Với quyết tâm làm trong sạch bộ máy, đưa đất nước phát triển, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều bài viết quan trọng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực… Cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ra mắt, được toàn dân đón nhận và được coi là cẩm nang quan trọng cho cán bộ, đảng viên tự soi, tự sửa bản thân…
Cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Tham nhũng bắt nguồn từ suy thoái đạo đức
Có thể thấy, những bài viết trong cuốn sách của Tổng Bí thư đều tập trung, phân tích, trả lời một số câu hỏi lớn như: Tham nhũng, tiêu cực là gì? Tác hại ra sao? Nhận thức của Ðảng, Nhà nước ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực? Những kết quả đạt được và bài học rút ra từ thực tiễn? Ðặc biệt là phải làm gì và làm như thế nào để tiếp tục ngăn chặn, đẩy lùi nạn tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới?
Với những bài viết phân tích sâu sắc, nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, Cuốn sách như một bức tranh toàn cảnh về thực trạng, đặc biệt là quyết tâm, cách làm và hiệu quả trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Ðảng những nhiệm kỳ gần đây. Từng bài viết cho thấy rõ quan điểm của Tổng Bí thư về tham nhũng, tiêu cực ngày càng sâu sắc và có nhiều điểm mới, như mối quan hệ giữa tham nhũng và tiêu cực, nhất là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Luật sư Hà Huy Từ (Công ty Luật Hà Huy, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" có ý nghĩa hết sức quan trọng, thực sự là cuốn cẩm nang quý thể hiện sự thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân luôn kiên định, vững vàng trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Cuốn sách được viết với văn phong mực thước, giản dị, không hô hào khẩu hiệu, tạo ra nhận thức chung, đầy đủ, toàn diện cho toàn Đảng, toàn dân nhận diện và chủ động đấu tranh tham nhũng, tiêu cực. Bắt đầu từ việc định nghĩa thế nào là tham nhũng, cuốn sách đã đưa ra những giải pháp đầy đủ, chính xác, toàn diện, quan trọng. Cuốn sách đã phân tích những giải pháp mang tính vĩ mô, tính định hướng, nhưng cũng đề cập, phân tích những giải pháp mang tính vi mô, chi tiết, cụ thể, cập nhật số liệu thực tế.
Cuốn sách được ra đời đúng thời điểm Đảng, Nhà nước ta quyết liệt, đẩy mạnh công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tạo ra hiệu ứng, sức lan tỏa lớn trong các cơ quan, đoàn thể và toàn xã hội. Đọc cuốn sách, người đọc không chỉ tìm ra con đường đúng đắn, hệ thống, bài bản về công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, mà còn cảm nhận được những điều nhân văn, tốt đẹp đọng lại của cuốn sách. Khi đọc cuốn sách, mỗi người đọc đều biết phải tự soi, tự sửa, tự nhìn nhận lại bản thân mình xem mình làm việc đã đúng chưa, có sai sót gì không, có vi phạm gì không?
"Với mục đích, ý nghĩa cao đẹp như vậy, cuốn sách sẽ có giá trị trường tồn cùng với thời gian, với dân tộc, vì cuốn sách đã quy tụ được ý chí của toàn Đảng, toàn dân", luật sư Hà Huy Từ nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa XV khẳng định, cuốn sách là tài liệu có giá trị sâu sắc cả về mặt lý luận và thực tiễn trong công tác xây dựng Đảng, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta. Cuốn sách thể hiện tư duy sắc bén, nhãn quan chính trị vượt trội, tầm nhìn, trí tuệ sáng suốt, sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, toàn diện, đầy sức thuyết phục của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự đúc kết tinh túy từ các bài học kinh nghiệm về thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thể hiện rõ ý chí, nguyện vọng, đường lối mà Đảng ta đã, đang và sẽ triển khai; phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là cuộc đấu tranh phức tạp, lâu dài, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng. Thực tế hiện nay, đội ngũ chúng ta vẫn còn những cán bộ, đảng viên giữ cương vị phụ trách trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước nhưng chưa nêu cao ý thức tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ tài sản công, thậm chí còn có những hành vi tham ô, chiếm dụng của công.
Trong Cuốn sách, Tổng Bí thư đã luận giải sâu sắc, thấu đáo "cái gốc" của tham nhũng, tiêu cực, đó là do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tiêu cực là môi trường làm nảy sinh tham nhũng; tham nhũng tác động trở lại làm trầm trọng hơn tình trạng tiêu cực. Do đó, vấn đề căn cơ trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là phòng ngừa từ sớm, từ xa, mà trọng tâm là xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đặc biệt là phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, tức là trị tận "gốc" tham nhũng, tiêu cực.
Giám sát quyền lực, tăng cường công khai, minh bạch
Sau 35 năm đổi mới, từ thực tiễn cũng như qua quá trình công tác, trải qua nhiều cương vị công tác quan trọng, trở thành người lãnh đạo cao nhất của Ðảng, với tư duy sắc bén, nhãn quan chính trị vượt trội của một nhà nghiên cứu lý luận chính trị luôn hết lòng vì dân, vì nước, đã thôi thúc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có những bài viết sâu sắc, tâm huyết nhằm giải quyết tình trạng tham nhũng, tiêu cực.
Nói về quá trình xuất bản cuốn sách, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Tuấn, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho biết: Kể từ khi đảm nhận chức Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng vào năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều văn bản, ấn phẩm thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, quyết liệt công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng ta. Tiếp theo cuốn sách "Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được xuất bản năm 2018, Ban Nội chính Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật đã phối hợp tổ chức xuất bản cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".
"Với việc khẳng định, minh chứng bằng những lập luận và số liệu thuyết phục, những chỉ đạo đó đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, trở thành mệnh lệnh của người đứng đầu Đảng ta trong cuộc chiến không khoan nhượng, không được phép chùn chân, mỏi gối trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Tuấn nhấn mạnh.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, sách đề cập hệ thống, toàn diện, phong phú, những vấn đề cốt lõi nhất liên quan đến phòng, chống tiêu cực. Trong đó, Tổng Bí thư phân tích kỹ lưỡng, có cơ sở khoa học, thực tiễn về bản chất của tham nhũng, tiêu cực, biểu hiện và những hệ quả, đồng thời chỉ rõ tính chất khó khăn, phức tạp của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Bên cạnh những chủ trương, quan điểm, nguyên tắc, phương châm và định hướng được hệ thống bài bản, cuốn sách trình bày chi tiết thành quả thực tiễn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cùng đó, Tổng Bí thư chỉ ra những hạn chế, thiếu sót để rút ra kinh nghiệm, tổng kết những bài học sâu sắc trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Là một trong những đơn vị đầu tiên tổ chức quán triệt nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn khẳng định, cuốn sách là tài liệu rất giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn, có thể coi là cuốn "cẩm nang" về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ông Ngô Văn Tuấn cho biết, Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức quán triệt các nội dung cơ bản của cuốn sách, đồng thời, yêu cầu toàn thể cán bộ, đảng viên của Kiểm toán Nhà nước dành thời gian nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về giá trị của cuốn sách.
Năm 2023, với mục tiêu "nâng cao chất lượng và đạo đức công vụ", Đảng bộ Kiểm toán Nhà nước quyết tâm đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thông qua những hành động cụ thể: Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của Kiểm toán Nhà nước, trọng tâm là rà soát, hoàn thiện các hướng dẫn, quy trình chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ, qua đó kịp thời phát hiện các vi phạm trong hoạt động kiểm toán, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; tiếp tục kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ công chức, kiểm toán viên khách quan, công tâm, công khai, minh bạch; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán, nâng cao chất lượng và đạo đức nghề nghiệp, hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao, xứng đáng với uy tín của ngành, với kỳ vọng của nhân dân.
Ðể phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiệu quả, đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng, phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc dưới sự lãnh đạo của Ðảng, với phương châm xuyên suốt là kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, không nghỉ, không ngừng; chủ động, tích cực phòng ngừa, trong đó phòng là chính, là cơ bản, lâu dài, chống là quan trọng, cấp bách. Việc thi hành kỷ luật đảng phải tiến hành đồng bộ với kỷ luật hành chính và xử lý hình sự, rất nghiêm minh nhưng cũng rất nhân văn; đồng thời tăng cường công khai, minh bạch, giám sát kiểm soát quyền lực, nhất là trong các cơ quan nhà nước.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Sơn bày tỏ niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và nhấn mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải làm mạnh mẽ, trong đó tiếp tục chú trọng các giải pháp phòng ngừa bằng việc công khai, minh bạch các cơ chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính; chú trọng kiểm tra, giám sát những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, đồng thời xử lý nghiêm các sai phạm, "không có vùng cấm", qua đó hoàn thiện thể chế pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Theo TTXVN
PGS, TS. ĐẶNG SỸ LỘC
Thiếu tướng, Phó Giám đốc Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng
Thực hiện trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên là một trong những phương thức lãnh đạo rất quan trọng của Đảng ta trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Hành động gương mẫu, nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, chính là "mệnh lệnh không lời”, trực tiếp truyền cảm hứng mạnh mẽ cho nhân dân học tập, noi theo; qua đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.
Thành tựu của công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta trong thời gian qua đã góp phần củng cố vững chắc niềm tin của các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, các thế lực thù địch lại bám vào đó để "ký sinh” tư tưởng phản động, thực hiện các chiến dịch truyền thông xuyên tạc, cho rằng ở Việt Nam, Đảng đang làm thay chức năng của Nhà nước...
Chiều 7/2, tại Hà Nội, Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương đã tổ chức phiên họp lần thứ nhất năm 2023 dưới sự chủ trì của đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.
Bất chấp những nỗ lực và thành quả Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã đạt được suốt nhiều năm qua, các đối tượng thù địch, chống phá cực đoan không ngừng xuyên tạc con đường mà chúng ta lựa chọn hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, âm mưu lật đổ chế độ. Thực tế này đòi hỏi chúng ta luôn cần tỉnh táo nhận diện và đấu tranh phản bác kịp thời, hiệu quả.
(HBĐT) - Một mùa xuân mới đã về. Xuân của sự trưởng thành, đổi mới của Đảng. Mùa xuân đầy lạc quan mang theo ước vọng, niềm tin yêu, hân hoan và hạnh phúc cho mỗi người.
Ngay trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Quý Mão của dân tộc ta, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ 3, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Trước đó ít ngày, Quốc hội vừa kết thúc kỳ họp bất thường lần thứ 2 với những nội dung quan trọng. Như vậy, chỉ trong 2 năm, Quốc hội đã có 3 kỳ họp bất thường nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề đặt ra của đất nước.