Trong bối cảnh công tác đối ngoại, ngoại giao Việt Nam đạt những thành quả rất nổi bật của năm 2023, cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam”" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngay khi được phát hành đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt của độc giả, nhất là cán bộ, đảng viên làm việc trong lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao.


Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam”". Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Chia sẻ những cảm nghĩ của mình về cuốn sách đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết về chủ đề đối ngoại, ông Trần Phước Anh, Giám đốc Sở Ngoại vụ TP Hồ Chí Minh cho rằng, tác phẩm rất có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, thực sự là "kim chỉ nam” cho hoạt động đối ngoại, ngoại giao của nền ngoại giao Việt Nam và là tài liệu quý cho những ai quan tâm đến đường lối đối ngoại của Việt Nam.

Với hơn 800 trang, sách chia thành 3 chủ đề mang tính khoa học, chặt chẽ. Trong đó, tại chủ đề "Vai trò quan trọng và đóng góp to lớn của công tác đối ngoại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu bật bản sắc, giá trị cốt lõi của tư tưởng, quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng ta, những định hướng cho công tác đối ngoại trong những năm sắp tới và nhiều năm sau.

Ông Trần Phước Anh đặc biệt bày tỏ sự tâm đắc với nội dung bài viết "Kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, quyết tâm xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tổng kết toàn diện, sâu sắc và khái quát hóa lý luận, thực tiễn đối ngoại của nước ta trong thời kỳ đổi mới; đồng thời khẳng định, làm rõ hơn nội hàm bản sắc "cây tre Việt Nam” trong đường lối đối ngoại của Đảng ta.

Trong bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tổng kết: Hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, kế thừa, phát huy truyền thống, bản sắc ngoại giao và văn hóa dân tộc, tiếp thu chọn lọc tinh hoa tư tưởng của thời đại, chúng ta đã xây dựng nên một nền ngoại giao độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam”: Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.

Tổng Bí thư đã chỉ ra các thành tố nội hàm "vững ở gốc” là nguyên tắc vì lợi ích Quốc gia, dân tộc để phục vụ, độc lập, tự chủ trong đường lối đối ngoại, lấy thực lực làm gốc; "chắc ở thân” là những phương thức tạo nên sức mạnh, trong đó sức mạnh đoàn kết là nhân tố sống còn; "uyển chuyển ở cành” là phong cách, nghệ thuật ứng xử linh hoạt, nguyên tắc "dĩ bất biến, ứng vạn biến”, đặc biệt trong các hoàn cảnh khó khăn, có sự phức tạp giữa những xu thế khác nhau, giữa đòi hỏi phải hài hòa cái chung và cái riêng.

Thực tiễn chứng minh đường lối đối ngoại, ngoại giao mang bản sắc "cây tre Việt Nam” đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trong quá khứ, đường lối đối ngoại, ngoại giao đặc sắc Việt Nam đã giúp tạo lối và mở đường, từng bước phá thế bao vây, cấm vận và mở ra cục diện mới thuận lợi cho đất nước và hiện nay, công tác đối ngoại, ngoại giao đã mở rộng, làm sâu sắc các mối quan hệ, góp phần nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.

Ông Trần Phước Anh cho biết, những chỉ đạo sáng suốt của Tổng Bí thư trong công tác đối ngoại được triển khai trên thực tế tại TP Hồ Chí Minh đã mang lại những kết quả rất tích cực. Trong nhiều năm qua cũng như phương hướng trong năm 2024, công tác đối ngoại tại Thành phố luôn lấy "gốc” là "nguyên tắc vì lợi ích Quốc gia - dân tộc để phục vụ, giữ vững đường lối đối ngoại độc lập - tự chủ, lấy thực lực làm gốc, lấy đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế toàn diện, để tạo thế, lập thời”, để từ đó triển khai hiệu quả hoạt động đối ngoại của mình, đóng góp vào những thành tựu chung của Thành phố.

TP Hồ Chí Minh xác định rõ phát huy vai trò chủ động, tích cực đi đầu trong công tác đối ngoại, tập trung vào các hoạt động ngoại giao kinh tế, tranh thủ các nguồn lực tốt nhất cho phát triển, giúp Thành phố giữ vững vị trí "cực tăng trưởng” phía Nam và vai trò đầu tàu kinh tế, là trung tâm đối ngoại, hội nhập của cả nước. Thành phố đặt ra 3 nhiệm vụ chính của đối ngoại là thu hút ngoại lực phục vụ phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực trọng tâm; quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế quốc tế của Thành phố và nâng cao hiệu quả hợp tác của Thành phố với các đối tác nước ngoài.

"Tình hình thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp đặt ra những yêu cầu ngày càng cao cho công tác đối ngoại, cuốn sách của Tổng Bí thư thực sự là cẩm nang quý có giá trị thực tiễn giúp những cán bộ làm công tác đối ngoại tại Thành phố quán triệt sâu sắc hơn quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác đối ngoại; tiếp tục đoàn kết, đồng lòng hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của mình, góp phần cùng Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân xây dựng Thành phố thành đô thị thông minh, hiện đại, nghĩa tình, xứng đáng đáng với niềm tin, sự kỳ vọng của nhân dân cả nước về thành phố mang tên Bác năng động và phát triển”- ông Trần Phước Anh khẳng định.

Theo Tuyengiao.vn

Các tin khác


Làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”: Cán bộ Quân đội “7 dám” là phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong giai đoạn hiện nay

Phương châm xây dựng, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ Quân đội "7 dám” theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương (QUTƯ) là sự tiếp nối và cụ thể hóa những phẩm chất tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ trong giai đoạn hiện nay. Đây là sự phát triển tư duy lý luận với nội hàm mới, yêu cầu mới, đòi hỏi ngày càng cao đối với phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ Quân đội trong giai đoạn cách mạng mới. Vì thế, mọi sự rêu rao, xuyên tạc về vấn đề này cần kiên quyết vạch trần, bác bỏ.

Chú trọng thúc đẩy giao lưu văn hóa, công tác tư tưởng, lý luận giữa Việt Nam và Trung Quốc

Chiều 11/1, tại Phủ Chủ tịch, trong buổi tiếp đồng chí Lý Thư Lỗi, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị trong thời gian tới, hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tập trung phát huy tối đa truyền thống quan hệ rất đặc biệt, rất tốt đẹp giữa 2 Đảng, 2 nước; quán triệt sâu sắc nhận thức chung của 2 đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, để triển khai thực hiện thật tốt các nội dung công việc chung.

Tâm lý bất mãn - trạng thái nguy hiểm dễ bị kẻ xấu lợi dụng

Trong cơ quan, đơn vị, cũng như xã hội thường có những người bất đắc chí, không được toại nguyện theo nhu cầu bản thân, từ đó sinh ra trạng thái buồn chán, bất mãn, luôn nhìn đời bằng lăng kính xám màu.

Thanh niên Quân đội tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Kế thừa truyền thống vẻ vang của các thế hệ cha anh, những năm qua, thanh niên Quân đội đã ra sức rèn luyện, phấn đấu, giữ vững và phát huy phẩm chất chính trị; sẵn sàng thực hiện những nhiệm vụ khó khăn, vất vả, đầy gian khổ, hy sinh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời là lực lượng nòng cốt trong tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch.

Bảo vệ di sản Hồ Chí Minh là góp phần bảo vệ "nền văn hóa tương lai"- Bài 2: Hồ Chí Minh khai sáng nhiều giá trị phù hợp với sứ mệnh của UNESCO

"Những giá trị mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã theo đuổi suốt cuộc đời mình cũng rất gần với những giá trị mà UNESCO đã và đang thúc đẩy kể từ khi thành lập năm 1945 đến nay. Nhiều triết lý, tư tưởng, phương châm sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn có giá trị với chúng ta ngày nay. UNESCO vui mừng nhận thấy các giá trị Hồ Chí Minh đã và đang tiếp tục được thúc đẩy không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên toàn thế giới”. Đó là chia sẻ của ông Michael Croft, Quyền Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc) tại Việt Nam.

Bảo vệ di sản Hồ Chí Minh là góp phần bảo vệ "nền văn hóa tương lai"-Bài 1: Biểu tượng niềm tin của dân tộc Việt Nam và lương tri thời đại

Cách đây tròn 100 năm, trên báo Ogoniok (Ngọn lửa nhỏ) của Liên Xô số 39 xuất bản ngày 23-12-1923 đã đăng bài báo mang tên "Thăm một chiến sĩ quốc tế cộng sản-Nguyễn Ái Quốc” của nhà thơ, nhà báo người Nga Osip Emilyevich Mandelstam. Bài báo có đoạn: "Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai”.Sau một thế kỷ nhìn lại nhận định sâu sắc này của O.Mandelstam, các học giả, chuyên gia uy tín trong nước và nước ngoài thêm một lần khẳng định những giá trị nổi bật trong di sản Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa đối với dân tộc Việt Nam mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển tiến bộ xã hội và văn hóa nhân loại, qua đó bác bỏ, phủ nhận những luận điệu sai trái, xuyên tạc về Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục