(HBĐT) - Những năm qua, BTV Huyện ủy Tân Lạc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục lý luận chính trị (LLCT) cho cán bộ, đảng viên (CB, ĐV). Phối hợp chặt chẽ với cơ quan cấp trên lựa chọn, cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo LLCT tại Trường Chính trị tỉnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nhằm tạo thuận lợi cho CB, ĐV, huyện phối hợp mở các lớp trung cấp LLCT ngay tại huyện. Xây dựng kế hoạch mở các lớp đào tạo sơ cấp và bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện.



Cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tân Lạc rà soát nhu cầu đăng ký học lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên trong huyện.

Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Bùi Thị Thương cho biết: Năm 2019, Trung tâm tham mưu BTV Huyện ủy đổi mới hình thức đào tạo, bồi dưỡng với việc mở lớp sơ cấp LLCT hệ vừa học vừa làm cho CB, ĐV có nhu cầu nhưng không bố trí được thời gian học vào giờ hành chính. Từ đó, mở ra hướng đi mới để chuẩn hóa trình độ LLCT sơ cấp cho CB, ĐV theo quy định của Đảng. Đưa phương pháp giảng dạy bằng giáo án điện tử vào các loại hình lớp, kể cả lớp mở tại cơ sở. Trang bị 3 bộ máy chiếu, hệ thống tăng âm, loa đài, điều hòa nhiệt độ, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất.

Giai đoạn 2015 - 2018, huyện mở 116 lớp bồi dưỡng LLCT cho 9.575 CB, ĐV; 5 lớp đào tạo sơ cấp LLCT cho 250 học viên; xét, công nhận tương đương trình độ LLCT cho 616 CB, ĐV. Năm 2019, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện mở 8 lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận cơ bản cho 437 học viên, trong đó, 1 lớp đào tạo sơ cấp LLCT cho 45 CB, ĐV; tham mưu thực hiện thủ tục công nhận trình độ sơ cấp LLCT cho 154 CB, ĐV.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Chí Huyên cho biết: Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, huyện phối hợp với Trường Chính trị tỉnh đã mở 2 lớp đào tạo trung cấp LLCT tại huyện, 80 học viên/lớp. Thêm vào đó, khoảng 20 CB, ĐV/năm được đào tạo trung cấp LLCT tại Trường Chính trị tỉnh.

Tuy nhiên, công tác giáo dục LLCT còn những khó khăn, hạn chế. Một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đến công tác giáo dục LLCT cho CB, ĐV. Hàng năm chưa xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng LLCT nên thiếu sự chủ động trong việc phối hợp đăng ký học viên và theo dõi, quản lý trong thời gian học tập. Việc nghiên cứu, vận dụng các văn bản của T.Ư, của tỉnh trong thực hiện các chế độ, chính sách cho người học còn nhiều bất cập, có nơi chưa đảm bảo theo quy định. Có đơn vị còn phân công nhiệm vụ cho cán bộ trong thời gian học, ảnh hưởng đến sự tập trung học tập. Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho đơn vị giảng dạy hạn chế. Còn tình trạng CB, ĐV bỏ học, nghỉ tiết, nhất là các lớp bồi dưỡng CB, ĐV cơ sở mở tại huyện.

Đặc biệt, từ khi UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1395, ngày 13/6/2018, trong đó theo vị trí việc làm, chuẩn trình độ LLCT của hiệu trưởng là trung cấp, hiệu phó là sơ cấp, huyện "nóng” lên vấn đề học LLCT của ngành GD&ĐT. Trong 62 hiệu trưởng có 38 đồng chí, trong 97 hiệu phó có 28 đồng chí chưa đạt chuẩn trình độ LLCT. Do đó, khi nhập trường TH&THCS, một số hiệu trưởng đã phải xuống làm hiệu phó phụ trách do chưa có bằng trung cấp LLCT. Cũng chính vì vậy, một số cán bộ quản lý giáo dục đã tự đi học trung cấp LLCT do Trường Chính trị tỉnh Hà Nam mở mà không có quyết định cử đi học. Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bùi Văn Hải cho biết: Để ổn định bộ máy tổ chức của ngành và chuẩn hóa cán bộ theo vị trí việc làm, tháng 7/2019, Phòng GD&ĐT huyện đã tham mưu mở được 1 lớp trung cấp LLCT tại huyện, phần lớn là cán bộ quản lý giáo dục.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Chí Huyên, số cán bộ chưa đạt chuẩn trình độ LLCT của huyện tập trung ở ngành GD&ĐT. Khi khóa học trung cấp LLCT 2019 - 2020 kết thúc, cùng với ưu tiên cử những đồng chí còn "nợ” bằng hoặc sắp đến thời gian bổ nhiệm lại, bổ nhiệm đi học ở Trường Chính trị tỉnh, tình hình sẽ được khắc phục. Huyện cũng đang tiếp tục rà soát nhu cầu học LLCT.

Để CB, ĐV vừa đạt chuẩn trình độ LLCT, vừa đảm bảo chất lượng, khắc phục tình trạng lười học, ngại học, học qua loa chiếu lệ, chỉ để lấy bằng, trong giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, huyện xác định tập trung thực hiện 4 nhóm giải pháp là: Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp uỷ, sự quản lý của cơ quan, đơn vị đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT. Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng loại hình và đối tượng học; đánh giá thực chất kết quả. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Huyện đề nghị T.Ư điều chỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị theo hướng chỉ có 1 đơn vị chủ quản để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất. Chuyển nguồn chi hỗ trợ một phần tiền ăn và các khoản hỗ trợ khác cho học viên về Trung tâm để trả trực tiếp nhằm thống nhất thực hiện và đảm bảo mức chi hỗ trợ theo quy định. Giáo trình học cần kịp thời cập nhật kiến thức mới và thống nhất liên thông giữa Trường Chính trị tỉnh với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.


Cẩm Lệ

Các tin khác


Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát của Đảng ở Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh  

(HBĐT) - Đảng bộ Khối Các cơ quan (CCQ) tỉnh đã nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, Đề án số 387-QĐ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) của Đảng. Công tác KTGS được thực hiện toàn diện, đồng bộ; kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, giám sát được mở rộng; chất lượng, hiệu quả được nâng lên rõ rệt, góp phần giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng, xây dựng tổ chức Đảng thực sự TS-VM.

Nguồn lực cho chính sách xã hội cần chặt chẽ, sát sao hơn

Sáng nay, 24/3, chủ trì cuộc họp sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, Thủ tướng cho rằng, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 lây lan hiện nay thì càng thấy thách thức lớn đối với lĩnh vực xã hội, khi mà phải phát triển song hành, hài hòa giữa kinh tế và xã hội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng phát triển KT-XH

(HBĐT) - Sáng 24/3, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy nghe và cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh. Tham dự có các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện các Ban Xây dựng Đảng T.Ư; lãnh đạo một số sở, ban, ngành. 

Cải cách hành chính góp phần phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ, Đề án đẩy mạnh CCHC tỉnh giai đoạn 2016-2020, năm 2020, các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở xác định CCHC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành. Nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu CCHC đề ra, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh.

Chủ tịch Quốc hội kêu gọi toàn dân tương thân tương ái, chung tay phòng chống dịch

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ trong công tác phòng chống dịch; khẳng định UBTVQH luôn đồng hành, sát cánh, tạo điều kiện cho Chính phủ triển khai các biện pháp tốt nhất để chống dịch.

Xây dựng, nhân rộng các điển hình “Dân vận khéo” tạo sự đồng thuận và tham gia của người dân

(HBĐT) - Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy vừa ban hành Kế hoạch số 271/KH/TU ngày 18/3/2020 thực hiện chủ đề "Năm dân vận khéo” 2020. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục