Đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai thay mặt Ban Bí thư đã ký ban hành Kết luận số 54-KL/TW về tiếp tục thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW, ngày 3/10/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.



Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương phát biểu tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Cà Mau. Ảnh: Kim Há/TTXVN
Theo Kết luận của Ban Bí thư, qua 5 năm thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW, ngày 3/10/2017 của Ban Bí thư, ban hành Hướng dẫn khung để các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ (sau đây gọi là Quyết định số 99-QĐ/TW) đã đạt được kết quả tích cực.

Nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về phát huy quyền làm chủ và vai trò của nhân dân trong đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái được nâng lên; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hoá, tổ chức thực hiện, đổi mới phương thức hoạt động theo hướng mở rộng dân chủ, công khai để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân giám sát; việc lắng nghe, tiếp thu, giải quyết ý kiến phản ánh của nhân dân có nhiều chuyển biến; phát huy ngày càng tốt hơn quyền và trách nhiệm của nhân dân trong tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Nhân dân tin tưởng, chủ động và tích cực hơn tham gia đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", góp phần quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Tuy nhiên, việc cụ thể hoá, tổ chức thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW của một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa kịp thời, đầy đủ, sát thực tiễn, còn hình thức. Vẫn còn tình trạng e ngại hoặc lợi dụng dân chủ trong phản ánh, góp ý trực tiếp với cấp uỷ, tổ chức đảng về những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu; một số phản ánh, kiến nghị của nhân dân chưa được xem xét kịp thời, thấu đáo.

Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác xây dựng Đảng.

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên chủ yếu là do nhận thức của một số cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu về tầm quan trọng của việc phát huy vai trò của nhân dân trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị chưa sâu sắc, còn xem nhẹ; chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW; chưa kịp thời bổ sung, hoàn thiện các quy định về công khai, minh bạch thông tin, quy trình, trách nhiệm trả lời, giải quyết kiến nghị sau giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và ý kiến phản ánh, kiến nghị của nhân dân, nhất là những vấn đề dư luận quan tâm, bức xúc; một bộ phận người dân nhận thức về quyền làm chủ chưa đầy đủ; kết quả tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở còn hạn chế.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 99-QĐ/TW gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

1. Tăng cường thể chế hoá, cụ thể hoá và tổ chức thực hiện nghiêm, có hiệu quả Quyết định số 99-QĐ/TW gắn với Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên, các quy định có liên quan của Đảng, nhất là quy chế dân chủ ở cơ sở; tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và trách nhiệm trong hệ thống chính trị và toàn xã hội. Thường xuyên thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đóng góp ý kiến, phản ánh, giám sát biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu.

2. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện pháp luật có liên quan, tiếp tục cụ thể hoá phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng" sát với thực tiễn; thực hiện có hiệu quả pháp luật về dân chủ ở cơ sở, tiếp cận thông tin, những quy định liên quan đến quyền làm chủ của nhân dân. Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của hệ thống chính trị, nhất là công tác dân vận của các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp. Đề cao trách nhiệm tiên phong, gương mẫu, tinh thần đổi mới sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, cán bộ ở cơ sở. Tăng cường mối liên hệ mật thiết của cán bộ, đảng viên với tổ chức đảng, nhân dân nơi cư trú.

3. Thực hiện tốt công tác tiếp dân, tăng cường tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền với Nhân dân; tiếp nhận, trả lời, giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị chính đáng, hợp pháp, khiếu nại, tố cáo của công dân và những vấn đề nhân dân quan tâm, dư luận bức xúc. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dân phát hiện, tố giác, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".

4. Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác vận động Nhân dân tích cực tham gia đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đối với người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, trách nhiệm thực thi công vụ. Quan tâm, kịp thời giải quyết phản ánh, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng khác.

5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW; định hướng thông tin, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; xử lý nghiêm minh, kịp thời cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; kịp thời thông tin kết quả xử lý cán bộ vi phạm theo phản ánh, kiến nghị của nhân dân. Phát hiện, biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân có cách làm sáng tạo, hiệu quả; nhân rộng mô hình tốt trong thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW.

6. Tổ chức thực hiện: Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương tổ chức nghiên cứu, quán triệt Kết luận; tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 99-QĐ/TW và Kết luận này theo chức năng, nhiệm vụ được giao; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Ban Bí thư (qua Ban Dân vận Trung ương). Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế để nhân dân trực tiếp tham gia góp ý, phản ánh với Đảng về những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" của cán bộ, đảng viên. Ban Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đôn đốc, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW và Kết luận này, định kỳ báo cáo Ban Bí thư.

Kết luận này được phổ biến đến chi bộ, công khai để nhân dân biết, giám sát.

                                       TheoBaotintuc

Các tin khác


Thúc đẩy phong trào "Nói và Làm" trong giai đoạn mới

Không chỉ có giá trị trong những ngày đầu tiên của sự nghiệp Đổi mới, "Những việc cần làm ngay” của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh còn mang sức sống thời đại, góp phần định hướng và động viên cán bộ, đảng viên, quân dân cả nước trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, cũng như trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Trách nhiệm thực thi công vụ - Không thể ''''ngồi im là an toàn''''

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 280/CĐ-TTg ngày 19/4/2023 về việc chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương.

30 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”

Hội đồng Chung khảo Cuộc thi viết "Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ hai, năm 2022-2023 đã lựa chọn 30 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải, gồm: 3 giải Nhất, 6 giải Nhì, 9 giải Ba và 12 giải Khuyến khích.

Tiếp tục nghiên cứu, phát triển lý luận cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết những vấn đề thực tiễn ở Việt Nam

Đảng ta khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động và là vấn đề có tính nguyên tắc đối với cách mạng Việt Nam. Đây là bước phát triển về nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta trong công cuộc đổi mới, với quyết tâm xây dựng đất nước giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu trong công cuộc đổi mới trong những năm qua thật đáng trân trọng và khích lệ, đồng thời cũng đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân phải tiếp tục nghiên cứu, phát triển lý luận cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Giá trị của “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hôm nay

Đề cương về Văn hóa Việt Nam là văn kiện quan trọng, được coi là cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa, đã góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển nền văn hóa Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh; trở thành ngọn cờ tập hợp, khơi dậy và phát huy các giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc chống tham nhũng

Bằng những lập luận chặt chẽ, logic, sâu sắc, chắt lọc, đúc kết từ thực tiễn phong phú, với tinh thần kiên định, vững vàng, bản lĩnh, trọng trách và tâm huyết người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã lý giải một cách rất khoa học, nêu ra những kết quả nổi bật và những vấn đề căn bản trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục