Chiều 18/4, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” chủ trì phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo.


Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên họp. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Tham dự Phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo: Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo.

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Chỉ đạo: Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an; Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Dự họp còn có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, thành viên Ban Chỉ đạo.

Tại Phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo và lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học, thành viên Tổ Biên tập đã cho ý kiến lần đầu tiên về dự thảo Đề án quan trọng này.

Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Phiên họp, thay mặt Ban Chỉ đạo, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo trong thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Theo đó đã chỉ đạo triển khai nghiên cứu 27 chuyên đề để làm cơ sở xây dựng dự thảo Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”; tổ chức thành công 3 hội thảo cấp quốc gia tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của hàng trăm lượt các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ làm công tác quản lý, cán bộ làm công tác thực tiễn; đã nêu ra rất nhiều ý kiến trách nhiệm, tâm huyết, có cơ sở lý luận, căn cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.  

Chủ tịch nước cho biết, nhiều cơ quan như: Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Tư pháp, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam… đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm để tập hợp các ý kiến xây dựng các chuyên đề. Đặc biệt, các thành viên Tổ Biên tập, các chuyên gia, nhà khoa học đã làm việc tích cực, trách nhiệm, trao đổi, thảo luận dân chủ; tổng hợp một khối lượng tài liệu rất lớn từ 27 chuyên đề, 3 tập kỷ yếu hội thảo quốc gia; huy động tối đa kiến thức, kinh nghiệm và dành hết tâm trí, sức lực vào việc soạn thảo, biên tập để có được dự thảo Đề án lần thứ nhất, trình Phiên họp của Ban Chỉ đạo lần này.

Sau khi lắng nghe ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo, các chuyên gia, nhà khoa học, Trưởng Ban Chỉ đạo đánh giá, đã có sự thống nhất cao về nhận thức, sự cần thiết, tầm quan trọng và tính chiến lược của Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045ˮ cả về lý luận, thực tiễn và những quan điểm đổi mới, phát triển bền vững đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; có cơ sở pháp lý và cơ sở chính trị để khẳng định những vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng Đề án.  

Chủ tịch nước nêu rõ, Ban Chỉ đạo thống nhất đánh giá, dự thảo lần thứ nhất của Đề án được xây dựng cơ bản dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; bám sát các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước; các nguyên tắc, đặc trưng, mục tiêu, quan điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011), Hiến pháp 2013, các Nghị quyết của Trung ương, nhất là các Nghị quyết số 48, số 49 của Bộ Chính trị và Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Qua đó, thể hiện được tầm nhìn chiến lược trong phát triển đất nước theo định hướng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; tiếp tục khẳng định bảo vệ quyền con người, quyền công dân và phát huy dân chủ. 

Theo đó, bố cục chính của Đề án cơ bản phù hợp Đề cương sơ bộ do Ban Chỉ đạo đã thông qua tại Phiên họp thứ nhất, trong đó có sự cần thiết, mục đích, nhiệm vụ của Đề án và quá trình xây dựng Đề án; những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đánh giá tổng quát thực trạng, quan điểm, mục tiêu, đột phá, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045; tổ chức thực hiện và kiến nghị giải pháp. 

Nêu một số vấn đề cần tiếp tục chỉnh sửa trong dự thảo Đề án, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu dành dung lượng thỏa đáng cho những vấn đề được xác định là trụ cột của chiến lược như đổi mới lập pháp, cải cách tư pháp, cải cách hành chính; tổ chức, thực thi và kiểm soát quyền lực nhà nước... Đối với các vấn đề chưa rõ hoặc cần nghiên cứu thảo luận thêm thì tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi để tạo sự thống nhất cao. 

Do thời gian hoàn thiện dự thảo Đề án không còn nhiều, Chủ tịch nước đề nghị, Ban Chỉ đạo cần thể hiện tinh thần trách nhiệm cao nhất trước Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị; đặt quyết tâm cao để hoàn thành dự thảo bảo đảm tiến độ và chất lượng cao. Cùng với đó là quan tâm chỉ đạo các cơ quan liên quan, tập trung lực lượng tham gia hoàn thiện dự thảo Đề án; tạo điều kiện tối đa cho các chuyên gia, Tổ Biên tập thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.

Cùng với việc rà soát các nội dung, nhiệm vụ, Chủ tịch nước đề nghị Ban Nội chính Trung ương-Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo phối hợp Văn phòng Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức 3 Hội nghị vùng để lắng nghe ý kiến của các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương. Các ý kiến này cùng các ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia pháp lý là cơ sở quan trọng để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Đề án. Ngoài ra, cần tổ chức thêm các cuộc tọa đàm chuyên sâu.

Nhấn mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền có ý nghĩa rất quan trọng, giúp đảng viên và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ và đóng góp xây dựng Đề án, Chủ tịch nước đề nghị Ban Nội chính Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương đẩy mạnh công tác này trong thời gian tới.

Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Trường cán bộ Dân tộc miền Nam: Địa chỉ giáo dục truyền thống cách mạng

(HBĐT) - Khác với nhiều gia đình trong dịp nghỉ lễ vừa qua là đến những khu du lịch sôi động ở các tỉnh, thành phố sau thời gian dài "ngủ yên" vì dịch bệnh. Ngọc Lam - học sinh chuyên Sử trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ cùng mấy chị em lựa chọn điểm đến là huyện Lạc Thủy, bởi với em, không có gì ý nghĩa hơn là tìm về những "địa chỉ đỏ” trên chính quê hương mình trong những ngày tháng Tư lịch sử.

Hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045

(HBĐT) - Ngày 15/4, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương về hoàn thiện Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn 2045. Tham dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các sở, ngành liên quan.

Lãnh đạo tỉnh tiếp công dân định kỳ tháng 4

(HBĐT) - Sáng 15/4, tại trụ sở Ban Tiếp công dân tỉnh, thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên tiếp công dân định kỳ tháng 4/2022. Tham gia phiên tiếp công dân có các đồng chí thành viên Hội đồng tư vấn tiếp dân của tỉnh; đại diện lãnh đạo UB MTTQ tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh và các sở, ngành.

Đổi mới công tác dân vận chính quyền ở huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Được đánh giá là địa phương thực hiện hiệu quả công tác dân vận chính quyền, huyện Lạc Thủy đã cho thấy nhiều đổi mới với những hoạt động cụ thể. Đặc biệt, nâng cao nhận thức về vai trò công tác dân vận và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cán bộ tiếp dân trong phục vụ Nhân dân.

Xã Gia Mô: Kiểm soát hành chính để nâng cao chất lượng phục vụ người dân

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Vượng, Chủ tịch UBND xã Gia Mô (Tân Lạc) cho rằng: Kiểm soát hành chính đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC). Chính quyền địa phương đã và đang đẩy mạnh hoạt động này nhằm góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân.

Chuyển đổi số trước hết phải tập trung vào yếu tố con người

Nhà báo Lê Quốc Minh cho rằng, để thực hiện chuyển đổi số, trước hết phải nghĩ đến yếu tố con người. Sự đổi mới sẽ không có ý nghĩa gì nếu chúng ta không có kỹ năng để sử dụng nó, do vậy cần đầu tư một cách có chọn lọc những người có khả năng thích nghi với những kỹ năng, ham học hỏi và linh hoạt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục