Nhiều học giả tư sản cho rằng, muốn có tự do báo chí, tự do ngôn luận thì không những phải cho báo chí tư nhân hoạt động, mà không để báo chí bị chi phối, ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị.



Ảnh minh họa / tuyengiao.vn 

Thậm chí họ cho rằng, sở dĩ Việt Nam không có tự do báo chí, tự do ngôn luận bởi xuất phát từ nền chính trị nhất nguyên, bởi "chế độ độc đảng" can thiệp vào hoạt động báo chí. Đây là luận điệu hoàn toàn sai trái, vô căn cứ. Bởi lẽ, không có một nền báo chí nào hoàn toàn đứng ngoài chính trị, vô chính trị như các luận điệu thù địch xuyên tạc, rêu rao.  

Tính đảng trong thông tin báo chí là hiển nhiên

Trong giao tiếp hằng ngày, khi chúng ta nghe lại câu chuyện từ ai đó, thì người kể câu chuyện đều có thái độ rõ ràng, khen hay chê, đồng tình hay phản đối, cho dù thái độ ấy có thể không bộc lộ trực tiếp, nhưng các chi tiết câu chuyện thì bộc lộ rõ ràng chủ định của người kể. Nhà văn sáng tạo tác phẩm cũng vậy, hình tượng nhân vật cùng hệ thống chi tiết trong tác phẩm biểu hiện thái độ, quan điểm của tác giả. Nhưng trong văn học lại có chuyện, khi nhân vật-hình tượng nghệ thuật đã "trưởng thành” thì có thể tự "phát tác” mà nhà văn khó "quản trị" được. Còn trong sáng tạo tác phẩm báo chí, toàn bộ chi tiết, số liệu, nhân vật, kể cả ngôn từ, giọng điệu... đều được nhà báo "quản trị” chặt chẽ. Cái đó người ta gọi là tính khuynh hướng. Tính khuynh hướng hình thành một cách tự nhiên trong phản ánh cuộc sống, trong thông tin thực tế về những gì đã và đang diễn ra.

Trong báo chí, phản ánh thực tế bao giờ cũng có những thuộc tính vốn có của nó. Đó là, phản ánh cái khách quan và phản ánh luôn mang tính mục đích, vì lợi ích nào đó; và tất nhiên là người phản ánh, đưa ra thông tin không thể làm hại đến lợi ích của bản thân mình. Phản ánh do đó có tính chọn lọc. Việc chọn lọc này vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật và thể hiện năng lực của chủ thể sáng tạo, tức là "gói được” bức tranh hiện thực trong phạm vi phản ánh và làm nổi bật bản chất sự kiện, vấn đề thông tin.

Những thuộc tính vốn có này, xét cho cùng, cũng trả lời câu hỏi: Phản ánh, thông tin để làm gì, vì lợi ích của ai? Vậy nên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn các nhà báo, khi cầm bút, phải tự trả lời được mấy câu hỏi: Viết cái gì? Viết cho ai? Viết để làm gì? Và cuối cùng mới viết như thế nào? Đây là những câu hỏi nằm lòng mà các nhà báo luôn ghi nhớ, bất kỳ anh ta làm việc ở cơ quan báo chí nào.

Bản chất hoạt động báo chí là hoạt động truyền thông đại chúng, hướng tới và phục vụ đông đảo công chúng, xã hội và vì lợi ích cộng đồng. Mỗi cộng đồng, xã hội đều do một giai cấp, một chính đảng thống trị/cầm quyền/lãnh đạo; sự vận động, phát triển xã hội ấy chịu sự chi phối quan điểm, chính sách của đảng cầm quyền. Chẳng hạn ở Hoa Kỳ, quan điểm/chính sách thời ông D.Trump làm tổng thống khác với thời ông J.Biden làm tổng thống, thậm chí có chính sách bài trừ nhau, mặc dù đều là do giai cấp tư sản thống trị. Báo chí Hoa Kỳ, về cơ bản thông tin theo định hướng chính sách của đảng cầm quyền thông qua quyết sách của tổng thống.

Như vậy, báo chí ý thức tự giác được quá trình thông tin đứng trên lập trường của đảng phái nào, thông tin vì lợi ích giai cấp nào, cái đó người ta gọi là tính giai cấp của báo chí. Khi báo chí nhận thức được rằng, thông tin phục vụ lợi ích của đội tiền phong và đại biểu lợi ích trung thành của giai cấp, của chính đảng-đó gọi là tính đảng. Như vậy, tính đảng là sự biểu hiện tập trung nhất, đậm đặc nhất, tinh túy nhất của tính giai cấp. Đó là nhìn từ phương diện tư tưởng-chính trị.

Còn về lợi ích dân sinh, cần phải xem, lợi ích đó có đáp ứng nhu cầu lợi ích cơ bản, cấp bách của đông đảo nhân dân hay không. Vậy nên, dòng thông tin báo chí thể hiện sâu sắc tính đảng, nếu gắn chặt với tính nhân dân, tính dân tộc, thì báo chí sẽ quy tụ và thể hiện được sức mạnh thực tế. Lợi ích căn bản và cấp bách của nhóm xã hội lớn, được báo chí ủng hộ và bảo vệ, đồng thời báo chí sẽ khơi nguồn, hình thành dư luận xã hội.

Báo chí cách mạng Việt Nam thể hiện tính đảng, tính nhân dân sâu sắc

Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân, của toàn thể nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Đảng là lực lượng cầm quyền, lãnh đạo toàn dân xây dựng, phát triển đất nước theo cương lĩnh, đường lối và chính sách được hoạch định. Do đó, báo chí thông tin, tuyên truyền cho toàn dân hiểu và thực hiện, để biến quan điểm, chính sách ấy thành hiện thực cuộc sống; đồng thời, báo chí đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng vì nó làm phương hại đến lợi ích của Đảng, Nhà nước và lợi ích của nhân dân, đất nước.

Trên cơ sở nền tảng lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam công khai thừa nhận tính đảng trong báo chí và đã thiết lập các quan điểm nền tảng cho báo chí hoạt động; đồng thời thiết kế một nền báo chí cách mạng mà cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của tổ chức trong hệ thống chính trị. Đó là quan điểm nhất quán và là nền tảng, sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tiến trình phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay.

Báo chí cách mạng Việt Nam là một nền báo chí thể hiện rõ tính đảng, đồng thời mang đậm tính nhân dân, vì Đảng lấy lợi ích nhân dân làm mục tiêu phấn đấu, phục vụ nhân dân, vì sự phát triển của dân tộc. Đó cũng là nền báo chí thấm đẫm tính nhân văn, vì quyền và lợi ích chính đáng của công dân, vì sự phát triển con người. Đó cũng là nền báo chí thể hiện đạo đức cao cả, vì hệ giá trị dân tộc và chuẩn mực đạo đức cộng đồng, vì lợi ích công.

Với nhận thức như thế, làm sao có thể phủ nhận tính đảng của báo chí? Mặc dù không ít quan điểm từ phương Tây cho rằng, báo chí của họ đứng ngoài chính trị, đứng trên giai cấp và không can thiệp vào cuộc đấu tranh tư tưởng, nhưng thực tế thì ngược lại. Thậm chí ở Hoa Kỳ, cơ quan báo chí hay hãng truyền thông nào "thân cận” với đảng phái nào thì định hướng thông tin theo và phục vụ lợi ích chính trị của đảng ấy. Trong cuốn "Một nền báo chí không có tự do của chúng ta-100 năm phê bình truyền thông”, các tác giả đã đấu tranh, chỉ trích nhau và từ đó bộc lộ rõ thêm bản chất nền báo chí Hoa Kỳ. Trong thực tế, rất dễ nhận biết, báo chí Hoa Kỳ và báo chí phương Tây nói chung, khuynh hướng chính trị rất rõ ràng, phục vụ đường lối chính trị của giai cấp thống trị rất quyết liệt.

Một số biểu hiện cơ bản của tính đảng trong thông tin báo chí

Trước hết, về nội dung, yêu cầu của tính đảng trong hoạt động báo chí, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều văn bản đề cập, tựu trung lại có mấy vấn đề quan trọng: Một là, tuyên truyền, giáo dục lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hai là, đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch, chống phá sự nghiệp cách mạng của đất nước. Ba là, tuyên truyền, giáo dục tinh thần đại đoàn kết dân tộc và đấu tranh bảo vệ khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bốn là, đấu tranh chống những biểu hiện bảo thủ, lạc hậu, những thói hư tật xấu trong cộng đồng, những rào cản văn hóa trong quá trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Trong bất kỳ thể chế xã hội nào, báo chí dù trực tiếp hay gián tiếp, là phương tiện và phương thức đi đầu trong cuộc đấu tranh chính trị, tư tưởng; do đó, báo chí trong môi trường truyền thông số luôn phải thể hiện là phương tiện và phương thức siêu kết nối công chúng-xã hội, tức là tận dụng khả năng siêu kết nối của nền tảng số để kết nối nguồn lực trí tuệ và cảm xúc của nhân dân vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích cộng đồng. Đó là quá trình báo chí, truyền thông đại chúng tham gia can thiệp xã hội, tức là tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội đã và đang đặt ra. Trong quá trình này, lợi ích chính trị của Đảng, Nhà nước luôn được thể hiện như sợi chỉ đỏ, có tính nguyên tắc. Sức mạnh chính trị, lợi ích chính trị của Đảng, trước hết thể hiện ở niềm tin chính trị của nhân dân. Do đó, báo chí cách mạng cần phải đề cao trách nhiệm chính trị trong xây dựng, kết nối niềm tin từ công chúng và nhân dân. Đảng, Nhà nước đã nêu rõ quan điểm xây dựng "Nhà nước của dân, do dân, vì dân” và thực hiện phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Cần tiếp tục nêu cao tính đảng trong thông tin báo chí

Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã xác định, phát triển kinh tế-xã hội là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Trong xây dựng Đảng, vấn đề căn cốt là tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước, chống lạm dụng quyền lực, bởi lạm dụng quyền lực thì sẽ tha hóa quyền lực và dẫn đến tha hóa chế độ xã hội. Vậy nên, nêu cao tính đảng của báo chí trước hết là trách nhiệm chính trị của các tổ chức đảng, chính quyền các cấp. Tất cả bộ máy trong hệ thống chính trị không được ngăn cản báo chí thực hiện vai trò giám sát xã hội, trong thực hiện chính sách công, trong thực thi công vụ và trong đấu tranh chống lợi ích nhóm dưới mọi hình thức. Mọi biểu hiện coi nhẹ, buông lỏng hoặc ngăn chặn vấn đề này, đều là suy giảm tính đảng của báo chí cách mạng.

Mặt khác, đội ngũ nhà báo cách mạng, trước hết là người đứng đầu cơ quan báo chí, cần không ngừng học hỏi nâng cao trình độ và giác ngộ chính trị, cập nhật kiến thức và kỹ năng làm nghề, kỹ năng quản trị cơ quan báo chí trong tình hình mới. Cùng với đó, cần quan tâm đào tạo, phát triển và có chính sách thích đáng cho đội ngũ nhà báo chính luận, để họ đủ năng lực và chuyên tâm viết những tác phẩm phân tích, bình luận, đánh giá các sự kiện và vấn đề thời sự trên các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội. Thực tế cho thấy, luồng báo chí thông tin sự kiện trên báo chí chúng ta cập nhật khá tốt, nhưng luồng những tác phẩm phân tích, bình luận, đánh giá các sự kiện và vấn đề thời sự góp phần đấu tranh tư tưởng, hướng dẫn dư luận xã hội cần phải nhanh nhạy, sắc bén, kịp thời, thuyết phục hơn nữa.

Khi có chính sách phù hợp, chúng ta sẽ có được đội ngũ nhà báo chính luận ngang tầm, góp phần tiếp tục nêu cao tính đảng hơn nữa của báo chí và qua đó góp phần xây dựng nền báo chí Việt Nam cách mạng, hiện đại, chuyên nghiệp và nhân văn.


                                Theo QĐND

Các tin khác


"Cánh tay nối dài của Trung ương" về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa ban hành Quy định số 67-QĐ/TW, ngày 2/6/2022 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nghĩ thật, nói thật và làm thật

(HBĐT) - Cú sốc tụt hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) công bố đối với tỉnh có lẽ đã dịu bớt, để nhường lại cho sự suy nghĩ nghiêm túc về những gì chúng ta đã làm được trong thời gian qua và những gì còn "thua chị kém em” để cố gắng hơn trong thời gian tới.

Bài 2: Tính khoa học là đặc tính cơ bản, cốt yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh

Việc khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là bộ phận đặc biệt cấu thành nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam bởi trước hết xuất phát từ những giá trị khoa học sâu sắc được thể hiện trong những luận điệu đúng đắn, sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam, về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Kiên quyết bảo vệ tính khoa học, tính cách mạng, tính nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, như một ngọn cờ dẫn đường, cách mạng Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tư tưởng và di sản Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng, dân tộc và nhân dân ta.

Bài 2: Chặn tham nhũng, tiêu cực - vững lòng dân, thế nước

Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, đặc biệt là hoạt động của ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp đã góp phần quan trọng vào việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Đường Hồ Chí Minh - Mở đường tới những kỳ tích mới

63 năm trước có con đường đánh dấu mốc quan trọng vào lịch sử của dân tộc mang tên: Đường mòn Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục