Luân chuyển cán bộ là phương châm chiến lược của Đảng nhằm rèn luyện để đội ngũ cán bộ trưởng thành trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Luân chuyển dần trở thành việc thường xuyên trong công tác cán bộ. Những kết quả tích cực của việc luân chuyển cán bộ là không thể phủ nhận, song cùng với đó, vẫn còn nhiều nơi, nhiều cán bộ việc luân chuyển chưa tương xứng với chủ trương và sự kỳ vọng của cấp ủy đảng các cấp.
Bài 1: Rèn luyện thực tế, không phải cuộc dạo chơi
Với tinh thần cốt lõi là muốn có cán bộ tốt, trưởng thành thì phải thử thách cán bộ bằng thực tiễn công tác, nhất là ở những nơi khó khăn, nhiệm vụ nặng nề. Qua việc luân chuyển, cán bộ có môi trường mới, cương vị mới để rèn luyện, thử thách, có thể đảm đương nhiều vị trí công tác khác nhau.
Nước có chảy thì mới trong
Sử xưa ghi lại, Nguyễn Công Trứ (1778-1858) là một trong những vị quan được luân chuyển (luân quan) nhiều nhất, cả lên chức và xuống chức. Ông bắt đầu sự nghiệp làm quan với chức Hành tẩu Sử quán rồi dần lên tới các chức Thượng thư, Tổng đốc vì những thành tích trong quân sự và kinh tế. Ông làm quan ở 3 thời vua: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
Từ thời xa xưa, các triều đại phong kiến Việt Nam đều đã thực hiện việc luân chuyển quan lại. Việc luân chuyển diễn ra bình thường từ Trung ương về địa phương và ngược lại. Qua thực tiễn để quan lại được rèn luyện, thử thách ở cương vị mới, hướng đến mục đích tạo ra sự công bằng trong bố trí các vị trí. Ngoài ra còn phòng tránh việc quan lại lợi dụng chức vụ, thời gian giữ chức lâu dài để tiến hành các việc tiêu cực.
Thậm chí, việc luân chuyển được thực hiện bằng các quy định cụ thể của các triều đại phong kiến, trong đó, điển hình là Luật Hồi tỵ (bắt đầu xuất hiện từ đời Hồng Đức (1460-1497). Trong đó chú trọng loại trừ hiện tượng những người thân thích, quen thân kéo bè, kết phái, tạo ra tham nhũng, tiêu cực. Quy định những quan lại chủ chốt không là người địa phương được quy định cụ thể trong Luật Hồi tỵ, trở thành kinh nghiệm trong thực hiện luân chuyển cán bộ sau này.
Hiểu cán bộ, rèn luyện cán bộ và khéo dùng cán bộ là điều quyết định đến công việc gốc của Đảng. Xuyên suốt các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, bao thế hệ cán bộ của Đảng đã trưởng thành trên chiến trường, sẵn sàng vào Nam ra Bắc, luân chuyển giữa hậu phương và tiền tuyến, góp sức lớn vào thắng lợi của dân tộc. Dần dần, luân chuyển cán bộ được xem là việc bình thường trong công tác cán bộ.
Trong công cuộc đổi mới, Đảng cụ thể hóa chủ trương này bằng nhiều nghị quyết, quy định, kết luận như: Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25-1-2002 của Bộ Chính trị về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý; Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19-5-2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về "Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”; Quy định số 98-QĐ/TW ngày 7-10-2017 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ; Quy định số 65-QĐ/TW ngày 28-4-2022 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ; Kết luận số 24-KL/TW ngày 5-6-2012 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo”...
Với tinh thần cốt lõi là muốn có cán bộ tốt, trưởng thành thì phải thường xuyên thử thách cán bộ bằng thực tiễn công tác, nhất là ở những nơi khó khăn, nhiệm vụ nặng nề. Qua việc luân chuyển, cán bộ có môi trường mới, cương vị mới để rèn luyện, thử thách, có thể đảm đương nhiều vị trí công tác khác nhau. Đó cũng là điều kiện để cán bộ đi luân chuyển khẳng định năng lực, uy tín, trưởng thành trong thực tiễn, là cơ sở quan trọng để tổ chức đảng đánh giá, bổ nhiệm, sử dụng sau này.
Đồng thời, nhân dân có cái nhìn khách quan, toàn diện về đội ngũ cán bộ chủ trì, chủ chốt, đóng góp ý kiến xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng ngày càng trưởng thành. Đây cũng là một bước quan trọng để từng bước khắc phục tình trạng cục bộ, địa phương, khép kín, trì trệ trong công tác cán bộ.
Qua gần 5 năm thực hiện Quy định số 98-QĐ/TW ngày 7-10-2017 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ (tính đến tháng 2-2022), Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đã thực hiện luân chuyển 13.503 lượt cán bộ. Trong những năm gần đây, chủ trương luân chuyển được thực hiện thường xuyên, quyết liệt. Đặc biệt, trong 2,5 năm đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, Bộ Chính trị đã phân công, điều động, bố trí nhiều Ủy viên Trung ương Đảng không phải là người địa phương làm bí thư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo thống kê, đến tháng 8-2022, cả nước có 36/63 bí thư tỉnh ủy, thành ủy không là người địa phương.
Còn hiện tượng không bình thường trong luân chuyển
Những thành công của công tác luân chuyển cán bộ là rất căn bản, tạo được đội ngũ cán bộ trưởng thành qua thực tiễn, được rèn luyện về phẩm chất, năng lực, kiến thức, kinh nghiệm đáp ứng được nhiều nhiệm vụ theo yêu cầu. Dù vậy, bên cạnh những ưu điểm là chủ đạo, quá trình thực hiện luân chuyển cũng xuất hiện một số hiện tượng, vấn đề cần phải xem xét thấu đáo để có sự điều chỉnh phù hợp. Những hiện tượng, vấn đề ấy có thể điểm danh:
Luân chuyển theo kiểu "đi nhanh, về nhanh”. Trong một thời gian dài, trên các trang báo, mạng xã hội nóng lên những cụm từ "tráng men”, "lướt ván”, "dạo chơi” khi nói về cán bộ đi luân chuyển. Đó là thực tế một số cán bộ đi luân chuyển trong thời gian ngắn đã quay về để bổ nhiệm ở vị trí cao hơn trước. Hiện tượng đó tất yếu dẫn đến tình trạng "tráng men”. Những cán bộ đó sẽ dễ sinh ra tư tưởng "nhấp nhổm”, "cố thủ”, "an vị”, làm việc cầm chừng với quan niệm không để phạm khuyết điểm, sai lầm, trở về an toàn.
Tâm lý "chờ ngày về” trong luân chuyển cán bộ. Phải thẳng thắn thừa nhận thực tế có những đơn vị, địa phương chưa coi trọng cán bộ luân chuyển. Với tâm lý cán bộ đi luân chuyển để trở về nên cơ sở "ngại” giao những công việc quan trọng. Bên cạnh đó, không ít cán bộ đi luân chuyển trong thời gian ngắn, nếu có được giao việc thì cũng chỉ kịp làm quen, đã phải quay trở về. Thậm chí, có những nơi còn mang nặng tâm lý cục bộ, địa phương, khép kín, không tạo điều kiện cho cán bộ luân chuyển. Điều đó dẫn đến tình trạng cán bộ không có môi trường thuận lợi để làm việc, không có việc để làm.
Đáng nói hơn, có những cán bộ đi luân chuyển nhưng không muốn làm việc, chờ ngày về để lên vị trí cao hơn. Đó là thực trạng của những cán bộ tìm mọi cách để luân chuyển, xem đó là bệ phóng để lên chức, lên quyền. Họ xem việc đi luân chuyển không vì yêu cầu nhiệm vụ mà là lợi ích cá nhân. Chính vì vậy, khi đến nơi luân chuyển, những cán bộ này thường giữ tâm lý an toàn, ngại va chạm, né tránh, "dĩ hòa vi quý” trong thực hiện nhiệm vụ, không dám đưa ra các quyết sách quan trọng để tạo ra sự đổi mới, sáng tạo ở nơi được luân chuyển đến.
Cán bộ đi luân chuyển nhưng không có sản phẩm mang về. Có những lúc, cán bộ đến luân chuyển được "tung hô”, quan tâm, nhưng cả quá trình sau đó, cán bộ làm việc ra sao, kết quả thế nào thì lại hoàn toàn im ắng. Đây cũng là kẽ hở để một số cán bộ luân chuyển né tránh nhiệm vụ, hoặc thực hiện nhiệm vụ với thái độ, trách nhiệm cầm chừng, sợ sai. Cơ quan, địa phương chủ quản kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ thuộc quyền đi luân chuyển không rõ ràng. Cơ quan, địa phương tiếp nhận cán bộ đến luân chuyển, khi hết nhiệm kỳ đánh giá cũng chưa thực chất kết quả, thành tích công tác của cán bộ trong thời gian luân chuyển.
Đi luân chuyển là vì yêu cầu, nhiệm vụ chứ không phải đơn thuần là đi học việc. Cán bộ được quy hoạch để giữ vị trí lãnh đạo cao hơn, vì vậy, đi luân chuyển để rèn luyện, am hiểu thực tiễn, phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cao hơn. Kết quả thực hiện nhiệm vụ là thước đo thực tiễn để đánh giá cán bộ. Đáng tiếc, "sản phẩm mang về” của họ lại không tương xứng như kỳ vọng của nơi đưa đi luân chuyển.
Cán bộ đi luân chuyển không trưởng thành hơn, khi trở về lên vị trí cao hơn sẽ hại nhiều hơn lợi. Đề cập đến thực trạng này, sinh thời, nhiều lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc nhở: Không phải cứ đi luân chuyển là để lên cao hơn, để về giữ chức nọ chức kia. Phấn đấu để được đi luân chuyển, "chạy" luân chuyển, về nơi nào thuận, dễ, ngon ăn, nhưng về chỉ làm cấp phó chẳng thể hiện được gì, chưa đủ 3 năm lại ngấp nghé đòi về... Rồi cứ nghĩ đi luân chuyển để làm cán bộ chứ không phải để trưởng thành.
Thực hiện đúng quy trình luân chuyển sẽ đào tạo, rèn luyện được những cán bộ chủ trì, cốt cán có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của cách mạng. Ngược lại, sẽ tạo môi trường, điều kiện để cán bộ vi phạm, rút ngắn thời gian, quy trình. Những tổ chức, địa phương thực hiện không đúng quy trình luân chuyển, không kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ luân chuyển sẽ ảnh hưởng lớn đến sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng, tổ chức chính quyền các cấp. Khi đó sẽ kéo theo không ít hệ lụy từ việc cục bộ, "lợi ích nhóm”, ảnh hưởng lâu dài đến công tác cán bộ nói riêng, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức đảng nói chung. Khi "công việc gốc” của Đảng bị lung lay sẽ là mối nguy lớn đe dọa đến sự trường tồn của Đảng và chế độ.
(còn nữa)
Theo Báo Quân đội Nhân dân
Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 6/2024, trên địa bàn tỉnh Hoà Bình có 3 tôn giáo, gồm: Phật giáo, Công giáo và một số người theo các hệ pháp Tin lành. Tổng số trên 48 nghìn tín đồ, chiếm khoảng 5,9% dân số toàn tỉnh. Các tôn giáo có mặt trên địa bàn 10/10 huyện, thành phố, 99/151 xã, phường, thị trấn. Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền đã quan tâm, tạo điều kiện để hoạt động tôn giáo diễn ra đúng pháp luật, đồng bào tôn giáo sống "tốt đời, đẹp đạo”, đoàn kết cùng Nhân dân toàn tỉnh chung sức phát triển KT-XH, giữ vững QP-AN.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nghị quyết, chính sách liên quan đến cải cách tiền lương, trong đó có tiền lương của LLVT.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ tiếp thu, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, vận dụng sáng tạo học thuyết này vào thực tiễn cách mạng nước ta, mà còn tích cực đấu tranh chống những tư tưởng phi mác-xít để bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin. Tinh thần đó của Người đã tiếp tục cổ vũ, khích lệ chúng ta trong công cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh hiện nay.
Với mục đích đê hèn là làm suy giảm niềm tin của Nhân dân ta với Đảng, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa, thời gian gần đây, các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị lợi dụng mạng xã hội tìm cách nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta.
Bằng lòng biết ơn vô hạn, qua những hành động cụ thể và thiết thực, tuổi trẻ Việt Nam hôm nay luôn khắc ghi công lao to lớn của các thế hệ cha ông đi trước đã không quản ngại gian khổ, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi ngày, lại có thêm nhiều công trình, phần việc lớn nhỏ do đoàn viên, thanh niên trên khắp mọi miền đất nước triển khai, nhằm tri ân những người đã hy sinh để đồng bào được bình an, dân tộc được trường tồn.
Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: "Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".