổng Công ty thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam gồm: Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ, Tổng Công ty Điện lực, Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc đã cam kết cùng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thực phẩm Toàn Cầu, Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu An Như, Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Hùng Thảo (Lục Ngạn) tiêu thụ tối thiểu 180 tấn vải thiều theo giá thị trường trong cả vụ vải năm nay. Tập đoàn BRGMART thực hiện Chương trình "Bán hàng không lợi nhuận, hỗ trợ tiêu thụ nông sản Bắc Giang” trên toàn hệ thống siêu thị BRGMart và Minimart Haprofood/BRGMart…
Ảnh 1: Đại diện Tập đoàn TKV và đại diện UBND huyện Lục Ngạn ký kết thỏa thuận tiêu thụ vải thiều.
Ảnh 2: Cán bộ Hội Nông dân tỉnh kiểm tra chất lượng vải thiều trước khi tiêu thụ cho bà con.
Ảnh 3: Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang.
Ảnh 4: Các đại biểu chứng kiến đoàn xe xuất hành vận chuyển vải thiều Lục Ngạn cho Tập đoàn TKV.
Bộ Công Thương đã chỉ đạo và đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện và người khi vận chuyển hàng hóa thiết yếu, nguyên vật liệu, vật tư phục vụ sản xuất nói chung, các mặt hàng nông sản và đặc biệt là quả vải của tỉnh Bắc Giang nói riêng qua các tỉnh, thành phố theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) sắp xếp luồng xanh, ưu tiên cho xe chở vải thiều thông thương.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương, Bắc Giang luôn coi trọng tất cả các thị trường, cả thị trường trong và ngoài nước. Thị trường nào cũng quan trọng, cũng có yêu cầu khắt khe về chất lượng, mẫu mã, thương hiệu của vải thiều. Chính thị trường sẽ quyết định tỷ lệ tiêu thụ vải thiều. Vì thế, bên cạnh bảo đảm chất lượng nông sản, Bắc Giang chú trọng khơi thông, mở rộng thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là vào các thị trường khó tính đầy tiềm năng.
Xe vận chuyển vải đến Cần Thơ tiêu thụ (ảnh trái). Một số cơ quan của tỉnh Yên Bái hỗ trợ tiêu thụ vải (ảnh phải).
Hội Nông dân tỉnh giúp người dân bán vải thiều.
Nhờ sự chủ động, linh hoạt trong sản xuất và tiêu thủ vải thiều, đến nay, vụ vải thiều đã qua nửa chặng đường, đáng phấn khởi là tiêu thụ thuận lợi. Đến ngày 15/6, toàn tỉnh đã tiêu thụ hơn 113/180 nghìn tấn, trong đó thị trường trong nước chiếm khoảng 60%, còn lại xuất khẩu sang Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Campuchia… Giá bán phổ biến từ 12 đến 30 nghìn đồng/kg.
Ảnh 1: Làm khô vải trước khi đóng gói.
Ảnh 2: Sơ chế vải thiều trước khi xông hơi, khử trùng.
Ảnh 3: Vải thiều Bắc Giang cập bến Nhật Bản.
Ảnh 4: Vải thiều Bắc Giang có mặt tại siêu thị Nhật Bản
Riêng vải thiều sớm, đến ngày 10/6, toàn tỉnh cơ bản thu hoạch, tiêu thụ thuận lợi với sản lượng khoảng 58 nghìn tấn. Theo đánh giá nhanh của Sở Công Thương, dù đại dịch tác động nhưng giá bán tương đương năm ngoái. Đáng quan tâm là lần đầu tiên, vải sớm Phúc Hòa (Tân Yên) được xuất sang thị trường Nhật Bản và dự kiến vụ vải thiều năm nay, toàn tỉnh sẽ có 1 nghìn tấn được người dân nước này đón nhận. Các thị trường mới như Mỹ, EU, Campuchia, Singapo… tiếp tục được khai thác, nâng sản lượng xuất khẩu.
Vụ vải thiều sớm thắng lợi. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương đúc rút kinh nghiệm: "Việc vải sớm được mùa, được giá trong điều kiện tỉnh phải căng mình chống dịch Covid-19 là dấu mốc quan trọng trong việc thực hiện "mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Mấu chốt để giải bài toán này là Bắc Giang chủ động bám sát thực tiễn, lường trước vấn đề phát sinh để tháo gỡ kịp thời, không thụ động”. Kết quả bước đầu đã khẳng định hướng đi, cách làm đúng đắn trong bảo đảm an toàn dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế mà một trọng những nhiệm vụ quan trọng là tiêu thụ vải thiều. Đây cũng là động lực để Bắc Giang tiếp tục quan tâm, hoàn thành tốt công tác tiêu thụ vải thiều.
Ảnh 1: Chuẩn bị đưa vải thiều Lục Ngạn sang Nhật Bản.
Ảnh 2: Thu hoạch vải thiều tại Lục Ngạn.
Ảnh 3: Một điểm thu mua vải thiều ở Lục Ngạn.
Ảnh 4: Vải thiều Lục Ngạn.
Ảnh 5: Vải thiều Lục Ngạn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản.
Vụ vải thiều Bắc Giang đã qua hơn nửa chặng đường, trước mắt vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức mà chúng ta phải nỗ lực thực hiện và quyết tâm vượt qua. Hy vọng rằng với sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của tỉnh, Bắc Giang sẽ có vụ vải thiều được mùa được giá, góp phần thực hiện thành công "mục tiêu kép”.
Từ kinh nghiệm ứng phó các đợt dịch trước, Việt Nam vẫn đang kiểm soát đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ 4. Số ca mắc mới ghi nhận đều nằm trong các khu vực đã cách ly và phong tỏa.