Sáng 13.11, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ Tư, QH Khóa XIV, dưới sự điều khiển của Phó chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển, QH đã thảo luận ở hội trường về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Đa số các đại biểu đều cho rằng, dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành là dự án quan trọng quốc gia, có quy mô thu hồi đất lớn, được quy hoạch từ năm 2005 nên trong nhiều năm qua, người dân sống trong vùng Dự án bị hạn chế quyền sử dụng đất, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân có đất bị thu hồi, giúp ổn định cuộc sống của người dân, các đại biểu đều mong muốn dự án sớm được thực hiện.

Quy mô khu tái định cư đã phù hợp?

Theo quy hoạch tái định cư cho Dự án gồm 2 khu là Lộc An -  Bình Sơn ( 282,35 ha) và Bình Sơn ( 282,79 ha). Về vấn đề này, các đại biểu cho rằng, quy hoạch cần có tầm nhìn dài hạn, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, hạn chế việc điều chỉnh. Các khu tái định cư nói trên nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt, đã tính đến nhu cầu phát triển cho tương lai khi Cảng hàng không Quốc tế Long Thành đi vào khai thác, do đó, việc thực hiện đầu tư xây dựng hai khu tái định cư là cần thiết và phù hợp với nguyện vọng của người dân có đất bị thu hồi.

ĐBQH Nguyễn Công Hồng (Đồng Nai) khẳng định, đây là dự án quan trọng quốc gia, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cách đây 12 năm, trong 12 năm qua, UBND tỉnh Đồng Nai đã siết chặt quản lý về đất đai, xây dựng đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư sản xuất kinh doanh. Việc dự án được phê duyệt mà chưa được thực hiện đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống vật chất tinh thần người dân. Do đó, việc sớm triển khai dự án là cần thiết. Tuy nhiên, Chính phủ cần có sự luận giải thấu đáo việc Chính phủ lấy 1 suất tái định cư là 160 triệu đồng tương đương 80 mét vuông đất ở, trong khi dự kiến quy hoạch 1 suất tái định cư gồm 2 nhà liền kề là 125 -150 mét vuông thì liệu đa số các hộ được đền bù có nhu cầu có đủ tiền để mua suất tái định cư hay không? Nếu không đủ điều kiện thì phương án giải quyết như thế nào?

Ngoài ra, trong báo cáo giải trình tiếp thu của Chính phủ có khẳng định bảo đảm không vượt quá tổng mức đầu tư của dự án, ĐB Nguyễn Công Hồng cũng cho rằng, ĐBQH, cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt là người dân vùng bị ảnh hưởng của dự án sẽ không đơn giản chấp nhận một câu xin lỗi bình thường nếu như quá trình thực hiện dự án không thực hiện như những gì đã hứa.


ĐBQH Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc)

Ảnh: Quang Khánh

Bày tỏ băn khoăn về thiết kế tái định cư, ĐBQH Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho rằng, quy mô thiết kế tái định cư được quy hoạch quá lớn vượt quá yêu cầu. Bởi lô đất được bố trí tái định cư được thiết kế 6.363 lô, kể cả số hộ đã tách 5.196 lô, khu tái định cư Bình Sơn còn 185,8ha và đất dành cho 2 khu chung cư tái định cư là 17,6 hachưa sử dụng. Như vậy, quy hoạch vượt quá yêu cầu tái định cư khoảng 1.666 lô đất và 203,4 hađất. Về thiết kế khu đất tái định cư theo báo cáo có 2 loại diện tích từ 125- 150 m2, và loại có diện tích từ 250- 300 m2. Với thiết kế lô đất như vậy rất khó đáp ứng nhu cầu cho các hộ gia đình vì tùy từng hộ gia đình có điều kiện hay không. Mặt khác, trong thiết kế chưa có quy định về suất tái định cư tối thiểu.

Để thiết kế các lô đất tại các khu tái định cư có tính khả thi cao, ĐB Trần Văn Tiến đề nghị, UBND tỉnh Đồng Nai cần điều tra, khảo sát về nhu cầu diện tích đất ở đối với từng hộ gia đình; số hộ nhận suất tái định cư tối thiểu bằng đất; số hộ có nhu cầu tái định cư tập trung; số hộ có nhu cầu tách hộ. Trên cơ sở các số liệu điều tra sẽ dùng là cơ sở để thiết kế các lô đất trong các dự án tái định cư. Đồng thời, UBND Đồng Nai cần có quy định suất tái định cư tối thiểu cho phù hợp với khả năng nhu cầu và mức giá bồi thường cho phù hợp.

Mọi khoản chi phải có trong dự toán

Theo Báo cáo nghiên cứu khả thi, tổng mức đầu tư cho Dự án thành phần này khoảng 23.049 tỷ đồng nhưng hiện vốn ngân sách nhà nước mới bố trí được 5.000 tỷ đồng. Do đặc thù công tác giải phóng mặt bằng thường gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn ngoài ngân sách để thực hiện; mặt khác, đây là dự án có quy mô thu hồi đất rất lớn, ảnh hưởng đến nhiều hộ dân.

Về vấn đề này, ĐBQH Phùng Đức Tiến (Hà Nam) rất băn khoăn, bởi lúc đầu, tỉnh Đồng Nai báo cáo chỉ hơn 13 nghìn tỷ đồng, sau tăng lên hơn 18 nghìn tỷ đồng và đến giờ Chính phủ báo cáo hơn 23 nghìn tỷ đồng. Đây mới chỉ là Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư mà đã như vậy thì với cả một dự án lớn như Cảng hàng không quốc tế Long Thành, liệu khi triển khai có tiếp tục đội vốn không? ĐB Phùng Đức Tiến đặt câu hỏi. Cho rằng, Báo cáo nghiên cứu khả thi cũng chưa xử lý việc chi phíđền bù thay đổi theo thời gian từng năm; chưa làm rõ phương án xử lý những phát sinh về chênh lệch giá khi thu hồi đất ở những thời điểm khác nhau. Vậy, khi thực hiện dự án thì có phát sinh nữa không, ĐB Phùng Đức Tiến đặt câu hỏi.


ĐBQH Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu)

Ảnh: Quang Khánh

Liên quan đến nguồn vốn bổ sung, hiện Chính phủ trình 2 phương án, phương án 1 là bố trí bổ sung 15.000 tỷ đồng trong số 80.000 tỷ đồng cho các dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10.11.2016 của QH và 2.938 tỷ đồng từ nguồn thu tiền sử dụng đất, giao đất tái định cư giai đoạn đầu; trường hợp không đủ thì bố trí từ nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020. Cho ý kiến về phương án 1, ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh), ĐBQH Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) cho rằng, đây phương án khả thi nhất, thể hiện sự cấp bách và có thể giải ngân được ngay. Còn sử dụng khoản dự phòng là cần phải qua nhiều bước và có thể còn liên quan đến nhiều địa phương. Tuy nhiên, ĐB Tạ Văn Hạ cho rằng, cần giải thích rõ để đại biểu thể nắm rõ thông tin phương án 1 phải dùng 2.900 tỷ thu hồi từ tiền sử dụng đất và giao tái định cư nguồn để dự kiến nếu thu không được thì chúng ta có thể dùng nguồn dự phòng vốn trung hạn để đại biểu có cơ sở để bấm nút. Cùng với đó, Nghị quyết của QH cũng cần có điều khoản yêu cầu Chính phủ định kỳ báo cáo để QH nắm được tình hình triển khai và giám sát.


ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) 

Ảnh: Quang Khánh

Trong khi đó, theo ĐB ĐB Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội), cách đây 1 năm khi trình về dự án này, Chính phủ cũng trình 5.000 tỷ cho đền bù giải phóng mặt bằng. Tại thời điểm hiện nay, cũng trong tờ trình của Chính phủ thì còn thiếu hơn 23 nghìn tỷ đồng và Chính phủ cũng đề nghị QH có phương án xử lý. Kế hoạch đầu tư công trung hạn là trong 5 năm, khi trình thì Chính phủ đã cân nhắc và chúng ta buộc phải tuân thủ kế hoạch đầu tư công trung hạn đã đề ra. Mọi khoản chi phải có trong dự toán, ĐB Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh.

                          TheoDaibieunhandan

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục