Nhờ vậy, số lượng, chất lượng cán bộ nữ, cán bộ người DTTS không ngừng tăng. Theo thống kê đến hết tháng 3/2017, tổng số cán bộ nữ của tỉnh giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng, ban, tương đương (đối tượng 4) và cấp sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc tỉnh (đối tượng 3) là 601/2.904 cán bộ, chiếm 20,6%. Cán bộ người DTTS của tỉnh giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng, ban, tương đương (đối tượng 4) và cấp sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc tỉnh (đối tượng 3) diện BTV Tỉnh ủy quản lý có 1.695/2.904 cán bộ, chiếm 51,7%...
Theo đánh giá của Tỉnh ủy, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử cán bộ nữ, cán bộ người DTTS giữ các vị trí lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân các cấp được quan tâm. Cán bộ nữ trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, bổ nhiệm, giới thiệu, ứng cử… cơ bản đảm bảo tỷ lệ theo Trung ương; cán bộ người DTTS phù hợp với cơ cấu dân tộc của tỉnh. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ, người DTTS từng bước được chuẩn hóa, tăng cả về số lượng và chất lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, năng động, sáng tạo, gắn bó với nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cán bộ người DTTS xã Tòng Đậu (Mai Châu) trao đổi chuyên môn nghiệp vụ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác cán bộ nữ, cán bộ người DTTS của tỉnh còn một số hạn chế như: Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử là nữ, người DTTS ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, chưa ban hành được chương trình hành động, đề án, kế hoạch cụ thể trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, cán bộ người DTTS. Tỷ lệ cán bộ nữ quy hoạch ở các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tỉnh còn thấp. Cán bộ nữ tham gia cấp ủy, BTV cấp ủy, các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp ủy, chính quyền và các chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu còn thấp, chưa tương xứng với cơ cấu cán bộ nữ, một số đơn vị chưa đạt tỷ lệ theo quy định. Phần lớn cán bộ lãnh đạo, quản lý (đối tượng 4) cấp xã là người DTTS trưởng thành từ cơ sở nên năng lực công tác còn hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, khả năng bao quát tình hình, xác định nhiệm vụ, đề ra nghị quyết, chủ trương, điều hành công việc còn yếu.
Để công tác cán bộ nữ, cán bộ người DTTS đạt kết quả cao hơn, trong thời gian tới, tỉnh tập trung thực hiện các giải pháp như: Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, trước hết là cấp ủy Đảng các cấp cần tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ người DTTS. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, quy định trách nhiệm cụ thể đối với người đứng đầu các cơ quan, ban, ngành Trung ương, địa phương trong việc triển khai và thực hiện công tác cán bộ nữ, cán bộ DTTS. Đồng thời tỉnh cũng kiến nghị với Ban Tổ chức Trung ương tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ, bố trí, bổ nhiệm, sử dụng… đối với cán bộ nữ, cán bộ người DTTS. Sửa đổi, bổ sung chính sách ưu tiên trong tuyển dụng công chức, viên chức, trong đó nên quy định rõ chính sách ưu tiên, thu hút đối với HS-SV tốt nghiệp đại học loại giỏi, hệ chính quy, là người DTTS trở về địa phương công tác. Theo đó nên ưu tiên xét tuyển thẳng vào vị trí công chức, viên chức cấp xã theo quy định nhằm tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý là người DTTS từ cơ sở…
Bên cạnh đó, bản thân cán bộ nữ, cán bộ DTTS cần thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình, không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành tấm gương, những nhân tố điển hình, lan tỏa trong cộng đồng các DTTS. Bởi mỗi thành công, bước trưởng thành của cán bộ nữ, cán bộ DTTS đều có sự cổ vũ, lan tỏa lớn đối với mọi phong trào chung…
Hương Lan