(HBĐT) - Tiếp tục chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Bùi Thu Hằng, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Trồng trọt của Ban Thường vụ Quốc hội. Báo Hòa Bình điện tử đăng tải toàn văn bài phát biểu của đại biểu Bùi Thu Hằng.

Kính thưa Quốc hội,

Tôi nhất, trí sự cần thiết ban hành Luật Trồng trọt và nhất trí giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật của Thường vụ Quốc hội. Tôi xin có một số ý kiến đóng góp dự thảo luật như sau.


Đại biểu Bùi Thu Hằng phát biểu tại hội trường. Ảnh: Quốc Hội.vn

Thứ nhất dự thảo luật chưa đề cập đến các quy định mang tính định hướng cho phát triển trồng trọt như phát triển trồng trọt theo cơ cấu sản phẩm lượng tiêu thụ và giải quyết đầu ra của sản phẩm để khắc phục tình trạng được mùa rớt giá, được giá mất mùa tồn tại nhiều năm qua. Theo tôi, cần có quy định để đảm bảo định hướng trồng trọt theo thị trường cơ cấu sản xuất hợp lý, quy mô hiện đại và bền vững. Bên cạnh đó, các nội dung quy định trong dự thảo luật chưa thể hiện rõ quyền lợi chính đáng của người nông dân và trách nhiệm của tổ chức cá nhân có liên quan.

Thứ hai, tại Chương II giống cây trồng tại mục 2 về công nhận lưu hành và tự công bố lưu hành giống cây trồng gồm 5 điều từ Điều 13 đến Điều 17, 5 điều này chưa đề cập đến giống cây trồng biến đổi gen. Hiện nay cây trồng biến đổi gen ngày càng được mở rộng, tuy nhiên công tác đảm bảo an toàn sinh học đối với môi trường, sức khỏe của người và vật nuôi là mối quan tâm hàng đầu. Cây trồng biến đổi gen có thể ảnh hưởng bất lợi tới môi trường, sức khỏe của người và vật nuôi. Do vậy, chỉ khi có đánh giá rõ ràng về nguy cơ với môi trường, đặc biệt với sức khỏe mới được áp dụng giống cây trồng này và chỉ phát triển ở những vùng có khả năng kiểm soát quản lý an toàn sinh học. Tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung nội dung quản lý an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen vào Chương II dự thảo luật.

Thứ ba, một số góp ý cụ thể. Điều 41 điều kiện sản xuất phân bón, tại điểm d khoản 2 viết: "Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng ISO:9001". Theo tôi, nên viết lại là: "Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp, cập nhật tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng". Bổ sung cụm từ "cập nhật", bỏ từ "ISO:9001" vì các tiêu chuẩn này có thể thay đổi theo thời gian. Thêm nữa, để phát triển ngành nông nghiệp hữu cơ, theo tôi nên bổ sung vào Điều 41 quy định điều kiện khuyến khích sản xuất phân hữu cơ thay dần phân vô cơ và bổ sung thêm quy định cụ thể về bảo vệ môi trường vào điều kiện sản xuất phân bón để kiểm soát tác động tiêu cực đối với môi trường trong quá trình sản xuất phân bón.

Một điều nữa, tôi xin góp ý là khoản 1 Điều 9 về quy định cấm sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành và tự công bố lưu hành tại Việt Nam trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Theo tôi, quy định như vậy chưa phù hợp với thực tế, tính khả thi chưa cao vì có nhiều giống cây trông không xác định được chủ sở hữu mà người nông dân đã trồng từ bao đời nay và vẫn thực hiện việc trao đổi, mua bán nhưng vì quy định của luật sẽ không được sản xuất, buôn bán vì không có người đứng ra công bố lưu hành. Trên đây là một số góp ý của tôi. Xin trân trọng cảm ơn Quốc hội


                                                  Bùi Hoài Thu - Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh (ghi)


=>> Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình tham gia đóng góp nhiều ý kiến thảo luận tại tổ 


Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục