Đây là Chương trình đang được trông chờ, kỳ vọng. Rất mong các đồng chí hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu để chương trình này trở thành một chương trình đúng theo nghĩa của Chương trình Khoa học và công nghệ đặc biệt cấp quốc gia.
Đó là phát biểu của GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình tại Hội nghị triển khai các đề tài thuộc Chương trình Khoa học và công nghệ đặc biệt cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 "Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới (giai đoạn từ 1986 đến nay, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045)” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/9 tại Hà Nội.
Quang cảnh hội nghị
Thực hiện Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 7/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 "Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới (giai đoạn từ năm 1986 đến nay, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045)”, mã số KX.02/21-25, tới nay, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã hoàn thiện thuyết minh, khung Chương trình; ban hành các Quyết định về tổ chức bộ máy Chương trình và tổ chức triển khai các hoạt động của Chương trình.
Cụ thể là: Tổ chức Hội đồng xác định danh mục nhiệm vụ đặt hàng và phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng của Chương trình; Tổ chức các Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài của Chương trình và thẩm định kinh phí các đề tài, tổng hợp kinh phí Chương trình gửi Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và phê duyệt; Hướng dẫn các tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm đề tài hoàn thiện thuyết minh và dự toán kinh phí đề tài theo ý kiến kết luận Hội đồng và niên độ kinh phí được phê duyệt; Ban hành Quyết định phê duyệt tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm, thời gian, kinh phí thực hiện và phương thức khoán chi các đề tài thuộc Chương trình và ký Hợp đồng thực hiện các đề tài; Tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình; Tiếp tục phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính thực hiện các thủ tục xin cấp kinh phí bổ sung đợt 2 năm 2023 để triển khai Chương trình...
Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình nhấn mạnh: Chúng ta đều biết rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng của Đảng, xuyên suốt trong sự nghiệp cách mạng. Quan điểm chỉ đạo đầu tiên của Đại hội XIII mang tính xuyên suốt, bất di bất dịch là "kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đây là vấn đề mang nguyên tắc sống còn đối với chế độ ta, nền tảng vững chắc của Đảng ta, cho nên Ban Bí thư và sau đó là Chính phủ đã phê duyệt Chương trình này.
GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình phát biểu tại Hội nghị
GS.TS Nguyễn Xuân Thắng yêu cầu các thành viên tham gia các đề tài thuộc Chương trình cần chủ động, nỗ lực cao nhất, không chỉ làm rõ việc vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới mà phải có trách nhiệm chính trị phản bác những quan điểm sai trái, xuyên tạc.
"Đây là Chương trình đang được trông chờ, kỳ vọng. Rất mong các đồng chí hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu để chương trình này trở thành một chương trình đúng theo nghĩa của Chương trình Khoa học và công nghệ đặc biệt cấp quốc gia. Đây là sự bổ sung vô cùng quan trọng hoàn thiện hệ thống lý luận về đường lối đổi mới, cũng như lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nói.
Chương trình "Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới (giai đoạn từ 1986 đến nay, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045)”, mã số KX.02/21-25 là Chương trình tập trung nghiên cứu, làm rõ: (1) Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay; (2) Nghiên cứu toàn diện, hệ thống và sâu sắc nội dung, giá trị, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh và tổng kết, đánh giá thực tiễn nghiên cứu, vận dụng và phát triển tư tưởng của Người trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ năm 1986 đến nay; chỉ rõ thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, đúc kết bài học kinh nghiệm và xác định những vấn đề đặt ra; (3) Đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp, kiến nghị tiếp tục vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo Dangcongsan.vn
Chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế là chính sách nhất quán trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Những thành tựu to lớn trong hội nhập quốc tế nói riêng, trong công cuộc đổi mới của Việt Nam nói chung chính là những luận cứ xác đáng, hữu hiệu để bác bỏ luận điệu "Không thể có độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam”.
(HBĐT) - Bước qua tháng 7 tri ân với hàng loạt hoạt động đền ơn - đáp nghĩa diễn ra khắp toàn tỉnh. Màu áo xanh tình nguyện học sinh, sinh viên (HSSV) ghi dấu trong nhiều hoạt động ý nghĩa như: tu sửa, dọn dẹp nghĩa trang liệt sỹ, thắp nến tri ân, giúp đỡ gia đình người có công, thăm hỏi thương bệnh binh… Những việc làm thiết thực này chính là cách làm sinh động, hiệu quả để giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho HSSV.
Thắng lợi của Cuộc cách mạng Tháng Tám đã qua gần một thế kỷ, nhưng bài học "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta" vẫn nguyên giá trị. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và gần 40 năm đổi mới, nhờ phát huy cao độ ý chí tự lực, tự cường, đất nước ta mới có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Để hiện thực hóa mục tiêu Đại hội XIII của Đảng, hơn bao giờ hết, bài học ấy cần được vận dụng sáng tạo, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
(HBĐT) - Huyện Lạc Thuỷ luôn xác định công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay nhằm làm thất bại âm mưu và hoạt động "diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, góp phần ngăn chặn những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong nội bộ, tạo sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.
(HBĐT) - Những năm qua, Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Tân Lạc luôn quan tâm chỉ đạo tổ chức tốt công tác tuyên truyền, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của T.Ư, của tỉnh, tạo sự đồng thuận và khí thế thi đua trong cán bộ, đảng viên thực hiện các nhiệm vụ xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển KT-XH.
Gần 80 năm qua, kể từ ngày lập quốc theo chế độ mới đến nay, việc thực thi quyền lực nhà nước của chúng ta ngày càng đúng đắn, tốt đẹp hơn, vì sự tối thượng là phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Do đó, nếu "nhà dân chủ” nào không hiểu bản chất vấn đề, cố ý đánh đồng giữa hiện tượng và bản chất, đánh tráo khái niệm giữa sự tha hóa quyền lực của một bộ phận cán bộ với mục tiêu, bản chất thực thi quyền lực tối cao thuộc về nhân dân của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, là điều đáng phải phê phán.