Ngày 19/1, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm của tỉnh chủ trì Hội nghị Ban Chỉ đạo bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn vật liệu đất đắp cho các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh. Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo UBND tỉnh cùng các sở, ngành chức năng và Thường trực các Huyện ủy, Thành ủy.


Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy kết luận cuộc họp.

Theo Quyết định số 2776/QĐ-UBND, ngày 30/11/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014 - 2019, tầm nhìn đến năm 2024 (bổ sung, điều chỉnh nhóm khoáng sản làm vật liệu san lấp), hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 69 điểm mỏ, diện tích trên 1,3 nghìn ha; trữ lượng trên 460 triệu m3. Đây là nguồn vật liệu thông thường để thực hiện việc cấp phép khai thác phục vụ các công trình, dự án trong và ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh. Trong đó, số mỏ đã được bổ sung phù hợp với quy hoạch sử dụng đất là 38 khu vực mỏ, chiếm 55%; 31 khu vực mỏ chưa bổ sung quy hoạch sử dụng đất, chiếm 45%. Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, UBND tỉnh đã lập kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 20 khu vực mỏ để thực hiện cấp phép nguồn nguyên liệu cung cấp cho các dự án trong và ngoài ngân sách. Thực hiện quy trình khoanh định các khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 46 khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được quy hoạch khai thác để cung cấp nguyên vật liệu phục vụ xây dựng các công trình sử dụng ngân sách nhà nước (phát triển hạ tầng giao thông; công trình thủy lợi, thủy điện); công trình khắc phục thiên tai, địch họa; khu vực có khoáng sản dùng làm vật liệu san lấp phục vụ công trình hạ tầng giao thông, công trình phúc lợi thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới để thực hiện việc cấp phép thăm dò, khai thác theo quy định.

Tuy nhiên, hiện nay do giá bán đất tại các mỏ cao (trên 60.000 đồng/m3), khoảng cách đến công trình xa, cước vận chuyển cao, kinh phí của các dự án công trình trên địa bàn tỉnh khó đáp ứng được. Do vậy, các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án không lấy đất từ các dự án có đất dôi dư đã được UBND tỉnh cấp phép.

Trong khi đó nhu cầu đất đắp từ các dự án quan trọng, trọng điểm hiện nay là rất lớn, song đều gặp khó khăn trong việc bố trí nguồn đất đắp.

Theo đánh giá về khả năng đáp ứng nhu cầu đất san, lấp hiện tại tổng khối lượng trên 4,7 triệu m3 (đã được UBND tỉnh cấp phép và đang còn hiệu lực giấy phép). Bên cạnh đó, đánh giá về nguồn cung từ các mỏ đã được quy hoạch, thời gian tới các mỏ sẽ tổ chức kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản để phục vụ các dự án trong và ngoài ngân sách, gồm 20 khu vực mỏ (diện tích 504,42ha, trữ lượng 140,77 triệu m3). Đối với các mỏ không đấu giá quyền khai thác khoáng sản để cung cấp nguyên vật liệu phục vụ xây dựng các công trình sử dụng ngân sách nhà nước (46 khu vực mỏ, trữ lượng trên 158 triệu m3), UBND các huyện, thành phố, sở, ngành đang rà soát, tổng hợp để có cơ sở tiến hành đấu giá hoặc không đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Nguồn cung từ đất dôi dư khi thi công các dự án, công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt có tổng khối lượng trên 7,3 triệu m3, khối lượng này cơ bản đáp ứng các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh đang và đã triển khai.

Các sở, ngành chức năng, chủ đầu tư cho rằng, khó khăn nhất hiện nay là các thủ tục cấp phép mỏ khoáng sản cần thực hiện nhiều thủ tục, mất nhiều thời gian, đồng thời đề xuất các giải pháp giải quyết khó khăn, cung cấp nguồn nguyên liệu cho các công trình dự án trên địa bàn.

Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu: Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo các chủ đầu tư tăng cường phối hợp, chịu trách nhiệm chuẩn bị nguồn vật liệu đất đắp cho các dự án theo các quy định của pháp luật, rà soát đẩy nhanh tiến độ cấp các mỏ khai thác khoáng sản, các dự án đang triển khai, đảm bảo không thất thoát, sử dụng hiệu quả nguồn vật liệu đất đắp. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện các mỏ đất đắp phục vụ các dự án thương mại. Các mỏ đất vận chuyển ra ngoài địa bàn tỉnh phải được sự đồng ý của Chủ tịch UBND tỉnh. Ưu tiên tất cả các công trình đầu tư công, các dự án trọng điểm của tỉnh... Bên cạnh đó cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản; giao Sở TN&MT chuẩn bị tuyên truyền, quán triệt, tập huấn về Luật Đất đai (sửa đổi) để các chủ đầu tư, sở, ngành liên quan, chính quyền có nhận thức, cách làm đúng trong thực thi các quy định pháp luật. 

L.C


Các tin khác


Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long thăm và làm việc tại VNPT Hòa Bình

Ngày 16/1, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Viễn thông Hòa Bình (VNPT Hòa Bình). Cùng tham gia đoàn có các đồng chí: Võ Ngọc Kiên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành.

Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV: Nghiên cứu chính sách đặc thù để gỡ vướng cho các chương trình mục tiêu quốc gia

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, sáng 16/1, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” trong giai đoạn hiện nay

Nguyễn Phi Long 
Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

 Hòa Bình là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống, chiếm trên 74%, trong đó dân tộc Mường chiếm hơn 64% dân số toàn tỉnh. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong quá trình phát triển đã sáng tạo ra những giá trị văn hoá độc đáo, tạo ra bản sắc riêng, thể hiện trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng, kiến trúc nhà ở, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống, dân ca, dân vũ, truyện cổ tích, tục ngữ, lễ hội, tri thức dân gian. Hòa Bình cũng là cái nôi của nền "Văn hóa Hòa Bình” - một nền văn hóa cổ đại thời đại đồ đá thuộc giai đoạn tiền sơ sử trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người đã xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam, là tài sản vô cùng quý báu. Đây không chỉ là niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình mà còn là niềm tự hào của Việt Nam chúng ta.

Thông cáo báo chí số 1, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ hai, ngày 15/1/2024, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc và bước vào ngày làm việc đầu tiên tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Đề xuất 6 trường hợp ngân hàng bị đưa vào diện “kiểm soát đặc biệt”

Dự thảo Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng giao thẩm quyền cho Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt khi thuộc một trong 6 trường hợp, trong đó có trường hợp bị rút tiền hàng loạt và có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.

Triển khai quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Chiều 15/1, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành (BCH) T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dự và trao quyết định. Cùng dự có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục